Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học), giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Đề bài: Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học)
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) - mẫu 1
Truyện ngắn Bầy chim chìa vôi đã thành công tạo dựng hình tượng hai nhân vật Mên và Mon là hai đứa trẻ với tình yêu thương loài vật, tình yêu thiên nhiên bao la. Đó cũng là một vấn đề rất nhiều người quan tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trong câu chuyện, Mên và Mon mặc dù chỉ là hai đứa nhóc nhỏ tuổi, nhưng hai em đã có hành động chứa đựng tình yêu thương hết sức sâu sắc. Bất chấp nguy hiểm của mưa gió trong đêm, thậm chí cả nguy cơ bị bố đánh – điều mà đứa trẻ nào cũng lo lắng. Cả hai anh em đã tự mình chèo đò ra bờ sông để tìm cách cứu các chú chim chìa vôi non. Hành động ấy thể hiện một tinh thần cao thượng, giàu tình người của hai anh em.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi đô thị đang phát triển bùng nổ, thì thiên nhiên phải đối đầu với các mối nguy hiểm khôn lường. Không phải là do thiên tai, mà chủ yếu là bởi bàn tay của con người đang dần khiến cho môi trường sống của những loài động vật bị huỷ diệt. Tựa như những chú chìa vôi non trong câu chuyện phải đối đầu với ranh giới giữa sự sống đến cái chết. Vì vậy, chúng ta cần phải hành động, ngay lập tức cụ thể và mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những loài động vật quý hiếm. Tựa như Mên và Mon, dám nghĩ dám làm, chúng ta cũng cần phải hành động ngay như vậy. Có như thế, thiên nhiên mới có thể giữ lại sự đa dạng sinh học và màu xanh của chính chúng ta.
Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một nhân vật ý nghĩa mà em học hỏi được rất nhiều. Dế mèn đã cho em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm.
Đoạn trích Đi lấy mật đã phác họa một bức tranh thiên nhiên núi rừng U Minh hoang sơ và kì vĩ. Khung cảnh thiên nhiên ấy gợi cho em những suy nghĩ về vấn đề trồng và bảo vệ rừng, bảo vệ các giống loài thiên nhiên trong xã hội ngày nay.
Hình ảnh những hàng cây cao lớn, xanh um rợp trời trong tác phẩm Đi lấy mật đã và vẫn đang hiện diện trên khắp miền tổ quốc ta. Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng nguyên sơ như thế đang ngày càng bị thu hẹp lại. Một nguyên nhân lớn chính là do sự khai thác, tàn phá của con người. Để thu hoạch gỗ và các loại sản vật rừng lâu năm, quý hiếm, nhiều người đã khai thác và săn bắn trái phép với số lượng lớn. Có những người lại đốt rừng để lấy đất làm nương rẫy. Chính những điều đó là nguyên nhân khiến cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Gián tiếp dẫn đến khí hậu ngày càng biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Bão lũ diễn ra nhiều và nặng nề hơn, cùng sự ô nhiễm của không khí và môi trường. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ môi trường. Cần ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép tài nguyên rừng. Đồng thời có kế hoạch trồng thêm nhiều cây xanh hơn để sớm phủ xanh các đồi trọc. Có như vậy, thế hệ mai sau mới được như cậu bé An, được tận mắt trải nghiệm và chiêm ngưỡng những cánh rừng rộng lớn, xanh bạt ngàn.
Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta. Và để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần gây dựng nên trong mỗi người tình yêu thiên nhiên và cây cối. Chính tình yêu ấy sẽ thúc đẩy chúng ta hành động bảo vệ thế giới xung quanh mình.
“Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài. Trong đoạn trích này, nhân vật Dế Mèn hiện lên với tính cách kiêu căng, ngạo mạn. Cũng bởi tính xấu ấy mà nó đã gây ra cái chết của Dế Choắt. Qua nhân vật này, tác giả đã gửi gắm một bài học giá trị trong cuộc sống.
Nhà văn đã xây dựng tính cách của nhân vật Dế Mèn. Chàng ta mang những nét tính cách của con người: kiêu căng, ngạo mạn và hống hách. D ế Mèn nghĩ mình là nhất nên dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó. Nhất là đối với Dế Choắt - người bạn hàng xóm thì Dế Mèn luôn tỏ ra coi thường, chê bai. Một lần sang nhà Choắt chơi, Mèn đã lên tiếng chê: “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế. Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng… Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn..”. Đến khi Choắt muốn nhờ giúp đỡ, thì Dế Mèn lại khinh khỉnh: “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”. Cách ứng xử này của Dế Mèn có phần ngang ngược, ích kỉ.
Cái dáng vẻ yếu đuối của Dế Choắt khiến cho Dế Mèn cảm thấy khinh khỉnh, coi thường. Đặc biệt nhất là tình huống dẫn đến cái chết thương tâm cho Choắt. Cậu đã bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Nhưng lại chỉ trốn trong hang mà không dám ra nhận lỗi. Cuối cùng, Dế Choắt là người chịu vạ lây. Trước khi chết, Dế Choắt đã đưa ra những lời khuyên chân thành cho Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang họa vào thân”. Nhờ vậy, Dế Mèn đã nhận thức được lỗi lầm của bản thân.
Có thể thấy, qua nhân vật Dế Mèn, tác giả muốn phê phán tính cách kiêu căng, ngạo mạn và nhắc nhở con người cần biết suy nghĩ trước khi làm mọi việc. Nhân vật Dế Mèn hiện lên vô cùng sinh động.
Trong tác phẩm “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Mon. Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm một vấn đề rất quan trọng trong cuộc sống - tình yêu thương loài vật.
Nội dung chính của truyện kể về cuộc chuyện của hai anh em Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cậu đánh thức anh trai là Mên dậy, rồi hỏi về bầy chim chìa vôi ở bờ sông. Cơn mưa lớn làm nước sông dâng cao gây nguy hiểm cho bầy chim. Sau một hồi thảo luận, cả hai quyết định sẽ ra bờ sông để đưa những chú chim vào bờ. Khi Mon và Mên chứng kiến cảnh tượng đó, cả hai khóc đã lúc nào mà không biết.
Nhân vật Mon là một cậu bé nhân hậu. Nhà văn đã xây dựng nhân vật này để gửi gắm đến người đọc một bài học giá trị. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão. Thế rồi cậu đã đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật.
Con người và động vật có một mối liên hệ vô cùng gắn bó, cùng tồn tại và phát triển dưới một mái nhà chung - Trái Đất. Bởi vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và yêu thương những loài động vật là một điều cần thiết. Đặc biệt, khi tình trạng săn bắt và mua bán động vật trái phép đang diễn ra ngày càng phổ biến. Nhiều loại động vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Thì vấn đề trên lại càng quan trọng hơn.
Đọc tác phẩm “Bầy chim chìa vôi”, chắc hẳn mỗi người đọc đều cảm thấy yêu mến Mon cũng như hiểu được bài học giá trị mà Nguyễn Quang Thiều đã gửi gắm qua nhân vật này.
Một trong những tác phẩm mà tôi cảm thấy yêu thích là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Qua truyện ngắn này, tác giả đã gửi gắm bài học về tình yêu thương trong cuộc sống, điều đó được thể hiện chủ yếu qua nhân vật Sơn.
Sơn được sống trong một gia đình khá giả. Cậu được người thân trong gia đình yêu thương, chăm sóc. Mùa đông đến, trời trở lạnh. Mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người trong gia đều đã mặc áo rét. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng không bước xuống giường như mọi khi mà ngồi thu tay vào trong bọc. Cậu cảm nhận được cái lạnh, vội vơ cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm.
Dù Sơn được sống trong một gia đình đầy đủ, cậu vẫn không tỏ ra kiêu ngạo và xa cách. Mà ngược lại, Sơn rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Nhưng có lẽ đặc biệt nhất với kể đến tình huống ở gần cuối truyện. Khi Sơn nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.
Như vậy, nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.
Một trong những cuốn sách mà tôi rất yêu thích là “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn Lu-i Xe-pun-ve-da. Trong tác phẩm này, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Gióc-ba, một con mèo mùn được nhà văn xây dựng để gửi gắm bài học về tình yêu thương.
Truyện kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng Lắc-ki, một con hải âu mồ côi. Mẹ Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ, nuôi lớn hải âu con và dạy nó bay. Bằng tình yêu thương Lắc-ki và được sự hỗ trợ trợ giúp của các bạn mèo, Gióc-ba đã hoàn thành ba lời hứa của mình.
Câu chuyện được bắt đầu từ một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba lại làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Từng trang sách được lật mở là từng cảm xúc khác nhau mà chúng ta đã trải qua: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.
Gióc-ba và họ nhà mèo đã nuôi lớn và dạy dỗ Lắc-ki bằng tình yêu thương chân thành, tha thiết. Một lần nọ, Lắc-ki đi tới của tiệm tạp hóa và đụng độ với con đười ươi Mát-thiu. Nó chê Lăc-ki bẩn thỉu, còn gieo vào đầu cậu ý nghĩ bầy mèo muốn nuôi lớn cậu để ăn thịt. Lắc-ki trở về nhà, cảm thấy buồn rầu và không thiết tha ăn uống. Cả bầy mèo lo lắng hết sức. Gióc-ba phải đến bên hỏi han Lắc-ki. Sau khi biết được lí do, Gióc-ba đã giải thích cho Lắc-ki hiểu được sự khác biệt của hải âu và mèo, cùng với tình yêu thương mà họ nhà mèo dành cho Lắc-ki.
Ở cuối truyện, Lắc-ki học được cách bay, giọt nước mắt mãn nguyện của chú mèo Gióc-ba đã cho thấy tình yêu thương thật lớn lao. Gióc-ba cảm thấy rất hạnh phúc vì mình đã giữ đúng lời hứa nhưng trong sâu thẳm lại buồn vời vợi vì từ đây sẽ xa đứa con nhỏ bé mà bấy lâu nay mình đã dành hết tình yêu thương cho nó một cách trọn vẹn nhất. Qua câu chuyện, nhà văn cũng truyền tải đến người đọc một thông điệp: “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thật sự rất khó khăn”. Đây là một thông điệp vô cùng giá trị trong cuộc sống hiện đại hôm nay.
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã để lại cho người đọc cảm xúc đẹp đẽ. Chúng ta cũng nhận ra được bài học về tình yêu thương trong cuộc sống.
Đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên, em rất ấn tượng về nhân vật An-tư-nai. Không chỉ vì sự cố gắng nỗ lực vươn lên của cô gái bé nhỏ ấy. Mà còn bởi vì tấm lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc của cô dành cho người thầy Đuy-sen của mình.
Trong câu chuyện, thầy giáo Đuy-sen đã hiện lên như một tia sáng đầu tiên, rực rỡ và ấm áp nhất trong cuộc đời của An-tư-nai. Nhờ có thầy, mà cô gái bé nhỏ đó nhận được sự yêu thương, chở che, quan tâm. Và cũng nhờ thầy cổ vũ, tin tưởng mà cô đã quyết tâm theo đuổi con đường học vấn, rồi trở thành một nghị viên. Tuy thầy Đuy-sen chỉ là người thầy giáo đầu tiên ở ngôi làng nhỏ, trước khi An-tư-nai lên thành phố. Nhưng cô vẫn luôn biết ơn và kính mến thầy. Điều đó thể hiện rõ nét qua hồi ức mà cô viết trong bức thư nhờ người họa sĩ kể lại. Dù đã mấy mươi năm trôi qua nhưng cô chưa một giây phút nào quên đi những điều tuyệt vời thầy làm cho mình. Lòng biết ơn sâu sắc ấy là một điều vô cùng đáng quý và quan trọng với mỗi con người. Ai cũng sẽ có lúc yếu đuối, lúc gặp điều không may, chưa như ý muốn. Và việc được một người khác đưa tay giúp đỡ vào lúc đó thật hạnh phúc biết bao. Đó có thể là sự giúp đỡ về mặt tinh thần hoặc hành động, vất chất. Nhưng chắc chắn là vô cùng ý nghĩa để chúng ta vượt qua khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn sự giúp đỡ đó, khắc ghi trong tim. Sự biết ơn, có thể thể hiện qua suy nghĩ, cảm xúc, hoặc bằng một hành động đền đáp trong thực tế. Nhưng quan trọng nhất, tất cả đều phải xuất phát từ chính cảm xúc chân thành.
Nhân vật An-tư-nai đã làm được điều đó - cô luôn nuôi dưỡng sự biết ơn về công lao của thầy Đuy-sen đối với mình, dù xa cách rất nhiều năm. Từ cô gái ấy, em vỡ lẽ ra thêm nhiều điều quý giá về sự biết ơn trong cuộc sống này.
Truyện ngắn Bầy chim chìa vôi đã thành công xây dựng hình tượng hai nhân vật Mên và Mon là hai đứa trẻ với tình yêu thương loài vật, tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Đó cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Trong câu chuyện, Mên và Mon tuy chỉ là hai đứa nhóc nhỏ tuổi, nhưng hai em đã có hành động chứa đựng tình yêu thương vô cùng to lớn. Bất chấp nguy hiểm của mưa gió trong đêm, và cả nguy cơ bị bố mắng - điều mà đứa trẻ nào cũng sợ hãi. Cả hai anh em đã tự mình chèo đò ra bờ sông để tìm cách giúp đỡ những chú chim chìa vôi non. Hành động ấy thể hiện một tinh thần cao thượng, giàu tình yêu thương của hai anh em.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi đô thị ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì thiên nhiên phải đối mặt với những mối nguy hại khôn lường. Không phải là do thiên tai, mà chính là do bàn tay của con người đang dần khiến cho môi trường sống của các loài động vật bị đe dọa. Tựa như những chú chìa vôi non trong câu chuyện phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết. Vì vậy, chúng ta cần phải hành động, một cách thiết thực và mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những loài động vật ấy. Tựa như Mên và Mon, dám nghĩ dám làm, chúng ta cũng cần phải hành động ngay như vậy. Có như thế, thiên nhiên mới có thể giữ được sự sống và màu xanh của chính mình.
Qua hành động của hai nhân vật Mên và Mon, em đã được tiếp thêm sức mạnh và hiểu thêm về vai trò của bản thân mình trong công cuộc bảo vệ thiên nhiên. Mỗi người chỉ có thể cứu giúp một vài chú chim nhỏ, nhưng khi hợp sức lại, chúng ta có thể cứu lấy cả thiên nhiên xung quanh mình. Vì vậy, đừng ngần ngại, hãy hành động ngay hôm nay vì môi trường sống của chính chúng ta.
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.
Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.
Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.
Trong tác phẩm " Bầy cò " của Nguyễn Quang Thiều, tôi cảm thấy rất ấn tượng với nhân vật Mon. Thông qua nhân vật Mon, nhà văn gửi gắm một vấn đề rất lớn của cuộc sống là tình yêu thương động vật.
Nội dung chủ yếu của truyện kể về hai anh em Mon và Mel. Khoảng hai giờ sáng, Mon thức dậy thì. Anh đánh thức anh trai cô, Mel, và nói về những con chim ác là trên bờ sông. Mưa to khiến nước sông dâng cao, gây nguy hiểm đến nhiều loài chim. Sau một hồi thảo luận, cả hai quyết định đến bờ sông để đưa đàn chim vào bờ. Lúc Mon và Men chứng kiến cảnh tượng ấy, cả hai đã khóc nhưng ko hiểu.
Nhân vật Mon là một cậu nhỏ tốt bụng. Nhà văn đã xây dựng nhân vật Mon nhằm đem lại cho người xem một bài học quý giá. Vì lo sợ cho bọn chim dữ nên Mon đã thức dậy lúc 2 giờ sáng và thấy anh trai Mel đang bên cạnh. Anh ta hỏi Mến nhiều câu như: " Mày thấy mưa lớn không? ", "Nước sông có cạn ko? ", "Cát giữa sông có ướt ko, chim có chết ko? ". Những câu nói cứ lặp đi lặp lại cho thấy nỗi sợ hãi của Mon. Cuối cùng, anh ta nói với anh trai mình, " Tôi sợ những con sóc này sẽ chết đuối. " Dường như do quá lo lắng mà Mon đã hỏi Mel vì sao lại có nhiều chú chim sóc làm tổ trên bãi cát giữa sông. Vì sao họ ko chọn một nơi an toàn, sạch sẽ và khô ráo hơn để có thể sống sót qua đêm mưa bão. Sau đó, anh đấy đưa ra một yêu cầu với anh trai mình: " Chúng ta có cần đem chúng lên bờ ko? " và cuối cùng anh nói: " Chúng ta sẽ đưa họ vào bờ, anh bạn ". Sau đó, Môn và Mèn cùng nhau ra bờ sông để lúc này đàn chim đã an toàn, Môn đã khóc lúc nhìn bầy chim từ từ cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của sự hạnh phúc và vui sướng. Mon hiện lên là một cậu nhỏ tốt bụng và giàu tình yêu động vật.
Con người và động vật có mối quan hệ rất gần gũi, cùng sống và phát triển dưới một mái nhà chung – Trái đất. Vì vậy, việc bảo vệ, nuôi dưỡng và chăm sóc động vật là một điều cần thiết. Đặc trưng là lúc tình trạng săn bắn và buôn bán động vật bất hợp pháp xảy ra ngày càng phổ biến. Nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề trên càng quan trọng.
Đọc tác phẩm " Bầy cò ", chắc chắn độc giả nào cũng sẽ cảm thấy yêu quý Mon cũng như hiểu những bài học quý giá nhưng Nguyễn Quang Thiều đã gửi gắm cho nhân vật này.