TOP 30 bài Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

507

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại, giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới. Mời các bạn đón xem:

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Đề bài: Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 1

Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, xã hội đang ngày càng thay đổi một cách chóng mặt. Kéo theo đó là những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một. Đó là một thực trạng đáng báo động đối với một đất nước vốn giàu truyền thống văn hóa như Việt Nam.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước cùng quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó là tổng hòa của những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, tâm hồn… của một dân tộc. Những giá trị đó được thường xuyên bổ sung và lan tỏa trong lịch sử của dân tộc, trở thành tài sản tinh thần quý giá. Tất cả những điều đó tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và giúp phân biệt giữa các dân tộc trong cộng đồng.

Nhưng bên cạnh những mặt tích cực thì còn tồn tại rất nhiều mặt tiêu cực. Đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống kể cả vật chất lẫn tinh thần, mà đề cao những giá trị văn hóa du nhập từ nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại quá ngưỡng. Ví dụ như việc các bạn trẻ vô tư dùng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ với tiếng Việt, điều đó không sai nhưng nó sẽ tạo nên sự khó hiểu và mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả những điều đó vô tình tác động xấu đến việc duy trì và phát huy bản sắc nền văn hóa của dân tộc.

Vậy thế hệ trẻ chúng ta cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc mình để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp đó. Đồng thời, cần tích cực rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Bên cạnh đó, cần lên án mạnh mẽ những hành vi làm mai mọt bản sắc dân tộc và có thái độ đấu tranh quyết liệt để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh.

Tóm lại việc giữ gìn bản sắc văn hóa trong xã hội hiện nay không chỉ có ý nghĩa với cộng đồng nhân loại, mà còn mang lại ý nghĩ đối với mỗi con người. Bởi vì những giá trị văn hóa được thể hiện trong nếp sống, nếp nghĩ hàng ngày mỗi người.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 2

Trong tiến trình đổi mới, con người và văn hóa Việt Nam luôn có sự liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực văn hóa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc, truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Vì thế, truyền thống không phải là những vật trưng bày chết cứng trong viện bảo tàng, mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng giá trị văn hóa truyền thống chỉ có ý nghĩa lịch sử tương đối. Vai trò và tác động của các giá trị văn hóa truyền thống có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các giá trị văn hóa truyền thống đến cuộc sống hiện tại là một nhiệm vụ quan trọng để giúp chúng ta phân biệt được những tác động tích cực với những tác động tiêu cực, từ đó phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của các giá trị truyền thống. Đó chính là vấn đề cơ bản của mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Trước hết, cần khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản kể trên vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta. Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp các thành tựu tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội.

Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực văn hóa tập tục, nhiều yếu tố lạc hậu, phản tiến bộ đã được hạn chế. Tuy nhiên, trong thời đại của tự do văn hóa thì nhiều hủ tục khác lại đang có cơ hội được phục hồi. Tục lệ cưới xin, ăn uống linh đình đang quay trở lại với mức độ rầm rộ hơn xưa. Hủ tục về ma chay cũng vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở một số nơi.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thống "tôn sư trọng đạo" và hiếu học của người phương Đông là một nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo nhiều khi được hiểu một cách tuyệt đối hóa, dẫn đến cách truyền thụ kiến thức theo kiểu thầy đọc, trò nghe, làm cho học sinh trở thành cái máy tiếp thu thụ động, hạn chế óc tìm tòi sáng tạo của học sinh. Điều này hiện nay đang bị nhiều người lên tiếng phê phán. Hay trong lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo (không bàn tới hiện tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng - tôn giáo để đạt mục đích ở ngoài tín ngưỡng - tôn giáo) cũng đang bị lợi dụng, làm cho nạn mê tín dị đoan tăng lên. Lễ hội tràn lan. Lễ hội cũ được phục hồi, lễ hội mới được sáng tạo thêm. Có thể nói, hiện tượng lễ bái và tình trạng lễ hội tràn lan đang là một trong những vấn đề nhức nhối của văn hóa Việt Nam. Tình trạng trên có cả nguyên nhân bên trong lẫn nguyên nhân bên ngoài.

Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì? Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ tâm lý, tâm linh xa lánh cõi trần. Tất nhiên, tự thân nguyên nhân này không mang tính tiêu cực. Chỉ khi nào bị lợi dụng và được kết hợp với các nguyên nhân khác thì nó mới tạo ra tác động tiêu cực. Tiếp đến là do trình độ dân trí còn chưa cao. Chúng ta chưa kế thừa đúng đắn truyền thống văn hóa.

Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân bên ngoài rất quan trọng là tác động của toàn cầu hóa văn hóa dưới sự hậu thuẫn của toàn cầu hóa kinh tế. Khía cạnh lợi ích kinh tế của một số lễ hội phương Tây do toàn cầu hóa văn hóa đem lại hiện đang được khai thác triệt để ở nhiều nơi trên thế giới. Trong những ngày lễ, các nhà kinh doanh thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ để tiêu thụ các sản phẩm ăn theo. Còn các phương tiện truyền thông thì tuyên truyền, chạy theo một cách thiếu chủ kiến, một kiểu tuyên truyền theo đuôi công chúng.

Nói tóm lại, việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khắc phục những hạn chế của một số tập quán lạc hậu là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ con người và xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong xã hội hiện đại của chúng ta.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 3

Trong buổi học Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày quan điểm của mình về vấn đề: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại. Kính mong cô cùng các bạn chú ý lắng nghe.

Mọi người thân mến, hiện nay, nước ta có 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kính Nam Bộ, tranh Kim Hoàng, tranh Thập vật, tranh làng Sình, tranh Đồ thế Nam Bộ, tranh Thờ miền núi, tranh Gói vải, tranh Thờ đồng bằng và tranh Vải. Có thể thấy, tranh dân gian xuất hiện ở nhiều vùng miền: từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam.

Tuy nhiên, theo thời gian, những dòng tranh này dần bị mai một và đi vào lãng quên. Người ta ít nói tới tranh dân gian hay tranh Tết, tranh thờ. Thay vào đó, một vài gia đình lựa chọn treo những loại tranh khác. Song, nhiều người vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho dòng tranh dân gian. Họ sẵn sàng bỏ ra công sức để tìm hiểu về các tác phẩm có giá trị cao.

Như đã biết, mỗi bức tranh dân gian thường ẩn chứa quan niệm, mong ước của người xưa về cuộc sống tốt đẹp. Ví như tranh chim công, cá chép luôn sóng đôi với nhau để thể hiện mong muốn công thành danh toại, ấm no, sung túc. Bởi vậy, chơi tranh dân gian chính là cách giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa dân tộc.

Chơi tranh dân gian cần xuất phát từ niềm yêu thích, say mê. Trong quá trình chơi tranh, chúng ta nên tích lũy cho bản thân những kiến thức cơ bản về các loại tranh. Ngoài ra, chúng ta - những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ trước. Chúng ta có thể dành chút thời gian tìm hiểu cái hay, cái đẹp của văn hóa nước nhà để tuyên truyền, giới thiệu tới mọi người xung quanh nhằm giúp tranh dân gian trở nên phổ biến hơn.

Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 4

Xin chào cô và các bạn. Em tên là …. Trong tiết Nói và nghe hôm nay, em xin trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.

Chắc hẳn, ai trong mỗi chúng ta cũng từng nghe đến cụm từ "tranh Đông Hồ" rồi đúng không nào? Bên cạnh tranh Đông Hồ nổi tiếng, nước ta còn có nhiều dòng tranh dân gian khác như: tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng,...

Ngày nay, tranh dân gian vẫn luôn hiện hữu trong đời sống con người Việt Nam. Người dân thường mua tranh về treo trong nhà vào các dịp lễ Tết hoặc đơn giản là để trưng bày cho đẹp nhà, đẹp cửa.

Tranh dân gian được dùng cho nhiều mục đích: thờ cúng, chúc tụng, gửi gắm mong ước,... Đặc biệt, dòng tranh này không kén người chơi. Với giá thành hợp lí và ý nghĩa sâu xa như vậy, bất cứ ai cũng có thể chọn lựa treo hoặc tặng tranh dân gian.

Có thể nói, tranh dân gian là biểu tượng văn hóa từ ngàn đời nay của đất nước ta. Vì thế, chơi tranh dân gian chính là cách để chúng ta giữ gìn, kế thừa những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha ông.

Hi vọng rằng, trong quá trình chơi loại tranh này, mỗi cá nhân sẽ tìm hiểu rõ ràng, tránh trường hợp tranh giả, tranh sao chép. Đồng thời rèn luyện cho bản thân khả năng tư duy mỹ cảm nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Là một công dân Việt Nam, chúng ta - những mầm non tương lai cần có ý thức hơn nữa về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông dày công xây dựng.

Các bạn có suy nghĩ gì về vấn đề thú chơi tranh trong đời sống hiện đại? Hãy chia sẻ thêm với mọi người nhé.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 5

Chào cô và các bạn. Tên em là …. Hôm nay, em sẽ trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại.

Chơi tranh được coi là một trong những hình thức giải trí, thư giãn của con người. Bước vào thời kì hiện đại, chúng ta có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại tranh, từ tranh nước ngoài tới tranh Việt Nam rồi tranh sơn dầu, tranh đá,... Tuy nhiên, dường như con người lại bỏ quên tranh dân gian - một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất nước.

Ngày nay, tranh dân gian dần mất đi chỗ đứng trong đời sống. Thật khó để bắt gặp một gia đình hiện đại treo tranh thờ, tranh Tết vào dịp lễ Tết cổ truyền. Vài năm trở lại đây, mọi người thường chọn tranh thêu hoặc tranh đính đá để trưng bày trong nhà. Song, đâu đó vẫn còn nhiều người hứng thú, say mê với tranh dân gian. Họ yêu những ý nghĩa sâu xa, những đường nét đơn giản của tranh. Họ cảm thấy thích thú khi được tìm hiểu về truyền thống văn hóa dân tộc.

Như vậy, chơi tranh dân gian không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn là cách để thế hệ sau biết nâng niu, trân trọng các giá trị văn hóa tốt đẹp. Mong rằng, thú chơi này sẽ được lan tỏa tới nhiều nơi hơn nữa. Để làm được điều đó thì mỗi người cần trau dồi, mở rộng hiểu biết về tranh dân gian. Từ đó, đẩy lùi hiện tượng chơi tranh theo trào lưu hoặc treo tranh giả, tranh sao chép. Đặc biệt, là thế hệ trẻ của đất nước, chúng ta nên có suy nghĩ, hành động thiết thực, đúng đắn trong việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân gian.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 6

Xin chào cô và các bạn. Em tên là …. Hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Nói về sản phẩm thủ công truyền thống, mọi người sẽ nghĩ tới thứ gì đầu tiên? Mình thì nhớ ngay tới gốm sứ, mây tre đan, vải dệt, tranh dân gian,... Những sản phẩm này đa phần được tạo nên bằng chính đôi bàn tay của người thợ. Theo thời gian, một số sản phẩm truyền thống sẽ được cải tiến để phù hợp với cuộc sống hiện đại nhưng không làm mất đi cái gốc vốn có.

Các bạn thân mến, sản phẩm thủ công đã được lưu truyền, giữ gìn từ đời này qua đời khác. Bởi vậy, việc sử dụng các sản phẩm này còn góp phần lưu giữ những phong tục, tập quán truyền thống của đất nước.

Dẫu biết máy móc, kĩ thuật hiện đại đang chiếm ưu thế to lớn nhưng hi vọng rằng, các làng nghề truyền thống vẫn tồn tại, phát triển. Mong rằng, nhà nước, địa phương sẽ có thêm các chính sách, chương trình phát triển để khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống ở một số làng nghề.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe, theo dõi. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét từ mọi người để bài trình bày thêm hoàn thiện.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 7

Trong buổi học hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mời cô và các bạn theo dõi, lắng nghe.

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên với sự phát triển rực rỡ của máy móc, công nghệ, thiết bị hiện đại. Các đồ dùng sinh hoạt được sản xuất trên quy mô lớn, giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã và hình thức. Những điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến thay đổi thói quen của con người trong việc sử dụng sản phẩm hiện đại thay vì thủ công truyền thống.

Ngày nay, chúng ta ít khi bắt gặp nồi gang đúc hay rổ rá tre,... Chúng ta đang thay thế chúng bằng các sản phẩm ưu việt, nhiều tính năng hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới các làng nghề truyền thống. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm thì việc cung ứng cũng bị trì trệ, chậm chạp. Không chỉ vậy, việc lãng quên sản phẩm thủ công truyền thống còn đồng nghĩa với việc vẻ đẹp văn hóa dân tộc dần mai một theo thời gian.

Như vậy, việc sử dụng các sản phẩm này cũng chính là cách để chúng ta giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế ở làng nghề. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ tự nhiên như mây, tre cũng giúp bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu rác thải từ nhựa, ni-lông.

Để các sản phẩm thủ công truyền thống trở nên phổ biến, chúng ta có thể quảng bá, giới thiệu tới mọi người. Đồng thời, nếu có cơ hội, ta nên ghé thăm một số làng nghề để tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Hi vọng rằng, các địa phương sẽ đẩy mạnh và phát triển mô hình du lịch làng nghề nhằm thu hút du khách tới thăm.

Đứng trước vấn đề này, các bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ nó với cả lớp nhé!

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 8

Xin chào cô và các bạn. Em tên là …. Hôm nay, em sẽ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày".

Các bạn thân mến, trong bài thơ "Việt Nam quê hương ta", nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết "Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem". Hai câu thơ đã cho thấy sự phong phú, đa dạng về làng nghề truyền thống ở đất nước ta. Mỗi làng nghề lại sản xuất những mặt hàng, sản phẩm mang đặc trưng riêng.

Ngày nay, dù cuộc sống đã trở nên hiện đại và kéo theo nhiều thay đổi nhưng nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng sản phẩm thủ công. Một số vật dụng vẫn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: bát sứ, tranh lụa, bình gốm,... Phải chăng, sự đổi thay dễ thấy nhất đến từ mô hình sản xuất? Thay vì làm thủ công 100%, nhiều làng nghề đã và đang áp dụng máy móc cùng những kĩ thuật tiên tiến để sản xuất nhằm đáp ứng thị trường và tiết kiệm chi phí.

Có thể nói, việc sử dụng sản phẩm thủ công mang đến rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các làng nghề truyền thống. Một vài mặt hàng được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài như: mây tre đan, gốm sứ, hàng thủ công thêu tay,... cũng góp phần thu về rất nhiều ngoại tệ. Tiếp đến, nếu làng nghề thủ công phát triển bền vững thì người lao động vẫn được đảm bảo công ăn, việc làm. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm thủ công còn giúp lưu giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của cha ông.

Hi vọng rằng, các sản phẩm thủ công truyền thống sẽ được đông đảo người dân yêu thích và sử dụng. Người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về những sản phẩm này. Bên cạnh đó, các địa phương cần lên kế hoạch hợp lí nhằm thúc đẩy, phát triển làng nghề.

Bài trình bày của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 9

Xin chào cô và các bạn. Tên em là …. Hôm nay, em xin trình bày ý kiến của mình về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kính mong mọi người lắng nghe.

Trong cuộc sống hiện đại có muôn màu loại hình giải trí khác nhau, việc các bạn trẻ cùng nhau lan tỏa vẻ đẹp văn hóa dân tộc qua một số dự án: "Chèo khám phá", "Gánh hát lưu diễn muôn phương",... làm chúng ta thấy thật xúc động, tự hào. Có thể thấy, nghệ thuật truyền thống vẫn giữ một sức hút nào đó với con người hiện đại.

Hiện nay, giới trẻ - thế hệ năng động, sáng tạo đã không ngừng "làm mới" nghệ thuật dân tộc. Họ chọn cách thay đổi phù hợp để không đánh mất đi vẻ đẹp vốn có mà vẫn thu hút được sự chú ý ở người tiếp nhận. Họ xây dựng nên vô vàn dự án nhằm giữ gìn, phát triển văn hóa dân tộc.

Như vậy, việc giới trẻ thưởng thức nghệ thuật truyền thống đã và đang góp phần lưu trữ, quảng bá các "món ăn tinh thần" của cha ông. Đồng thời, nó cũng cho thấy ý thức trách nhiệm, lòng tự hào của thanh niên với quê hương, đất nước.

Để nền văn hóa Việt Nam luôn đậm đà bản sắc dân tộc, "hòa nhập nhưng không hòa tan", chúng ta - những người tiếp nối thế hệ trước nên chịu khó tìm hiểu về một số loại hình nghệ thuật truyền thống. Từ đó, nhắc nhở bản thân phải biết gìn giữ, nâng niu những giá trị tinh thần ấy.

Nếu có cơ hội, bạn sẽ xây dựng ý tưởng để phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống nào? Vì sao lại có lựa chọn ấy? Hãy chia sẻ nó với cả lớp nhé!

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 10

Chào cô và các bạn lớp 7A. Em là …. Trong tiết học hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về vấn đề giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật.

Như mọi người đã biết, đất nước ta có bề dày lịch sử hơn 4000 ngàn năm. Trong suốt chiều dài ấy, ông cha đã vững vàng bảo vệ và xây dựng đất nước. Bằng khối óc tài ba, đôi tay khéo léo, họ sáng tạo nên rất nhiều tác phẩm nghệ thuật truyền thống có giá trị.

Ngày nay, chúng ta được tiếp xúc với vô vàn hình thức giải trí mới mẻ, hiện đại như: mạng xã hội, phim ảnh, game online,... Vì thế, các loại hình nghệ thuật truyền thống dần đi vào lãng quên. Những sân khấu chèo, tuồng, cải lương,.. chỉ thấy bậc trung niên, lớn tuổi ghé thăm. Hay mĩ thuật dân gian dần bị thay thế bởi tranh hiện đại.

Song, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều bạn trẻ yêu thích, hứng thú với nghệ thuật truyền thống. Họ đã xây dựng, sáng tạo nên các dự án để giữ gìn, tuyên truyền tới mọi người xung quanh. Ngoài ra, họ còn chịu khó tìm tòi, tìm cách thay đổi sao cho không làm mất đi "cái hồn, cái gốc" vốn có mà vẫn hấp dẫn người trẻ ghé thăm. Tất cả những điều này đã cho thấy tinh thần trách nhiệm, ý thức sâu sắc của thế hệ trẻ trong việc tiếp nối truyền thống từ cha ông.

Trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc (năm 2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước". Chính vì thế, ngay từ bây giờ, giới trẻ nên có nhận thức, hành động đúng đắn về việc thưởng thức loại hình nghệ thuật truyền thống. Hãy tích cực tìm hiểu, mở mang tri thức để khám phá ra vẻ đẹp ẩn sâu trong từng loại hình ấy. Ngoài ra, nhà trường, thầy cô nên tăng cường giáo dục học sinh về truyền thống, văn hóa của đất nước.

Mong rằng, các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn luôn tỏa sáng rực rỡ theo dòng chảy thời gian. Để rồi, mỗi khi nhìn vào đó, chúng ta sẽ thấy được một nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 11

Trong tiết thực hành nói hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Giới trẻ và việc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống. Kính mời cô cùng các bạn theo dõi, lắng nghe.

Nhắc tới loại hình nghệ thuật truyền thống, mọi người sẽ nghĩ đến điều gì? Trước hết, chúng ta có thể kể đến các loại hình diễn xướng dân gian như: chèo, tuồng, đờn ca tài tử, dân ca Quan họ,... Ngoài ra, chúng ta còn có mĩ thuật dân gian, kiến trúc cổ xưa,... Những loại hình nghệ thuật này vẫn đang tồn tại và phát triển trong cuộc sống hiện đại. Nhiều bạn trẻ đã dành thời gian, công sức để tìm tòi, mở mang hiểu biết về nghệ thuật truyền thống. Họ đắm say trong cái hay, cái đẹp của các tác phẩm nghệ thuật. Với khát khao mãnh liệt cùng tấm lòng nhiệt huyết, những con người này đã xây dựng và tổ chức một số dự án, triển lãm như "Trường Ca Kịch Việt", "Bắc nhịp tang bồng", "Chèo 48H",... Ngoài ra, một số cá nhân còn đem nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với con người hiện đại bằng cách: in tranh dân gian lên áo, cốc; triển khai dự án "Vẽ lại tranh dân gian",...

Có thể nói, nhờ việc lưu giữ và phát triển, các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn luôn hiện hữu trong đời sống. Từ đây, chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước cần yêu mến, say mê hơn với văn hóa, văn vật mà cha ông để lại. Đồng thời, phải luôn ý thức sâu sắc về trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy các truyền thống nước nhà. Mong rằng, trong quá trình hội nhập toàn cầu, bên cạnh việc tiếp thu tinh hoa nhân loại, chúng ta sẽ biết tuyên truyền, quảng bá văn hóa nghệ thuật Việt Nam tới bạn bè năm châu.

Mọi người có hứng thú với loại hình nghệ thuật truyền thống nào? Hãy chia sẻ cảm nhận của mình về loại hình ấy để cả lớp biết thêm nhé.

Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 12

Xin chào cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày các ý kiến của mình về vấn đề "sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách". Kính mong mọi người theo dõi, lắng nghe.

Trước hết, nước ta có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa, trải dài khắp 3 miền Tổ quốc: Hoàng thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,... Mỗi di tích mang một vẻ đẹp riêng biệt, tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của từng vùng miền. Ngày nay, các di tích lịch sử - văn hóa vẫn có sức hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Khách thập phương thường tìm đến những địa điểm này để tham quan, vãn cảnh và tìm hiểu.

Có thể nói, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống là tài sản vô giá mà cha ông để lại cho chúng ta. Thông qua các di tích, ta có thể hiểu hơn về kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán,... Đồng thời, phần nào thấy được quá trình dựng xây và phát triển quê hương, đất nước trong lịch sử. Như vậy, việc ghé thăm di tích lịch sử - văn hóa cũng được coi là cách để chúng ta hướng về cội nguồn, nhớ tới tổ tiên.

Từ đây, để thúc đẩy, phát triển du lịch tại các di tích, các địa phương cần xây dựng kế hoạch bảo tồn và khai thác một cách hợp lí. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra định hướng rõ ràng cho một số chương trình du lịch cụ thể, tránh tình trạng phá hoại, làm xuống cấp các di tích lịch sử, quần thể kiến trúc.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Em xin cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến từ mọi người để bài trình bày thêm hoàn thiện.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 13

Xin chào cô và các bạn lớp 7C. Em tên là …. Trong buổi học ngày hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về "sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách".

Theo điều 4 Luật di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa được giải thích như sau: "di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học". Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì di tích lịch sử - văn hóa truyền thống là nơi lưu giữ những dấu tích hào hùng trong lịch sử nước nhà. Thông qua các địa điểm này, chúng ta có thể tìm hiểu về quá khứ xa xưa của cha ông.

Hiện nay, nhiều du khách lựa chọn di tích lịch sử - văn hóa để tham quan, khám phá. Năm 2019, khi dịch bệnh chưa bùng nổ mạnh mẽ và diễn biến phức tạp thì lượng khách tới du lịch tại cố đô Huế đạt gần 3, 33 triệu lượt, phố cổ Hội An là 5,35 triệu lượt. Ngoài ra, các di tích tại những địa phương khác cũng đón một lượng lớn du khách. Có thể thấy, du lịch lịch sử - văn hóa vẫn có sức hấp dẫn với khách thập phương.

Mong rằng, các cấp địa phương, ban quản lí sẽ có kế hoạch phát triển bền vững những khu di tích lịch sử - văn hóa, tăng cường quảng bá, giới thiệu trên các nền tảng, phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, biết kết hợp việc bảo tồn di tích và phát triển du lịch để làm bật dậy những nét riêng biệt, vẻ đẹp độc đáo, sức hấp dẫn của các di tích.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 14

Xin chào cô và các bạn. Tên em là Ngọc Huyền. Trong tiết nói và nghe hôm nay, em xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "sức hấp dẫn của các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống đối với du khách".

Hiện nay, du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, thu hút được nhiều du khách nhất, phục vụ được mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước. Trong đó, các di tích lịch sử - văn hóa truyền thống được coi là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhiều du khách đã lựa chọn các điểm đến nổi tiếng, tiêu biểu như: Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, dinh Độc Lập,... Họ tìm đến những địa điểm này để tìm hiểu, trải nghiệm và thấu hiểu những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Thomas Fuller - Giáo sư và nhà sử học người Anh từng nơi "Người đi nhiều hiểu biết nhiều". Quả thực như vậy, thông qua việc tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, chúng ta sẽ hiểu biết hơn về cội nguồn lịch sử dân tộc. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp riêng biệt, đặc trưng trong kiến trúc, phong tục tập quán,... của những khu di tích.

Hi vọng rằng, các cấp, ban ngành có thẩm quyền sẽ nghiên cứu và đưa ra định hướng phù hợp để cân bằng việc bảo tồn và khai thác di tích. Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, người thuyết minh có đầy đủ hiểu biết về văn hóa, lịch sử,...để các di tích lịch sử - văn hóa luôn có sức hấp dẫn, cuốn hút khách thập phương.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe, theo dõi.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 15

Chào cô và các bạn. Em tên là …. Đứng trước vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa", em xin trình bày một vài ý kiến như sau:

Trước hết, các bạn hiểu thế nào là "làng nghề truyền thống"? Theo mình, làng nghề truyền thống là một địa danh có một hoặc một số nghề truyền thống được truyền lại cho thế hệ sau. Những làng nghề nổi tiếng mà chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới: làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông - Hà Nội), làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội),...

Có thể thấy, các làng nghề này đã tồn tại rất lâu đời. Trải qua thời gian, các làng nghề vẫn lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp. Trước hết, giá trị văn hóa được thể hiện ở chính những sản phẩm thủ công truyền thống - thứ được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc thông tuệ của người thợ. Tiếp đến, không gian kiến trúc làng nghề như đền thờ Tổ mẫu, cổng làng,... là minh chứng sắc nét cho niềm tin, tín ngưỡng của mỗi làng nghề. Ngoài ra, những lễ hội, nghi thức thờ cúng, phong tục tập quán,... cũng là một phần không thể thiếu trong nét đẹp văn hóa truyền thống nơi đây.

Mỗi làng nghề địa phương lại chứa đựng một nét đẹp đặc trưng, riêng biệt. Từ đây, ta thấy được sự đa dạng, phong phú trong đời sống tinh thần của người dân. Như vậy, các giá trị văn hóa ở làng nghề truyền thống đã và đang góp phần tô đậm nền văn hóa Việt Nam.

Chính vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta - những chủ nhân tương lai của đất nước cần có ý thức hơn nữa trong việc tìm hiểu, khám phá về làng nghề truyền thống. Từ đó, biết chung tay với cộng đồng để giữ gìn, bảo vệ các giá trị tốt đẹp mà cha ông tạo nên.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 16

Em chào cô và các bạn. Em xin tự giới thiệu, em tên là Minh Trang. Hôm nay, trong tiết thực hành nói và nghe, em sẽ trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa".

Như mọi người đã biết, nhiều thế kỉ trôi qua, các làng nghề thủ công truyền thống - tinh hoa dân tộc do ông cha dựng xây vẫn tồn tại và phát triển rực rỡ cho tới ngày nay. Những làng nghề này không chỉ là nơi sản xuất, cung cấp sản phẩm thủ công mà còn là nơi bảo tồn, gìn giữ vẻ đẹp văn hóa xa xưa.

Ngày nay, nhiều địa phương biết tận dụng lợi thế về cảnh quan, lịch sử để phát triển mô hình du lịch làng nghề. Các cấp quản lí, người dân trong vùng đã biết kết hợp nhiều hoạt động như: xem nghệ nhân làm ra sản phẩm, mua sắm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt, lao động, khám phá làng nghề. Thậm chí, một số làng nghề còn đẩy mạnh tổ chức, khôi phục lại lễ hội truyền thống nhằm tôn vinh ông tổ nghề để phục vụ nhu cầu của khách thập phương. Có thể thấy, những giá trị văn hóa tốt đẹp đã góp phần thu hút, hấp dẫn khách du lịch ghé thăm làng nghề truyền thống. Từ đó, giúp ích cho quá trình phát triển làng nghề gắn với hoạt động kinh tế - du lịch.

Để giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa mà cha ông để lại, các địa phương cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chi tiết. Từ đó, đưa ra những phương án phù hợp khi khai thác làng nghề và phát triển du lịch. Ngoài ra, nên đầu tư về cơ sở vật chất, truyền thông quảng bá nhằm giới thiệu tinh hoa văn hóa đến du khách trong nước và quốc tế.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 17

Xin chào cô và các bạn. Tên em là Huyền My. Hôm nay, em xin được trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "giá trị của các làng nghề truyền thống đối với sự phát triển văn hóa". Kính mong cô và các bạn theo dõi, lắng nghe.

Trong tạp chí "Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể", tác giả Lê Thị Minh Lý đã chỉ ra "Theo Courrier du Vietnam (17/3/2003) ở nước ta có hơn 2000 làng nghề, miền Bắc có 1594 làng nghề (79%), miền Trung có 312 làng nghề (15,5%) và miền Nam có 111 làng nghề (5,5%).". Như vậy, nước ta là đất nước có nhiều làng nghề truyền thống. Trong cuộc sống hiện nay, các làng nghề đã và đang mang tới nhiều giá trị vật chất, tăng lợi nhuận kinh tế cho địa phương. Ngoài ra, những làng nghề này còn là nơi gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa mà cha ông dày công dựng nên.

Như mọi người đã biết, mỗi sản phẩm thủ công thường có nét đặc trưng riêng biệt, đại diện cho từng làng nghề. Để làm nên sự khác biệt ấy, các nghệ nhân, thợ thủ công đã phải kiên trì sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm, kĩ thuật trong quá trình lao động. Từ đó, tạo nên các bí quyết để truyền lại cho con cháu, thế hệ mai sau. Có thể nói, đôi bàn tay tài hoa cùng trí óc mẫn tuệ chính là "tài sản văn hóa" của làng nghề truyền thống. Không chỉ vậy, di sản văn hóa còn được thể hiện qua đời sống sinh hoạt, sản xuất và tinh thần của cư dân làng nghề. Những sản phẩm thủ công được làm bởi các nguyên liệu truyền thống, dân dã cũng góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa làng nghề.

Vài năm trở lại đây, các làng nghề truyền thống đã biết nắm bắt cơ hội, tận dụng tài nguyên để phát triển kinh tế, đồng thời giới thiệu tới du khách gần xa những nét đẹp tinh hoa. Một số địa phương còn đẩy mạnh mô hình du lịch làng nghề dưới dạng tham quan - tìm hiểu và trải nghiệm. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho việc tuyên truyền, bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 18

Xin chào cô và các bạn. Em là …. Hôm nay, đến với vấn đề "vai trò kết nối tình thân của những món ăn truyền thống địa phương", em xin trình bày một vài ý kiến như sau:

Các bạn thân mến, mỗi địa phương trên đất nước ta lại có cách chế biến món ăn theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như món cá kho, có nơi cho thêm nghệ, có nơi bỏ thêm riềng hoặc thịt ba chỉ,... Như vậy, từ nguyên liệu chính là cá, người dân ở mỗi vùng đã kết hợp thêm các nguyên liệu, gia vị khác nhau. Từ đây, chúng ta gọi đó là món ăn truyền thống địa phương.

Các món ăn truyền thống thường là món ăn dân dã, bình dị và hay xuất hiện trong mâm cơm hàng ngày. Những món ăn này được tạo nên bởi đôi tay khéo léo cùng tình cảm chân thành của người nấu. Vì thế, khi nhìn thấy món ăn, ta sẽ nhớ tới bữa cơm gia đình ấm cúng, tới hình bóng người thân đảm đang bên bếp lửa. Để rồi, sau này khôn lớn, chúng ta vẫn luôn hướng về hương vị thân quen của quê nhà.

Có thể thấy, các món ăn địa phương đã góp phần gắn kết tình cảm gia đình ruột thịt. Giây phút tất cả mọi người cùng chuẩn bị nguyên liệu rồi nấu nướng thật ấm áp làm sao! Hay khoảnh khắc gia đình sum vầy bên mâm cơm, gắp cho nhau những món ăn nóng hổi cũng thật đẹp đẽ.

Dù cuộc sống có nhiều bộn bề, lo toan thì hi vọng rằng, mỗi người sẽ dành thời gian để cùng ăn bữa cơm thơm ngon, nóng hổi cùng người thân. Đồng thời, luôn ý thức, trân trọng, gìn giữ nét đặc trưng của từng món ăn địa phương.

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Rất cảm ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi, lắng nghe.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 19

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 20

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn, thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết hơn bất cứ khi nào hết.

Thực trạng đang diễn ra mà ai cũng cảm nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người chúng ta ngày càng được hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại dường như quên đi nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra và lớn lên - đất nước Việt Nam yêu dấu. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ lại ngày càng ít quan tâm và tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi và ưa chuộng những văn hóa các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ ngày càng bị mai một và mất dần đi. Những lễ hội, cuộc thi dân gian không còn được nhận nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Nhiều người trẻ hiện nay thậm chí còn không hiểu biết về nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của các nước trên thế giới. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, là những người trẻ chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước, cần phải làm gì để khắc phục? Theo đó, trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 21

Truyền thống và hiện đại là hai yếu tố tưởng chừng như luôn xung đột nhau trong tiến trình phát triển của nhân loại. Tuy nhiên, trong thực tế, thì chúng luôn tồn tại song hành với nhau, không thể tách rời.

Văn hóa truyền thống là một khái niệm tương đối rộng. Nhưng hiểu một cách đơn giản thì đó là những gì mà cha ông để lại cho chúng ta, truyền từ đời này qua đời khác. Đó là các món ăn, trang phục, tập tục, lời ăn tiếng nói, rồi các lễ hội trong năm. Chúng đều mang những ý nghĩa tích cực, mang đậm chất riêng biệt của dân tộc nên được lưu giữ, truyền qua nhiều đời và trở thành truyền thống.

Xã hội ngày càng hiện đại với nhiều cái mới, cái tiện nghi. Nhưng song song với nó các nét đẹp truyền thống vẫn luôn hiện diện. Có thể cuộc sống xô bồ làm chúng ta tạm cất chúng đi, nhưng vào các ngày lễ, các dịp quan trọng thì chúng lại nở rộ, lại hiện diện. Tiêu biểu nhất, chính là những tà áo dài, những bộ váy dân tộc… được mặc vào những ngày quan trọng, các sự kiện đặc biệt của mọi người. Chẳng phải trước các cột mốc, người ta vẫn chọn nét đẹp của trang phục truyền thống đấy ư?

Giá trị cao cả của văn hóa truyền thống đó, chính là ở mặt tinh thần. Nó gắn kết con cháu với cha ông, gắn liền những giai đoạn lịch sử. Cho chúng ta biết mình là con cháu của ai, biết đất nước này đã đi qua những gì. Văn hóa truyền thống đem đến sự tự hào dân tộc, tình yêu quê hương mãnh liệt trong mỗi con người.

Và cũng như tinh thần yêu nước, văn hóa truyền thống là bất diệt, là trường tồn mãi trong mỗi trái tim chúng ta.

Trình bày ý kiến về văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại - mẫu 22

Ở hiện tại, chúng ta đã có một nền văn hóa mới hiện đại và sôi động, với sự giao thoa của nhiều nét văn hóa đến từ các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, dù như vậy thì văn hóa truyền thống mà cha ông để lại đến nay vẫn còn tồn tại và phát triển rực rỡ.

Văn hóa truyền thống có thể hiểu một cách đơn giản là những phong tục tập quán, lời ăn tiếng nói, tư tưởng, trang phục, món ăn… mà cha ông ta lưu giữ và truyền lại cho con cháu qua nhiều thế hệ. Với sự thay đổi chóng mặt của cuộc sống hiện đại, chúng ta dần dần thấy những giá trị truyền thống đó bị lu mờ, dường như “mai danh ẩn tích” hoàn toàn. Nhưng không hẳn là như vậy. Có thể nhiều nét văn háo truyền thống không còn phù hợp với lối sống mới nên không được các bạn trẻ lựa chọn. Nhưng chỉ cần có cơ hội thì ngay lập tức các nét đẹp văn hóa ấy lại được sống lại. Chúng ta có thể dễ dàng gặp gỡ điều này qua hình ảnh các tà áo dài, ác tứ thân, cổ phục… mà các bạn trẻ diện vào các lễ hội, sự kiện quan trọng. Hoặc đơn giản là mặc đi chụp ảnh, dạo phố, gặp gỡ bạn bè. Văn hóa truyền thống còn được thể hiện qua những cố gắng phục dựng các kiến trúc cổ, các ngày lễ, các lễ hội từ xa xưa của ông cha ta. Điều đó đã khẳng định được sức nặng và tầm quan trọng của văn háo truyền thống đối với dân tộc ta.

Là một đất nước có nền văn hiến suốt cả nghìn năm trong thời buổi hội nhập. Đất nước ta nhanh chóng trở thành một cường quốc kinh tế lớn mạnh dù chỉ mới kết thúc chiến tranh chưa đến một trăm năm. Nhưng cùng với đó, nền văn hóa truyền thống vẫn trường tồn như một cây trụ tinh thần, đóng vai trò là điểm tựa cốt lõi, làm nền tảng để xây dựng và phát triển một nền văn hóa hiện đại. Nhờ vậy mà chúng ta vẫn giữ gìn được nét riêng cho nền văn hóa mới của thế kỉ 21, vẫn là chúng ta: dân tộc Việt Nam anh hùng.

Đánh giá

0

0 đánh giá