Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế Pháp luật lớp 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KTPL 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Lời giải:
(*) Tham khảo: Học tập có vai trò quan trọng đối với mỗi người. Học tập giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, mở mang kiến thức, có tri thức để làm chủ cuộc đời và là công dân có ích cho đất nước,...
1. Quyền của công dân trong học tập
Lời giải:
- Trường hợp 1. Bạn A cho biết sẽ chọn ngành Kế toán do đam mê lĩnh vực này, bạn B chia sẻ rằng ước mơ của bạn là trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho cộng đồng. Đây là hành vi thể hiện quyền của công dân trong học tập: quyền học bất cứ ngành, nghề nào.
- Trường hợp 2. Nhờ sự giúp đo của Ban Công tác mặt trận thôn và mọi người, bạn X đã thực hiện được quyền học tập của mình.
Lời giải:
Hậu quả:
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền học tập của người khác;
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí, cụ thể là những loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự,...
2. Nghĩa vụ của công dân trong học tập
Lời giải:
- Trường hợp 1: Việc làm của K cho thấy K không thực hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập. Mặc dù được gia đình tạo điều kiện, nhà trường quan tâm nhưng K không thực hiện tốt việc học tập của mình: thường xuyên bỏ học ma khong tham gia học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, không chấp hành quy tắc ứng xử của nhà trường.
- Trường hợp 2: Các em HS Trường Phổ thông dân tộc nội trú X đã thực hiện đúng nghĩa vụ học tập của công dân: nỗ lực học tập, rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy trường học; thể hiện sự lễ phép, tôn trọng và lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo.
Lời giải:
Hậu quả:
- Không thực hiện tốt quyền học tập của bản thân;
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền học tập của người khác, làm cho họ không thể thực hiện tốt quyền học tập của mình;
- Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lí, cụ thể là những loại trách nhiệm pháp lí khác nhau như: trách nhiệmhành chính, trách nhiệm dân sự, ...
Luyện tập
a. Công dân chỉ được học những ngành, nghề phù hợp với giới tính, khả năng của mình.
b. Nhà nước đảm bảo quyền học tập của công dân bằng cách thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
c. Việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
d. Bình đẳng về cơ hội giáo dục có nghĩa là không có các chính sách ưu tiên cho bất kì đối tượng người học nào.
Lời giải:
- Nhận định a sai vì công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.
- Nhận định b đúng vì Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục để đảm bảo mọi công dân đều được thực hiện quyền học tập của mình.
- Nhận định c sai vì việc công dân có thể lựa chọn học trung cấp, cao đẳng, đại học là thể hiện quyền được học không hạn chế các cấp học, trình độ đào tạo.
- Nhận định d sai vì để bình đẳng về cơ hội giáo dục, để mọi người có thể tham gia học tập thì Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hô cân nghèo.
Luyện tập 2 trang 88 KTPL 12: Em hãy nhận xét hành vi của cá nhân, tổ chức trong các trường hợp sau:
a. Vì nhà ở vùng sâu vùng xa, anh A đã chọn hình thức học từ xa để có thể học tại nhà và có điều kiện chăm sóc gia đình.
b. Học sinh Y cho rằng nhiệm vụ của mình là học tập, còn việc giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường học là trách nhiệm của nhà trường.
c. Khi thấy các bạn cùng lớp bỏ học để đi làm thêm ở xưởng may, C cũng có ý định nghỉ học để đi làm cùng các bạn.
d. D là người dân tộc thiểu số, khi trúng tuyển vào Đại học, D đã được nhà trường sắp xếp chỗ ở tại kí túc xá của trường.
Lời giải:
- Trường hợp a: Anh A đã thực hiện quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- Trường hợp b: Bạn HS Y chưa thực hiện nghĩa vụ của công dân trong học tập.
- Trường hợp c: Nếu bạn C bỏ học thì bạn C đã không thực hiện quyền học tập của mình.
- Trường hợp d: Việc trường Đại học sắp xếp cho D vào ở kí túc xá của trường đã thực hiện quyền học tập của công dân.
Luyện tập 3 trang 89 KTPL 12: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
a. Sau khi thi đỗ vào trường Đại học mơ ước, V quyết tâm học thật tốt với mong muốn có được việc làm phù hợp với chuyên ngành. Ngay từ năm thứ nhất, V đặt mục tiêu ra trường sớm để có thể giúp đỡ gia đình. Do đó, V đã lập kế hoạch học tập và đăng kí học vượt. Kết quả là V đã tốt nghiệp sớm hơn một năm và có thể tự tin tìm việc với bằng tốt nghiệp loại Giỏi của mình.
b. Ông H nhận bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông ở tuổi 68 khiến bạn bè và người thân không khỏi ngưỡng mộ. Ông chia sẻ rằng, lúc còn trẻ ông rất thích đi học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông chỉ được học đến hết lớp 11. Để có thể tốt nghiệp kì thi này, ngoài việc tham gia học lại chương trình lớp 12 tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận, ông không ngừng cố gắng tự học. Ông hi vọng rằng tinh thần hiếu học của bản thân sẽ lan toả được đến các con, cháu của mình.
Em hãy chỉ ra hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập ở các trường hợp trên và nhận xét về các hành vi này.
Lời giải:
- Trường hợp a. V đã lập kế hoạch học tập, học ngoại ngữ, trau dồi các kĩ năng quan trọng và kiến thức chuyên ngành. Việc V đăng kí học cao học thể hiện quyền học không hạn chế. Hành vi của V đã thực hiện đúng quyền học tập của công dân.
- Trường hợp b. Mặc dù lớn tuổi nhưng ông H vẫn cố gắng học tập để lấy bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, thực hiện quyền học thường xuyên, học suốt đời. Hành vi của ông H đã thực hiện đúng quyền học tập của công dân.
Luyện tập 4 trang 89 KTPL 12: Em hãy đánh giá hành vi của nhân vật trong trường hợp sau:
Trường hợp. Được nuông chiều từ bé nên B có tính tình kiêu căng. Ở lớp học, B hầu như không tương tác hoặc chơi cùng với các bạn. Hơn nữa, rất nhiều lần B có thái độ không tôn trọng thầy cô giáo. Cho rằng gia đình mình có điều kiện nên khi sử dụng các trang thiết bị của lớp học, B thường không chú ý giữ gìn, bảo quản. Mỗi khi giáo viên nhắc nhở, B thường tỏ ra không quan tâm và tuyên bố rằng bố mẹ sẽ bồi thường cho bất kì tổn thất nào gây ra cho trường học.
Lời giải:
- Hành vi của B không thực hiện đúng nghĩa vụ học tập của công dân. Cụ thể: không tôn trọng thầy cô giáo; không giữ gìn tài sản của nhà trường,...
- Hành vi của B cần bị phê phán. Tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, B có thể phải chịu trách nhiệm pháp lí ở những mức độ khác nhau.
Vận dụng
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Xóa nạn mù chữ là mục tiêu không thể thiếu trong nền giáo dục Việt Nam. Đây cũng là một trong những việc làm mấu chốt để hạn chế đói nghèo, giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở trẻ em, ngăn chặn đà tăng trưởng dân số, thiết lập bình đẳng giới và bảo đảm phát triển bền vững, hòa bình và dân chủ.
- Học tập suốt đời sẽ tạo cơ hội cho tất cả mọi người để theo kịp thời đại, không bị tẩy chay hay trở nên lạc hậu. Việc học vẫn luôn là chìa khóa tạo ra sự khác biệt, giúp mở mang kiến thức cho mỗi người để dẫn đến thành công
Xem thêm các bài giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội
Bài 14: Khái quát chung về pháp luật quốc tế
Bài 15: Một số nội dung cơ bản của Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ, biên giới quốc gia
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 12 Bài 11: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập
1. Quyền của công dân trong học tập
- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Học tập là một trong các quyền cơ bản của công dân
- Công dân có quyền:
+ Bình đẳng về cơ hội học tập;
+ Được tạo điều kiện để phát triển tài năng;
+ Được học không hạn chế các cấp học, trình độ đào tạo;
+ Học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với khả năng, năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình; được học thường xuyên, học suốt đời bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau.
2. Nghĩa vụ của công dân trong học tập
- Công dân có nghĩa vụ:
+ Thực hiện đúng quy định của pháp luật về học tập, giáo dục, đào tạo;
+ Tôn trọng quyền học tập của người khác;
+ Có trách nhiệm phải giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục nơi người học đang học tập.
Công dân có nghĩa vụ thực hiện đúng nội quy của các cơ sở giáo dục
- Nhà nước bảo đảm những điều kiện thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập của công dân. Đồng thời, Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hoà nhập, tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
- Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong học tập mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải.