Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10 (Chân trời sáng tạo): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

320

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Mở đầu trang 76 KTPL 12: Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Lời giải:

- Công dân có quyền tự do kết hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn và có quyền yêu cầu Toà án giải quyết li hôn để chấm dứt hôn nhân theo quy định của pháp luật.

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật về đăng kí kết hôn, các nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình, trách nhiệm khi li hôn.

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

Câu hỏi trang 77 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình của chủ thể trong các trường hợp là gì.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Hành vi tảo hôn của nhân vật Giàng A T, Lò Thị B; hành vi tổ chức tảo hôn của gia đình 2 bên là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

- Trường hợp 2. Hành vi cưỡng ép kết hôn của vợ chồng ông A, bà B là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình.

Câu hỏi trang 77 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Phân tích hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật trong mỗi trường hợp.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Hậu quả:

+ Cuộc sống gia đình chật vật, đời sống kinh tế khó khăn khiến T và B thường xảy ra mâu thuẫn;

+ B sinh con ở độ tuổi vị thành niên, sức khoẻ không tốt, thường xuyên đau ốm.

- Trường hợp 2. Hậu quả: Hành vi cưỡng ép kết hôn của vợ chồng ông A, bà B đã khiến chị C có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Hành vi này có thể bị xử lí hành chính hoặc xử lí hình sự về tội cưỡng ép kết hôn, li hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở li hôn tự nguyện theo Điều 181 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Câu hỏi trang 79 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết chủ thể trong các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ gì giữa vợ chồng.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Chồng chị V đã vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng; theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trường hợp 2. Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng; theo quy định pháp luật, vợ, chồng có quyền sở hữu tài sản riêng.

Câu hỏi trang 79 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi đó đã gây ra hậu quả gì.

Lời giải:

- Trường hợp 1. Hậu quả: Hành vi của chồng chị V đã gây ảnh hưởng đến việc học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của chị V.

- Trường hợp 2. Hậu quả: Hành vi của anh A đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản riêng của vợ mình, gây mâu thuẫn trong gia đình.

Câu hỏi trang 80 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết chủ thể trong trường hợp 1 có thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không, vì sao

Lời giải:

Hành vi của các chủ thể đã thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Theo quy định pháp luật về nghĩa vụ, quyền chăm sóc và nuôi dưỡng: các con của vợ chồng ông K đã thực hiện nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Vợ chồng ông K cũng đã thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc giáo dục, làm gương tốt cho con.

Câu hỏi trang 80 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Chỉ ra hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình ở trường hợp 2 và nêu hậu quả của hành vi đó.

Lời giải:

+ Hành vi của nhân vật T là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Theo quy định pháp luật, con thành niên, con đã thành niên khi sống cùng với cha mẹ thì có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

+ Hậu quả: ảnh hưởng đến bố mẹ.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 83 KTPL 12: Cho biết quan điểm của em về các nhận định sau và giải thích.

a. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn.

b. Cha mẹ có quyền quyết định việc chọn nghề nghiệp của con.

c. Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng, người vợ được ưu tiên lựa chọn nơi cư trú.

d. Căn cứ để vợ chồng thuận tình li hôn là việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng.

Lời giải:

- Nhận định a sai vì theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn thì không quy định người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

- Nhận định b sai vì theo quy định pháp luật, cha mẹ chỉ có thể hướng dẫn con chọn nghề và phải tôn trọng quyền chọn nghề của con.

- Nhận định c sai vì theo quy định pháp luật, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thoả thuận.

- Nhận định d sai vì vợ chồng thuận tình li hôn trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu li hôn, hai bên thật sự tự nguyện li hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Luyện tập 2 trang 83 KTPL 12: Em hãy xác định các trường hợp sau đây vi phạm điều kiện kết hôn nào.

a. Anh K và chị E có tình cảm với nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm với lí do bố của anh K là anh ruột của mẹ chị E.

b. Anh B và vợ hiện tại anh và vợ đang li thân. Anh có quen biết với chị H là đồng nghiệp và muốn kết hôn với chị.

c. Anh H và chịT đã ngoài 30 tuổi nhưng cả hai chưa kết hôn nên bị gia đình nhiều lần thúc giục. Anh A và chị B đã quyết định kết hôn giả với nhau.

d. Ông P có con trai bị mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn muốn cưới vợ cho con. Ông đã bỏ ra số tiền lớn để thuê chị K kết hôn với con mình.

Lời giải:

- Trường hợp a: Anh K và chị E không được quyền kết hôn với nhau vì pháp luật cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

- Trường hợp b: Anh B và người phụ nữ anh đang hẹn hò không được quyền kết hôn với nhau vì anh B chưa li hôn với vợ. Nếu anh B kết hôn với người phụ nữ anh đang hẹn hò sẽ vi phạm điều kiện kết hôn vì pháp luật cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

- Trường hợp c: Anh K và chị C không được quyền kết hôn với nhau, vì pháp luật cấm kết hôn giả tạo.

- Trường hợp d: Anh Q không được quyền kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ kết hôn với nhau không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Luyện tập 3 trang 83 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau trả lời câu hỏi.

Trường hợp a. Vì khoảng cách tuổi tác nên vợ chồng anh X thường xảy ra mâu thuẫn. Cả hai vợ chồng đã cố gắng thay đổi nhưng không có kết quả. Vì mục đích hôn nhân không đạt được, anh chị có ý định li hôn. Tuy nhiên, khi biết chuyện này, gia đình hai bên đều ngăn cản với lí do việc li hôn sẽ ảnh hưởng không tốt đến các con. Trước yêu cầu của gia đình, vợ chồng anh X không nộp đơn li hôn, nhưng cuộc sống hằng ngày của họ rất nặng nề.

Trường hợp b. Anh T và chị H kết hôn hơn 10 năm và có hai con chung. Anh T làm việc tại một công ty, chị H quán xuyến công việc gia đình, chăm sóc bố mẹ và các con.

Cuộc sống hạnh phúc của gia đình bị phá vỡ khi anh T có quan hệ tình cảm với cô đồng nghiệp và yêu cầu li hôn với vợ. Khi vợ anh không đồng ý với yêu cầu này thì bị anh mắng chửi.

- Chủ thể trong các trường hợp trên có quyền yêu cầu li hôn không? Vì sao?

- Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thể trong các trường hợp trên?

Lời giải:

- Trường hợp a.

+ Vợ chồng anh X có quyền yêu cầu li hôn vì theo quy định của pháp luật, vợ chồng có quyền thuận tình li hôn khi thật sự tự nguyện li hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của con.

+ Việc vợ chồng anh X có ý định li hôn là không trái quy định của pháp luật. Gia đình hai bên ngăn cản vợ chồng anh X li hon là hành vi cản trở li hôn tự nguyện.

- Trường hợp b.

+ Anh T không có quyền yêu cầu li hôn vì để li hôn theo yêu cầu của một bên phải có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng; làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

+ Hành vi của anh T là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Hành vi này đáng bị lên án và có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Luyện tập 4 trang 84 KTPL 12: Em hãy chỉ ra hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình qua các trường hợp sau và đưa ra nhận xét.

Trường hợp a. Vì bố mẹ bận rộn với công việc, ít có thời gian quan tâm đến C nên khi nghỉ hè, C chỉ ở nhà xem ti vi và sử dụng mạng xã hội. Thấy vậy, ông ngoại quyết định đưa C về quê sống cùng ông. Hằng ngày, ông gọi C dậy sớm để tập thể dục, ăn sáng. Sau đó, ông dành thời gian để hướng dẫn C học ngoại ngữ. Ông còn đăng kí cho C lớp học võ, học bơi ở địa phương. Ngoài ra, ông còn truyền đạt nhiều kiến thức cuộc sống cho C. Sau ba tháng hè sống cùng ông, C đã nâng cao được sức khoẻ và rèn luyện được tính tự lập.

Trường hợp b. M (23 tuổi) đang sống cùng hai em gái đang độ tuổi đi học. Vì bố mẹ đột ngột qua đời do tai nạn giao thông, M phải làm nhiều nghề để nuôi các em. Ngoài làm việc tại công ty vào giờ hành chính, M còn tranh thủ nhận hàng gia công và bán hàng trực tuyến để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hiểu sự vất vả của anh trai, các em M đều rất ngoan, không chỉ chăm học mà còn phụ giúp anh làm việc nhà.

Lời giải:

- Trường hợp a. Khi bố mẹ của C bận rộn, ông ngoại đã đưa C về quê trong kì nghỉ hè để trông nom, chăm sóc và giáo dục C. Ông đã hướng dẫn C học tập, tạo điều kiện cho C nâng cao sức khỏe, truyền đạt nhiều kiến thức cuộc sống cho C, giúp C rèn luyện tính tự lập. => Hành vi của ông ngoại C thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

- Trường hợp b. Hành vi của M thực hiện đúng quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Khi không còn cha mẹ, M đã làm việc để nuôi dưỡng các em.

Luyện tập 5 trang 84 KTPL 12: Em hãy sắm vai xử lí tình huống sau:

Tình huống. Chị V có chuỗi cửa hàng kinh doanh trang sức. Vì thu nhập của chồng thấp hơn của mình nên chị V tự cho mình quyền quyết định mọi công việc trong gia đình mà không bàn bạc với chồng. Nhiều lần, chị V yêu cầu chồng nghỉ việc ở công ty để hỗ trợ mình trong kinh doanh nhưng chồng chị không đồng ý. Mỗi lần bàn đến vấn đề này, vợ chồng chị đều phát sinh tranh cãi.

- Phân tích hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình trong tình huống trên.

Lời giải:

Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ trong hôn nhân và gia đình trong tình huống trên:

+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hôn nhân, gia đình của chị H;

+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần, cuộc sống của những người liên quan (ví dụ: cha mẹ; đồng nghiệp;…)

+ Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ em (con của vợ chồng chị H);

+ Gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội;..

Vận dụng

Vận dụng trang 84 KTPL 12: Dựa vào quy định pháp luật, em hãy nêu những việc em nên/ không nên làm để thực hiện tốt trách nhiệm của công dân trong gia đình.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Những việc nên làm:

+ Làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi, ví dụ: rửa bát, nấu cơm, giặt quần áo, dọn dẹp nhà,…

+ Yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ …

- Những việc không nên làm:

+ Không tham gia làm việc nhà

+ Không biết ơn, bất kính, ngược đãi,… ông bà, cha mẹ.

+ …

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

- Quyền của công dân trong hôn nhân:

+ Nam, nữ có quyền kết hôn, li hôn.

+ Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

- Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật về đăng kí kết hôn, các nguyên tắc của pháp luật hôn nhân và gia đình, trách nhiệm khi li hôn.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

Điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

- Vợ chồng có quyền bình đẳng về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

- Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con:

+ Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con;

+ Giáo dục con, chăm lo, tạo điều kiện cho con học tập;

+ Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con và không được phân biệt đối xử với con.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu con (minh họa)

- Quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ:

+ Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục;

+ Được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức;

+ Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ; có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật.

- Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình | Kinh tế Pháp luật 12

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà

- Các cá nhân, tổ chức vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về hôn nhân và gia đình mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí, cụ thể là sẽ bị xử phạt với những loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự,...

Đánh giá

0

0 đánh giá