Giải SGK Kinh tế Pháp luật 12 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

435

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Mở đầu trang 62 KTPL 12: Em hãy kể tên một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế mà em biết.

Lời giải:

- Công dân có các quyền về kinh doanh như:

+ Quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm;

+ Quyền bình đẳng về kinh doanh;

+ Có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh;

- Công dân có các nghĩa vụ về kinh doanh như:

+ Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh;

+ Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác;

+ Kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật;

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh

Câu hỏi trang 63 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi của hộ kinh doanh NVT trong trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền kinh doanh và giải thích.

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, hộ kinh doanh NVT đã vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh. Cụ thể: Theo quy định của pháp luật, sản xuất hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 192.

- Hoặc hộ kinh doanh NVT vi phạm một trong các Điều sau: Điều 193 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh), Điều 195 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi), Điều 196 (Tội đầu cơ)… của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Câu hỏi trang 63 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.

Lời giải:

Hậu quả: chủ cơ sở NVT sẽ gánh chịu trách nhiệm pháp lí hình sự theo quy định của pháp luật hình sự vì đây là vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự (có dấu hiệu sản xuất thực phẩm chức năng giả với quy mô lớn trên địa bàn thành phố H; chủ cơ sở NVT đã lợi dụng địa điểm xa khu dân cư và giá thành thuê rẻ làm nơi sản xuất, phối trộn hàng hoá).

2. Quyền và nghĩa vụ nộp thuế của công dân

Câu hỏi trang 65 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi của chị K trong trường hợp đã vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế và giải thích.

Lời giải:

Hành vi của chị K trong trường hợp đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Cụ thể:

- Theo Điều 143 Luật Quản lí thuế năm 2019, các hành vi trốn thuế bao gồm:

+ Không nộp hồ sơ đăng kí thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lí thuế năm 2019;

+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

+ Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hoa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;

+ Sử dụng hoá đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoa đơn để hạch toán hàng hoa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;

+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không phải nộp;

+ Khai sai với thực tế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hoá đã được thông quan;

+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế;

+ Sử dụng hàng hoa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lí thuế;

+ Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lí thuế;

- Như vậy, hành vi không xuất hoa đơn khi ban hàng hoa, dịch vụ theo đúng quy định của chị K được xem là hành vi trốn thuế. Hành vi trốn thuế sẽ bị xử lí hình sự theo tội trốn thuế, căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Câu hỏi trang 65 KTPL 12: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy: Cho biết hành vi vi phạm này có thể dẫn tới hậu quả gì.

Lời giải:

Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà chị K phải gánh chịu hậu quả pháp lí tương ứng.

- Hành vi không lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP). Đồng thời, buộc phải lập hoá đơn khi người mua có yêu cầu.

- Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, hành vi không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hoá, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kì tính thuế tương ứng) nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lí.

- Ngoài ra, nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 67 KTPL 12: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh?

a. Công dân được tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

b. Bình đẳng trong kinh doanh không có nghĩa là công dân được lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh và hình thức kinh doanh.

c. Khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh phải đăng kí thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

d. Nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh là chỉ chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh.

Lời giải:

- Nhận định a. Đúng, vì quyền kinh doanh của doanh nghiệp được cụ thế hoá nhiều nội dung, trong đó có quyền được lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.

+ Loại hình kinh doanh là tuỳ chọn vô cùng đa dạng và phong phú, giúp cho các chủ thể kinh doanh có thể xây dựng hình thức doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình.

+ Từ các loại công ty cổ phần, công ty tư nhân đến các hình thức hợp danh, mỗi loại đều có những ưu điểm riêng để giúp cho doanh nghiệp phát triển và tạo sự khác biệt trên thị trường. Việc lựa chọn đúng loại hình kinh doanh sẽ giúp cho các chủ thể vận hành hiệu quả và bền vững trong dài hạn. Cơ sở: Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

- Nhận định b. Sai, vì bình đẳng trong kinh doanh thể hiện ở việc bình đẳng trong lựa chọn: mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức trong kinh doanh; mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,...; mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề bị cấm kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020.

- Nhận định c. Đúng, vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng kí kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung như: ngành, nghề kinh doanh, cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và nội dung khác trong hồ sơ đăng kí doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng kí ngành nghề kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

- Nhận định d. Sai, vì nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh là không chỉ chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh mà còn chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an sinh xã hội,...

Luyện tập 2 trang 67 KTPL 12: Dựa vào quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế, em hãy nhận xét hành vi của các chủ thể sau:

a. Nhân viên kế toán Công ty X không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

b. Anh A và anh B đều nộp hồ sơ đăng kí doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau khi cơ quan chức năng xem xét thì anh A được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, còn anh B thì không được cấp mặc dù cùng điều kiện như nhau.

c. Anh H đăng kí kinh doanh vải. Do không đủ số lượng hàng để cung ứng ra thị trường nên anh đã nhập vải không rõ nguồn gốc, sau đó gắn thêm nhãn hiệu nổi tiếng vào sản phẩm để bán ra thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cao.

Lời giải:

- Trường hợp a: Hành vi của nhân viên kế toán Công ty X vi phạm nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Cụ thể: Công ty X không xác định được số tiền thuế phải nộp, có thể bị phạt hành chính hoặc xử lí hình sự, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

- Trường hợp b: Hành vi của cơ quan chức năng vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh của công dân. Trách nhiệm của Nhà nước là tổ chức bộ máy quản lí, phải thiết lập các cơ quan quản lí để hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật. Điều này đảm bảo rằng mọi người đều được đối xử bình đầng và tuân thủ quy định của pháp luật.

- Trường hợp c: Anh H vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về kinh doanh. Ngoài ra, anh còn vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Luyện tập 3 trang 67 KTPL 12: Cho biết hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:

a. Công ty H đã có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định.

b. Doanh nghiệp X đã lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống để xin hoàn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế.

c. Công ty Xuất nhập khẩu Z, khai thấp giá đầu vào, hạch toán trên sổ giá mua thấp hơn giá thực tế thanh toán để nhằm mục đích trốn thuế ở khâu nhập khẩu.

Lời giải:

- Trường hợp a: Công ty H có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến hậu quả: Căn

cứ tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP:

(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế qua thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và co tình tiết giảm nhẹ;

(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

(3) phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày;

(4) phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày, nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp các phụ lục theo quy định về quản lí thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;

(5) phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lí thuế năm 2019.

- Trường hợp b: Hành vi lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống của Doanh nghiệp X sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng đối với hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.

- Trường hợp c:

+ Hành vi khai thấp giá đầu vào, hạch toán trên sổ giá mua thấp hơn giá thực tế thanh toán để nhằm mục đích trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, khi các bên lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hoa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị phạt:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên

01 lần số thuế trốn

2

Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

1,5 lần số tiền thuế trốn

3

Có 01 tình tiết tăng nặng

2,0 lần số tiền thuế trốn

4

Có 02 tình tiết tăng nặng

2,5 lần số tiền thuế trốn

5

Có từ 03 tình tiết tăng nặng trở lên

3,0 lần số tiền thuế trốn

+ Ngoài bị phạt, người khai gian để trốn thuế còn phải nộp đủ số thuế đã trốn vào ngân sách nhà nước. Đặc biệt, nếu hết thời ạn thì người nộp thuế không phải nộp tiền phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đã trốn cùng tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân

Luyện tập 4 trang 68 KTPL 12: Cho biết nhân vật trong trường hợp sau đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh như thế nào.

Trường hợp.Công ty của bà C hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí hợp đồng với nhiều khách hàng đến từ các địa phương khác nhau với tổng doanh thu từ 15 đến 20 tỉ/năm. Tuy nhiên, khi kê khai thuế với mỗi hợp đồng, bà C đã chỉ đạo cấp dưới lập khổng hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp.

Lời giải:

- Hành vi của công ty của bà C là lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoa đơn giá trị gia tăng thấp hơn so với số tiền khách hàng thanh toán để giảm số tiền thuế phải nộp. Hành vi này thực hiện chưa đúng về quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh.

Luyện tập 5 trang 68 KTPL 12: Hành vi của của nhân vật trong các trường hợp sau có phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh không? Vì sao?

a. Ông N và bà K đều mở cửa hàng kinh doanh các vật tư nông nghiệp như: giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,.. Cả ông N và bà K đều bán một số sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng. Tuy nhiên, khi cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra thì chỉ xử phạt hành chính đối với bà K, còn ông N thì được bỏ qua vì có mối quan hệ họ hàng với cán bộ kiểm tra.

b. Bà Đ nộp hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Sau khi được cấp phép kinh doanh, bà Đ đã chủ động tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh, quảng cáo nhằm thu hút khách hàng. Thời gian đầu, doanh nghiệp của bà Đ còn bỡ ngỡ trong hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, sau đó nhờ tìm hiểu kĩ hơn các quy định của pháp luật, bà Đ đã bổ sung đầy đủ số tiền thuế còn thiếu đúng thời hạn.

Lời giải:

- Trường hợp a: Hành vi của ông N và bà K không phù hợp vì vi phạm điều cấm của luật. Cụ thể, theo Phụ lục IV Luật Đầu tư năm 2020 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), ông N và bà K sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí tuỳ theo tính chất và múc độ. Cán bộ cơ quan chức năng kiểm tra cũng không làm hết chức năng của mình. Cán bộ cơ quan chức năng do có mối quan hệ họ hàng với ông N nên đã bỏ qua mà không xử lí. Như vậy, cán bộ cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008.

- Trường hợp b: Hành vi của bà phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế. Vì bà là chủ doanh nghiệp nên bà có quyền được tuyển dụng lao động, tìm đối tác kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư để phát triển doanh nghiệp. Ở đây, bà có nộp thiếu tiền thuế do mới thành lập nên còn bỡ ngỡ trong việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bà Đ đã kịp thời nộp bổ sung đầy đủ số tiền thuế đúng hạn.

Luyện tập 6 trang 68 KTPL 12: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp Anh A và chị B cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh thuốc tân dược. Vì đã hứa giúp đỡ chị B nên anh H, lãnh đạo cơ quan chức năng, yêu cầu chị P là nhân viên dưới quyền huỷ hồ sơ của anh A. Thấy chị B được cấp phép dù thiếu bằng chuyên ngành trong khi hồ sơ của mình đủ điều kiện vẫn bị loại, anh A đã thuê anh T tung tin đồn chị B thường xuyên phân phối hàng không đảm bảo chất lượng.

Các chủ thể trong trường hợp trên đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào?

Lời giải:

- Anh H là lãnh đạo cơ quan chức năng, chị P là nhân viên cấp dưới và chị B đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh, cụ thể:

+ Chị B dựa vào mối quan hệ quen biết với anh H để nhờ cậy anh H giúp đỡ mình trong việc cấp giấy phép kinh doanh.

+ Anh H đã chỉ đạo chị P hủy hồ sơ của anh A và cấp phép kinh doanh cho chị B (dù chị B thiếu bằng cấp chuyên ngành).

Vận dụng

Vận dụng trang 68 KTPL 12: Em hãy tìm hiểu một trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh và nộp thuế, sau đó, nêu ý kiến nhận xét về trường hợp đó.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

♦ Trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:

- Trường hợp. Từ năm 2018, ông M thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Sản xuất G với ngành nghề kinh doanh dầu nhớt, phụ tùng xe gắn máy. Trong thời gian kinh doanh, ông M nhận thấy khách hàng ưa chuộng các phụ tùng xe gắn máy hiệu H và dầu nhớt hiệu K nên nảy sinh ý định làm giả sản phẩm của các thương hiệu này bán cho khách hàng để thu lợi. Ông M chỉ đạo nhân viên thiết kế các mẫu tem xác nhận hàng chính hãng và thuê người in nhiều mẫu tem để sử dụng, sau đó ông cùng vợ đến một số chợ trong khu vực tìm mua các phụ tùng xe gắn máy, dầu nhớt chất lượng kém đem về đóng gói, dán tem làm giả sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng, bán ra thị trường cho khách với giá thấp hơn hàng chính hãng từ 10% - 15%. Bằng thủ đoạn đó, trong thời gian gần 2 năm, vợ chồng ông M đã sản xuất số lượng hàng giả có giá trị tương đương hàng thật hơn 750 triệu đồng, thu lợi khoảng 300 triệu đồng.

- Nhận xét:

+ Vợ chồng ông M đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh, quyền bình đẳng trong kinh doanh, nghĩa vụ tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, vì hành vi của vợ chồng ông M sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, vi phạm quyền tự do kinh doanh của công dân.

+ Hành vi vi phạm của vợ chồng ông M có thể dẫn đến những hậu quả như: Khiến người tiêu dùng bị thiệt hại về tài sản do mua và sử dụng những sản phẩm giả, kém chất lượng;  Gây thiệt hại về uy tín, tiền bạc cho các doanh nghiệp chân chính sản xuất dầu nhớt nhãn hiệu K; Gây rối loạn thị trường; vợ chồng ông M phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng theo quy định của pháp luật;...

♦ Trường hợp vi phạm quyền, nghĩa vụ của công dân trong nộp thuế:

- Trường hợp. Công ty N của ông A hoạt động kinh doanh ngành nghề đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. Trong thời gian hoạt động, công ty đã kí kết các hợp đồng đóng mới tàu cho khách hàng cá nhân hoạt động dịch vụ du lịch chở khách trên địa bàn với tổng doanh thu trên 15 tỉ đồng. Tuy nhiên, khi hạch toán kê khai thuế với mỗi hợp đồng đóng tàu, ông A đã chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng thấp hơn số tiền khách hàng thanh toán thực tế để giảm bớt số tiền thuế phải nộp so với thực tế.

- Nhận xét:

+ Ông A đã vi phạm nghĩa vụ khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nghĩa vụ sử dụng hoá đơn theo đúng quy định của pháp luật của người nộp thuế, vì theo quy định của pháp luật, người nộp thuế có trách nhiệm phải khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định. Tuy nhiên, ông A đã cố tình chỉ đạo cấp dưới lập khống hợp đồng kinh tế, ghi sai giá trị trên hoá đơn giá trị gia tăng và khai thuế thấp hơn so với thực tế để nhằm mục đích trốn thuế.

+ Hành vi của ông A có thể gây ra những hậu quả như: gây thất thoát cho ngân sách nhà nước; khiến ông A phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng;...

Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình

Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập

Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh doanh

- Công dân có các quyền về kinh doanh như:

+ Công dân có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; lựa chọn hình thức, quy mô kinh doanh; quyền tự chủ kinh doanh (vốn, thị trường, khách hàng, lĩnh vực đầu tư, kinh doanh,...).

+ Công dân được bình đẳng trong kinh doanh, mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

Những ngành bị nghiêm cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam

- Công dân có các nghĩa vụ về kinh doanh như:

+ Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh;

+ Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác;

+ Kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật;

+ Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên;

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp và người tiêu dùng;

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội...

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo vệ môi trường (minh họa)

- Người có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về nộp thuế

- Công dân có quyền được cung cấp thông tin để thực hiện quyền, nghĩa vụ nộp thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế; được hưởng ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Công dân có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo quy định; chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế; thực hiện các quy định khác của pháp luật về thuế.

Lý thuyết KTPL 12 Chân trời sáng tạo Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế | Kinh tế Pháp luật 12

Công dân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

Đánh giá

0

0 đánh giá