Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình
Lời giải:
- Những thói quen chi tiêu của em:
+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
+ Chỉ mua những thứ trong khả năng chi trả của bản thân.
+ Khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn thì mua.
- Nhận xét: đây đều là những thói quen chi tiêu hợp lí. Vì: những thói quen này giúp em: cân đối tài chính; tránh mua những thứ không cần thiết, vượt quá khả năng chi trả.
1. Quản lí thu, chi và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình
Thông tin 1. Muốn duy trì cuộc sống, cần đảm bảo một khoản thu nhập nhất định để trang trải cho việc chi tiêu trong gia đình.
Thu nhập gia đình là các khoản có thể đến từ sự đóng góp của các thành viên trong gia đình như: tiền lương, tiền công, các khoản thu nhập khác từ hoạt động có thu của gia đình như lợi tức từ tiền gửi ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh,...
Thu nhập của gia đình dùng để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của tất cả các thành viên trong gia đình và tiết kiệm để bảo đảm các mục tiêu tài chính trong tương lai. Quản lí thu nhập trong gia đình là quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hoá các nguồn thu nhập nhằm đảm bảo được các mục tiêu tài chính.
Lời giải:
- Quản lí thu, chi trong gia đình là việc quản lí các khoản thu nhập và chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình.
Thông tin 2. Chi tiêu trong gia đình là các khoản chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình từ các nguồn thu nhập của gia đình. Các khoản chi tiêu này bao gồm: chi phí ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, học tập, giải trí,... của các thành viên trong gia đình. Quản lí chi tiêu trong gia đình là quá trình quản lí các khoản chi tiêu của mọi thành viên trong gia đình dựa vào thu nhập một cách hợp lí, hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra. Trong thực tế, có nhiều thói quen chi tiêu khác nhau trong các gia đình như: Chỉ mua khi thực sự cần thiết; Tiết kiệm điện, nước; Bàn bạc, thống nhất trước khi chi tiêu giữa các thành viên trong gia đình; Chi tiêu tuỳ hứng theo cảm xúc Chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng;...
Lời giải:
- Trong các thói quen chi tiêu trên, có một số thói quen chi tiêu tích cực, một số thói quen chi tiêu không tích cực:
+ Thói quen chi tiêu tích cực: chỉ mua khi thực sự cần thiết; tiết kiệm điện, nước; bàn bạc, thống nhất giữa các thành viên trong gia đình trước khi chi tiêu…
+ Thói quen chi tiêu không tích cực: chi tiêu tuỳ hứng theo cảm xúc; chi tiêu hết thu nhập không có quỹ dự phòng;....
Lời giải:
- Thói quen chi tiêu tích cực giúp cho mỗi gia đình luôn chủ động trong cuộc sống và thực hiện được các mục tiêu tài chính.
- Những thói quen chi tiêu không tích cực sẽ phá vỡ những mục tiêu tài chính của gia đình, không chủ động được trong những tình huống xấu như ốm đau, thất nghiệp,... làm cho cuộc sống rơi vào tình thế khó khăn.
2. Xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình
Lời giải:
- Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình cần thực hiện những nội dung sau:
+ Bước 1: Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện.
+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.
+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.
+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình.
+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch thông qua việc ghi chép và điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp.
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện: Gia đình em (có 4 thành viên) đặt ra mục tiêu:
+ Sau 3 tháng mua một chiếc xe đạp điện chuẩn bị cho em gái vào học trung học phổ thông;
+ Sau 1 năm tích luỹ được một khoản tiền cho em vào học đại học;
+ Sau 10 năm sẽ mua được một căn chung cư,...
- Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình. Để thực hiện được các mục tiêu tài chính đã đặt ra, gia đình em đã liệt kê tất cả các nguồn thu nhập trong gia đình bao gồm:
- Thu nhập từ tiền lương của bố mẹ em.
- Lãi suất từ hai quyển sổ tiết kiệm của gia đình đã tích luỹ được trước đó.
- Thu nhập từ tiền làm thêm của bố, mẹ.
- Thu nhập từ tiền cho thuê cửa hàng của gia đình.
- Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.
+ Các khoản chi phí cần trả như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền ăn uống, tiền học của con, ... là các khoản chi bắt buộc, thiết yếu.
+ Còn các khoản chi cho giải trí, mua sắm, ăn uống bên ngoài và các chi tiêu cá nhân khác được xác định là khoản chi không thiết yếu.
- Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình. Trong cuộc sống, gia đình em thực hiện triệt để quy tắc 50/30/20, các chi tiêu trong gia đình sẽ được chia thành tỉ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó:
+ 50% dành cho các chi tiêu thiết yếu cho gia đình như: chi phí đi lại, ăn uống, điện nước, tiển học cho con, ...
+ 30% thu nhập được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, quỹ dự phòng,...
+ 20% dành cho các chi tiêu cá nhân của các thành viên trong gia đình bao gồm các khoản chi phí mua sắm, du lịch, giải trí,...
=> Cuối mỗi tháng, mẹ em sẽ tổng hợp chi tiêu trong tháng, so sánh chi tiêu thực tế với kế hoạch đề ra. Từ đó, đưa ra những nhận định khách quan và điều chỉnh chi tiêu những tháng sau cho phù hợp. Trước khi điều chỉnh, mẹ luôn thảo luận tạo sự đồng tình của các thành viên để chi tiêu hợp lí và đảm bảo hoà khí trong gia đình.
- Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 56 KTPL 12: Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm dưới đây? Vì sao?
a. Quản lí thu, chi là việc quản lí các nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu của tất cả các thành viên trong gia đình.
b. Mục đích của quản lí thu, chi trong gia đình là duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
c. Chỉ khi nào được chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình thì mới đạt được mục tiêu tự do tài chính.
d. Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống thì mỗi gia đình đều phải có kĩ năng quản lí thu, chi.
Lời giải:
- Quan điểm a không đúng, vì không phải thành viên nào trong gia đình cũng đi làm, có thu nhập và tham gia vào các hoạt động tạo nên các nguồn thu nhập và chi tiêu trong gia đình được. Ví dụ: trẻ em, người cao tuổi, ...
- Quan điểm b đúng, vì nếu không quản lí thu, chi trong gia đình thì khó có thể duy trì những thói quen chi tiêu tích cực và hạn chế những thói quen chi tiêu không tích cực.
- Quan điểm c không đúng, vì nếu chi tiêu theo sở thích, thoả mãn mọi nhu cầu của các thành viên trong gia đình sẽ dẫn đến hậu quả các khoản thu nhập không thể đủ để bù đắp cho chi tiêu dẫn đến thâm hụt ngân sách gia đình, nợ nần, ...
- Quan điểm d đúng, vì quản lí thu, chi trong gia đình hợp lí sẽ kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình; Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình; Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình; Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
a. Chị D luôn ghi chép tất cả các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
b. Mặc dù thu nhập gia đình còn thấp nhưng vợ chồng chị B thống nhất duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
c. Hằng tháng, vợ chồng chị Q thường xác định hạn mức mua sắm của hai vợ chồng để không ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm chung của gia đình.
Lời giải:
- Trường hợp a. Đây là một thói quen tốt để thực hiện kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình.
- Trường hợp b. Đây là một việc làm đúng, vì ngay cả khi thu nhập còn thấp gia đình vẫn có ý thức tiết kiệm một khoản nhỏ để dự phòng thông qua việc kiên trì bảo đảm nguyên tắc 50/30/20.
- Trường hợp c. Đây là một việc làm tốt, một thói quen tốt để chi tiêu hiệu quả, thực hành tiết kiệm để thực hiện được các mục tiêu tài chính của gia đình.
Lời giải:
- Những thói quen chi tiêu tích cực của gia đình em:
+ Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.
+ Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.
+ Chỉ mua những thứ trong khả năng chi trả của bản thân.
+ Tham khảo giá những loại đồ muốn mua ở vài nơi để lựa chọn nơi nào có đồ cùng chất lượng nhưng giá rẻ hơn.
+ Ghi chép các khoản chi và lập bảng theo dõi chi tiêu hằng tháng của gia đình để có sự điều chỉnh vào tháng sau nếu cần thiết.
+ Duy trì tiết kiệm 20% thu nhập mỗi tháng để bảo đảm quy tắc thu, chi 50/30/20.
- Kết quả: Việc thực hiện các thói quen chi tiêu tốt đã góp phần giúp gia đình em:
+ Kiểm soát được các nguồn thu.
+ Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính.
+ Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính.
+ Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Luyện tập 4 trang 57 KTPL 12: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi
Trường hợp. Đầu năm, vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy nhưng hai tháng nay, anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp mà vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình.
Em hãy chỉ ra những biểu hiện quản lí thu, chi gia đình hợp lí, không hợp lí trong trường hợp trên. Em hãy đưa ra lời khuyên cho gia đình để quản lí thu, chi gia đình hiệu quả hơn.
Lời giải:
- Việc đầu năm vợ chồng anh A thống nhất đặt mục tiêu mỗi tháng sẽ dành 60% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu, tiết kiệm 20% thu nhập gia đình để có đủ tiền mua xe máy là hợp lí. Vì trong quản lí thu, chi trong gia đình chỉ khi nào có sự bàn bạc, thống nhất và kiên trì thực hiện mới có thể đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình.
- Khi anh A bị mất việc, thu nhập gia đình bị giảm sút, kinh tế gia đình eo hẹp nhưng vợ anh vẫn quyết tâm thực hiện mục tiêu tiết kiệm đã đặt ra bằng cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình là không hợp lí. Vì, cách cắt giảm một số chi tiêu thiết yếu trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
- Lời khuyên: Vợ chồng anh A nên thống nhất với nhau điều chỉnh quy tắc thu, chi bảo đảm các khoản chi thiết yếu và cắt giảm các khoản chi không thiết yếu để thực hiện các mục tiêu tài chính trong gia đình.
Vận dụng
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Mục tiêu: Tiết kiệm cho giáo dục
- Kế hoạch:
+ Gia đình em dành 15% thu nhập hàng tháng để tiết kiệm cho việc học của em và em gái.
+ Em và em gái cũng tìm kiếm các học bổng và chương trình hỗ trợ tài chính để giảm bớt chi phí học phí.
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo:
Nhận định rằng "Quản lí trở thành cầu nối giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau và sống hạnh phúc hơn" là một quan điểm đáng suy ngẫm và đúng với thực tế cuộc sống. Trong mỗi gia đình, vai trò của quản lí không chỉ đơn thuần là tổ chức công việc hay quyết định những vấn đề nhỏ nhoi, mà còn mang tính chất tâm linh và lý thúc đẩy sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau.
Thứ nhất, vai trò quản lí trong gia đình giúp tạo ra sự cân bằng và ổn định. Quản lí giúp phân chia công việc một cách hợp lý, từ đó giảm bớt căng thẳng và tranh cãi không cần thiết giữa các thành viên gia đình. Mỗi người trong gia đình có thể dễ dàng biết rõ trách nhiệm của mình và đóng góp vào công cuộc chung một cách có tổ chức, từ đó tạo ra môi trường sống thuận lợi và hài hòa.
Thứ hai, quản lí giúp các thành viên gia đình hiểu và tôn trọng lẫn nhau hơn. Bằng cách thúc đẩy các buổi họp gia đình hay các hoạt động gắn kết, người quản lí có thể khuyến khích sự giao tiếp chân thành và sâu sắc giữa các thành viên. Điều này không chỉ giúp mỗi người hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của nhau mà còn xây dựng lòng tin và sự đồng cảm lẫn nhau.
Cuối cùng, vai trò quản lí trong gia đình cũng là một cơ hội để hướng tới mục tiêu sống hạnh phúc. Bằng cách xây dựng và duy trì các giá trị gia đình như sự chia sẻ, lòng clời, và sự kiên nhẫn, người quản lí có thể giúp gia đình vượt qua khó khăn và thăng tiến lên một cách bền vững.
Tóm lại, vai trò quản lí trong gia đình không chỉ là việc tổ chức, điều hành mà còn là một nền tảng để xây dựng mối quan hệ và giá trị lâu dài. Bằng cách nhấn mạnh vai trò này, chúng ta có thể giúp gia đình hiểu nhau sâu hơn, sống hạnh phúc hơn và đạt được sự thịnh vượng trong cuộc sống.
Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh
Bài 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình
Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình
1. Quản lí thu, chi và sự cần thiết phải quản lí thu, chi trong gia đình
- Khái niệm: Quản lí thu, chi là việc quản lí các khoản thu nhập, chi tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần cho các thành viên trong gia đình và phù hợp với thu nhập của gia đình.
- Mục đích: Việc quản lí thu, chi trong gia đình nhằm:
+ Kiểm soát được các nguồn thu trong gia đình.
+ Theo dõi và điều chỉnh những thói quen chi tiêu không tích cực để đạt được các mục tiêu tài chính trong gia đình.
+ Chủ động thực hiện kế hoạch tài chính của gia đình.
+ Giúp cân bằng tài chính, chủ động ứng phó với các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong gia đình.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
2. Xây dựng kế hoạch quản lí thu, chi trong gia đình
- Để xây dựng kế hoạch thu, chi hợp lí, mỗi gia đình cần:
+ Bước 1: Thảo luận để xác định mục tiêu tài chính trong gia đình và thời gian thực hiện.
+ Bước 2: Xác định các nguồn thu nhập trong gia đình.
+ Bước 3: Thống nhất các khoản chi thiết yếu và không thiết yếu trong gia đình.
+ Bước 4: Thống nhất tỉ lệ phân chia các khoản chi thiết yếu, không thiết yếu và tiết kiệm trong gia đình.
+ Bước 5: Thực hiện các khoản thu, chi hằng tháng theo kế hoạch thông qua việc ghi chép và điều chỉnh các khoản chi tiêu cho phù hợp.