Anh D là nhân viên khách sạn. Trong một lần khi đang dọn phòng, anh phát hiện khách có để quên một chiếc đồng hồ

72

Với giải Luyện tập 5 trang 75 KTPL 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Luyện tập 5 trang 75 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của chủ thể trong các trường hợp sau và cho biết nếu là chủ thể đó, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

a. Anh D là nhân viên khách sạn. Trong một lần khi đang dọn phòng, anh phát hiện khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh đã không báo lại với quản lí mà đem giấu đi. Sau đó, anh D mang chiếc đồng hồ đến một tiệm cầm đồ để bán lấy tiền.

b. Chị S vay của anh N số tiền 500 triệu đồng để đầu tư sản xuất kinh doanh. Một thời gian sau, kinh doanh không thành, bị thua lỗ, không có khả năng trả nợ nên chị S đã bỏ trốn. Anh N đã đến nhà của bố mẹ chị S để đòi nợ. Anh đã đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần bố mẹ chị S nếu không chịu trả nợ thay cho con gái.

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Hành vi của anh D mang chiếc đồng hồ đến một tiệm cầm đồ để bán lấy tiền là không phù hợp theo quy định của pháp luật dân sự. Điều 230 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

(1) Khi phát hiện tài sản của khách hàng bỏ quên, người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

(2) Sau 1 năm kể từ ngày công khai nếu không ai nhận thì sẽ được hưởng hoặc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó tuỳ vào giá trị của tài sản

+ Trong trường hợp này, nếu là anh D, em sẽ thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để công khai thông tin, tìm chủ sở hữu của chiếc đồng hồ.

Trường hợp b.

+ Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nếu chị S không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Toà án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.

+ Tuy nhiên, chị S lại bỏ trốn không trả nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

+ Anh N cũng vi phạm quyền sở hữu và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác do đập phá đồ đạc và uy hiếp tinh thần bố mẹ chị S nếu không chịu trả nợ thay cho con gái. Tuỳ

theo tính chất và mức độ để truy cứu trách nhiệm.

+ Nếu là anh N, trong trường hợp này, em sẽ: thu thập chứng cứ và gửi đơn kiện chị S tới Tòa án dân sự.

Đánh giá

0

0 đánh giá