Theo em, ở thông tin trên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như thế nào

79

Với giải Câu hỏi trang 117 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Câu hỏi trang 117 KTPL 12: Theo em, ở thông tin trên, chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của Việt Nam được thể hiện như thế nào? Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây có phải là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?

Thông tin.  Lịch sử Việt Nam là lịch sử của những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lãnh thổ của nước ta đã từng bị các tập đoàn phong kiến phương Bắc và các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ trong một thời gian dài. Vì thế, nhân dân ta đã phải trải qua nhiều năm chiến đấu vô cùng gian khổ, anh dũng và chiến thắng vẻ vang để giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.

Lời giải:

- Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền quốc gia của Việt Nam bao gồm nhiều nội dung, trong đó có các quyền cơ bản là: quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ, quyền tự quyết định những công việc của quốc gia, quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại. Quyền tối cao của Việt Nam đối với lãnh thổ, được thể hiện ở hai phương diện cơ bản là phương diện quyền lực và phương diện vật chất.

- Về phương diện quyền lực:

+ Quyền lực của Việt Nam được thực hiện bởi bộ máy nhà nước, là tối cao đối với mọi tổ chức, cá nhân sống trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và có tác động bao trùm tới tất cả các vùng lãnh thổ của Việt Nam, các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Quyền lực này mang tính hoàn toàn, riêng biệt, không chia sẻ với bất kì quốc gia nào khác và là chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.

+ Với quyền lực này, Việt Nam có thể tiến hành mọi hoạt động trong phạm vi lãnh thổ của mình với điều kiện các hành vi đó không vi phạm các quy định pháp luật quốc tế mà nước ta đã kí kết hoặc công nhận. Cùng với việc thực hiện chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của quốc gia khác.

- Về phương diện vật chất: Chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh thổ thể hiện qua việc Việt Nam có toàn quyền sở hữu đối với các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên của quốc gia mình như: đất đai, nước, không gian, rừng, khoáng sản, tài nguyên vùng lòng đất ;...

- Việc các nước đế quốc, thực dân xâm chiếm và đô hộ nước ta trước đây là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, đó là hành vi vi phạm quyền độc lập tự quyết và quyền bất khả xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá