Hãy xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em

312

Với giải Câu hỏi 2 trang 56 KTPL 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Câu hỏi 2 trang 56 KTPL 12: Hãy xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình và thuyết trình về việc thực hiện kế hoạch đó trong gia đình em.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện: Gia đình em (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu:

+ Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông;

+ Sau 1 năm tích luỹ được một khoản tiền cho em vào học đại học;

+ Sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư,...

- Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. Để thực hiện được các mục tiêu tài chính đã đặt ra, gia đình em đã liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình bao gồm:

- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em.

- Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó.

- Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ.

- Thu nhập từ tiền cho thuê cửa hàng của gia đình.

- Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.

+ Các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con, ... là các khoản chi bắt buộc, thiết yếu.

+ Còn các khoản chi cho giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác được xác định là khoản chi không thiết yếu.

- Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình. Trong cuộc sống, gia đình em thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó:

+ 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiển học cho con, ...

+ 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,...

+ 20% dành cho các chi tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,...

=> Cuối mỗi tháng, mẹ em sẽ tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp. Trước khi điều chỉnh, mẹ luôn thảo luận tạo sự đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lí và đảm bảo hoà khí trong gia đình.

- Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch

Đánh giá

0

0 đánh giá