TOP 30 bài Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

1.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học), giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)

1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Tóm lược bài viết đã thực hiện ở phần Viết thành đề cương.

- Nắm vững vấn đề đời sống cần bàn luận và nội dung trình bày.

- Dự kiến các tình huống người nghe có thể phản bác để có phương án tiếp thu và bảo vệ ý kiến.

- Ghi nhanh 1 số lí lẽ, bằng chứng cần sử dụng.

b. Tập luyện

- Tập trình bày trước nhóm bạn hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét.

2. Trình bày bài nói

Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 1

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp em cảm nhận được tình yêu đất nước, quê hương vô cùng to lớn và sâu sắc trong tâm khảm của những người lính, những người dân Việt Nam.

Trước khi trở thành một người lính, anh ấy cũng là một cậu trai trẻ bình thường với tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên. Anh ấy cũng chưa một lần yêu ai và luôn khát vọng được yêu. Anh ấy cũng chưa dám thử cà phê vì sợ vị đắng. Cũng còn ham chơi, mê tít trò thả diều. Tuy vậy, khi đất nước cất tiếng gọi, anh vẫn gác lại tất cả để ra chiến trường. Vẫn là anh đó, nhưng nay gan gạ hơn, mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Điều gì khiến anh thay đổi như thế? Chính là tình yêu quê hương đất nước trong anh.

Như Bác Hồ đã từng nói “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Phải! Bất kì người dân Việt Nam nào cũng yêu nước. Chính vì thế, ai cũng có thể trở thành một người lính mạnh mẽ, can trường, không sợ súng đạn của kẻ thù. Các anh bộ đội cụ Hồ cũng vậu. Gác lại bút nghiên, đeo súng lên vai, các anh ra trận mạc. Có người trở về cầm tiếp bút mực, nhưng cũng có rất nhiều người phải vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường khói lửa. Chàng trai trong bài thơ Đồng dao mùa xuân cũng vậy. Anh đã hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù, bất ngờ và đau đớn. Nhưng sự ra đi của anh không phải là dấu chấm hết. Anh không hề biến mất, mà vẫn còn mãi đó. Hình dáng của anh lồng vào dáng vẻ của non sông đất nước. Anh hiện diện trong bóng lưng của những người lính áo xanh kia. Anh hóa thành ngọn lửa trên vai người đồng đội, thôi thúc họ càng thêm mạnh mẽ, ngoan cường.

Chính sự hi sinh của các anh đã tạo nên độc lập tự do của tổ quốc. Các anh hiến dâng tuổi xuân của mình, dựng nên mùa xuân của quê hương đất nước. Cho rừng cây được xanh tốt, cho trẻ em được đến trường, cho mẹ già được ngồi đan áo… Tất cả những niềm vui hân hoan ấy, là nhờ các anh. Thế nên nhân dân ta muôn đời luôn biết ơn và kính trọng các anh. Dù chiến tranh đã lùi về phía xa, chỉ còn hiện diện qua những câu chuyện kể, nhưng chưa một ngày một giờ nào người dân quên đi sự hi sinh to lớn của các anh cả. Những người lính bộ đội cụ Hồ ấy, sẽ sống mãi trong lòng người dân nước Việt.

Tinh thần yêu nước mạnh mẽ ấy, đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện ý nhị qua hình ảnh người lính trẻ. Từ đó, giúp người đọc thêm thấu hiểu về những con người vĩ đại ấy. Đồng thời lan tỏa tình yêu quê hương đất nước đến tất cả mọi người.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 2

Xin chào cô và các bạn. Em là …. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của bản thân về hình ảnh người lính.

Sau khi học xong tác phẩm “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo, em cảm thấy vô cùng biết ơn công lao to lớn của những người lính bộ đội cụ Hồ - thế hệ làm nên Việt Nam anh hùng, kiên trung và bất khuất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hơn một lần khẳng định: “Bộ đội ta là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng, có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần kiệm, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ, nhất định làm cho kỳ được”. Tiếp thu lời dạy quý giá của Người, dù ở giai đoạn nào, người lính đã và đang thực hiện tốt các công việc và nhiệm vụ được giao.

Trong thời chiến, những người lính tuổi còn đôi mươi, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc mà hăng hái lên đường đi vào tiền tuyến. Đứng trong hàng ngũ, họ hăng say học tập và rèn luyện, mong muốn được cống hiến hết sức mình. Ta không thể nào quên hình ảnh người anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Hay còn là mười cô gái ngã ba Đồng Lộc và vô vàn người chiến sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Có thể nói, những người lính thế kỉ XX đã chiến đấu dũng cảm, kiên cường, anh hùng vì độc lập dân tộc. Họ đã hy sinh xương máu, tuổi xuân của mình để làm nên mùa xuân tươi đẹp cho đất nước. Công lao to lớn ấy sẽ được nhân dân đời đời khắc ghi.

Trong thời bình, những người lính vẫn đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hòa bình đất nước. Nơi biển đảo xa xôi, các chiến sĩ hải quân vừa canh gác gìn giữ lãnh thổ trên biển, vừa giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân đánh cá xa bờ. Nơi biên giới hẻo lánh, rất nhiều chiến sĩ biên phòng đã và đang chiến đấu chống lại các tệ nạn: buôn lậu, buôn người, thuốc phiện, ma túy,… 

Như vậy, hình ảnh người lính ở bất kì giai đoạn nào cũng được nhân dân yêu mến và ngưỡng mộ bởi những công lao, đóng góp của họ trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe. 

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 3

Kính chào thầy/cô giáo và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày về… được gọi ra từ tác phẩm…

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua những năm tháng đau thương, mất mát trước nhiều kẻ thù xâm lược. Biết bao thế hệ đã hy sinh tính mạng để đấu tranh và bảo vệ cho nền độc lập của dân tộc.

Chính vì lẽ đó, ngày hôm nay, thế hệ trẻ cần ý thức được trách nhiệm đối với đất nước. Điều đó được thể hiện qua suy nghĩ, việc làm của mỗi bạn trẻ. Ý thức học tập để nâng cao kiến thức, tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội. Cùng với việc tiếp thu văn minh nhân loại một cách có chọn lọc, trên cơ sở vẫn giữ gìn và phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc. Thật tự hào khi nhiều bạn trẻ đã đạt được thành tích cao trên đấu trường quốc tế, thể hiện được tinh thần của con người Việt Nam khiến cho bạn bè năm châu phải tôn trọng. Khi đất nước phải đối mặt với nguy hiểm, lòng yêu nước của thế hệ trẻ được thể hiện qua sự tỉnh táo trong việc tiếp nhận thông tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc hay cùng chung tay giúp đỡ mọi người.

Ngược lại, nhiều bạn trẻ lại sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa… Họ quên đi nguồn cội của mình, rời bỏ quê hương hoặc thậm chí là tìm cách chống phá đất nước (để lộ bí mật quốc gia, hiện tượng chảy máu chất xám…). Đó là những hành động cần phải lên tiếng phê phán và tránh xa.

Mỗi người trẻ hãy ý thức được trách nhiệm của bản thân để góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Cần hiểu được rằng, nền độc lập, và tự do mà chúng ta đang được hưởng phải đánh đổi bằng biết bao xương máu của biết bao thế hệ con người Việt Nam.

Dưới đây là phần trình bày suy nghĩ của tôi, cảm ơn thầy/cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, xin chân thành cảm ơn.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 4

Kính chào thầy/cô giáo và các bạn, sau đây tôi sẽ trình bày về… được gọi ra từ tác phẩm…

“Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm gây cho tôi nhiều ấn tượng. Bài thơ là câu chuyện của một người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ. Hình ảnh “lá cơm nếp” giống như một vật khơi gợi kí ức, gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về. Người mẹ giản dị, tần tảo sớm hôm đã “nhặt lá về đun bếp”, “thổi cơm nếp” hiện lên khiến tôi cảm thấy thật xúc động. Người con đã bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho người mẹ của mình: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Đối với người con, tình yêu dành cho mẹ và cho đất nước được chia đều, luôn thường trực trong trái tim của người con. Bài thơ đã gợi cho người đọc suy nghĩ về tình cảm mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng.

Tình cảm mẫu tử là thứ tình cảm yêu thương, trân trọng giữa người mẹ và đứa con. Có thể khẳng định rằng, người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người. Chúng ta được sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của mẹ. Từ khi thơ bé vẫn còn nằm trong bụng mẹ và được mẹ bao bọc che chở. Đến khi sinh ra người đầu tiên ôm ấp ta vào lúc cũng là mẹ. Nhờ có bầu sữa ngọt ngào của mẹ mà chúng ta lớn lên từng ngày. Và trên hành trình trưởng thành cũng luôn có mẹ dõi theo. Người mẹ giống như một điểm tựa tinh thần của mỗi người vậy. Không chỉ xuất phát từ phía người mẹ, tình mẫu tử cũng là tình cảm, sự kính trọng của con dành cho mẹ. Mỗi người cần phải biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ. Cũng như không làm những điều khiến mẹ phải buồn lòng, đau khổ.

Đối với một học sinh thì điều tốt nhất chính là cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện phẩm chất tốt, hoặc giúp đỡ những công việc nhỏ trong nhà. Chúng ta cần cố gắng nỗ lực để trở thành niềm tự hào của mẹ.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 5

Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.

Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen. Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước. Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.

Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.

Đi ra xa hơn là tình cảm của con người dành cho quê hương, đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là gia đình, đến khi trưởng thành và lớn lên, con người phải chung sống, đóng góp sức mình vào cộng đồng lớn hơn. Đó chính là xã hội, quê hương và đất nước. Trong xã hội hòa bình bây giờ, chúng ta không cần phải hi sinh bản thân mình vào công cuộc kháng chiến cách mạng như thời xưa. Nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, là một người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cho đất nước. Không được thờ ơ, trốn tránh mà phải dũng cảm, tự tin làm chủ non sông, đất nước, đưa quê hương mình ngày một phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.

Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 6

Sau khi đọc hai tác phẩm “ Gặp lá cơm nếp” và “ Đồng dao mùa xuân” đã gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về tình yêu người lính, tình yêu gia đình hòa quyện với tình yêu lớn đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ hiện nay. 

Trước hết, hình ảnh người lính trong “ Đồng dao mùa xuân” và “ Gặp lá cơm nếp” người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Thứ hai, tình yêu gia đình được thể hiện qua hai tác phẩm đó là tình cảm thiêng liêng, là cơ sở hình thành cho tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của người lính, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng người lính và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Con người ấy vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho họ vững tay súng trên vai.

Qua hình ảnh người lính cùng với tình yêu gia đình song hành với tình yêu quê hương đất nước khiến chúng ta phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Đồng thời phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

Ngày nay yêu quê hương không phải cứ phải cầm súng đánh giặc nữa, mà yêu quê hương chính là góp phần dựng xây quê hương phát triển ngày càng giàu mạnh hơn. Chúng ta là những thế hệ trẻ hãy góp phần công sức của mình để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh hơn nữa.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 7

 Sau khi đọc xong những dòng thơ đầy xúc động về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, em đã có rất nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước.

 Bài thơ thể hiện tình cảm tiếc thương, sự trân trọng và biết ơn những người đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Đó chính là những người lính đã hi sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính bình dị, thân quen với trách nhiệm lớn lao mà các anh phải gánh vác trên vai gợi cho người đọc thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước. Cho dù những người lính ấy đã hi sinh nhưng anh linh của các anh vẫn còn sống mãi. Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính không bao giờ mất đi, mà sẽ từ núi xanh trở về và hồi sinh trong các thế hệ sau, trong mùa xuân đất nước.

Từ hình ảnh người lính trong bài thơ, người đọc chúng ta sẽ gợi nên nhiều suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ quê hương đất nước. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều thanh niên còn ham chơi, không chịu khó học tập, rèn luyện bản thân. Họ lo sợ và cho rằng, tham gia học quân sự, rèn luyện tư tưởng Đảng, đi bộ đội là những việc làm không cần thiết, mất thời gian và lãng phí thanh xuân của họ. Nhưng họ đâu có biết rằng, để có được một cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như này hôm nay, thế hệ trước bao gồm những người lính cách mạng đã phải chiến đấu, hi sinh cực khổ như thế nào. Họ cũng chỉ là những chàng thanh niên trẻ tuổi như chúng ta, nhưng họ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc mà hi sinh bản thân, tuổi xuân của mình cống hiến cho đất nước. Nếu không có họ thì sẽ không thể có chúng ta của ngày hôm nay.

 Vì vậy, các bạn trẻ cần phải giác ngộ, rèn luyện ý thức và tư tưởng đúng đắn, kịp thời. Không ngừng học tập, trau dồi bản thân để ngày càng phát triển. Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa, sức ảnh hưởng lớn. Tự tin, dũng cảm chinh phục mọi khó khăn, dám đương đầu với thử thách và nguy hiểm. Khi Tổ quốc cần thì phải sẵn sàng tham gia, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc. Bên cạnh đó, phê bình, tố cáo các hành vi phản động, thiếu trách nhiệm với nền độc lập, hòa bình của đất nước.

 Chúng ta của hôm nay được thừa hưởng những thành quả của sự chiến đấu, hi sinh anh dũng của thế hệ trước. Chính vì thế, là những thanh niên trẻ tuổi, hãy đóng góp sức mình để tiếp nối truyền thống yêu nước và làm nên đất nước muôn đời.  

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học) - mẫu 8

Gặp lá cơm nếp là một bài thơ hay và ý nghĩa. Bài thơ đã giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với quê hương trong người lính.

Người lính trong bài thơ cũng như bao người lính khác trong thời buổi đất nước gồng mình chống lại kẻ thù. Anh gác lại tương lai, rời xa mẹ, rời xa gia đình, rời xa quê hương để đến nơi tiền tuyến. Tuy thể xác anh đã rời xa, nhưng tâm trí của anh thì vẫn luôn gắn bó với quê hương và gia đình. Bởi trong hành trang mà anh mang theo, là những kỉ niệm, những tình cảm trân quý về mẹ, về quê hương. Tất cả được anh gói ghém lại, cất ở nơi sâu thẳm nhất của trái tim mình. Trên đường hành quân, một chiếc lá cơm nếp quen thuộc đã mở khóa gói hành lí ấy, khiến tất cả mở bung ra, đánh thức bao yêu thương, quyến luyến trong anh. Những tình cảm dành cho mẹ, cho quê nhà không khiến anh ủy mị hay yếu đuối đi. Mà trái lại, nó khiến anh càng thêm mạnh mẽ, càng thêm anh dũng chiến đấu để bảo vệ quê hương, bảo vệ mẹ của mình. Tình yêu mẹ, yêu gia đình là ngọn đuốc thắp sáng lên tình yêu tổ quốc. Nó chính là nhân tố then chốt, là cội nguồn của tình yêu quê hương. Vì yêu gia đình, nên anh yêu tổ quốc, vì yêu mẹ nên anh mới yêu thương quê hương. Hai tình cảm ấy tuy hai mà một, tuy một mà hai. Không chỉ người lính trong bài đọc, mà cả những người lính khác của đất nước ta cũng vậy. Họ chiến đấu vì tổ quốc và vì gia đình, quê hương của chính mình.

Đánh giá

0

0 đánh giá