Theo em, trong các trường hợp dưới đây, hành vi của chủ thể nào là phù hợp và hành vi của chủ thể nào là vi phạm pháp luật quốc tế

70

Với giải Luyện tập 2 trang 123 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia

Luyện tập 2 trang 123 KTPL 12: Theo em, trong các trường hợp dưới đây, hành vi của chủ thể nào là phù hợp và hành vi của chủ thể nào là vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?

a. Ông M là công dân của nước N, do tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nước N nên ông đã xin tị nạn ở Đức và được nước này chấp nhận.

b. Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy định: “Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới: Kích động hoặc phá hoại an ninh, an toàn xã hội và trật tự công cộng; bắn súng qua biên giới; gây nổ, chặt phá và đốt cây trong vành đai biên giới; xâm canh, xâm cư, khai thác tài nguyên thiên nhiên, lâm thổ sản, thuỷ sản trái phép và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh và sức khoẻ con người”. Ngày 30 - 11 - 2023, ông A (30 tuổi) là công dân Lào sống ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào đã lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của nước Đức chấp nhận cho ông M cư trú chính trị ở nước mình là phù hợp với pháp luật quốc tế, vì theo quy định của Công ước về vị thế của người tị nạn năm 1951 thì:

+ Quyền cư trú chính trị cần được trao cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Các nước cần phải giúp đỡ những người này để họ có thể nhập cảnh, không trục xuất họ hoặc cưỡng bức họ trở về nước mà họ đang bị truy nã.

+ Ông M tích cực đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc do chế độ thực dân để lại ở nước N nên ông thuộc trường hợp được phép cư trú chính trị theo quy định của Công ước trên.

- Trường hợp b. Hành vi lén lút khai thác lâm thổ sản trong một khu rừng ven biên giới ở phía lãnh thổ của Việt Nam của ông A là vi phạm pháp luật quốc tế, vì trái với Điều 5 Hiệp định về quy chế quản lí biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Đánh giá

0

0 đánh giá