Nê-pan (Nepal) có 8 ngọn núi cao nhất thế giới, nối tiếng với các vùng ngoại ô, công viên quốc gia

189

Trả lời Câu 3 trang 13 Ngữ văn 12 Tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 13 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 12 trang 13 Tập 2

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cho câu sau:

Nê-pan (Nepal) có 8 ngọn núi cao nhất thế giới, nối tiếng với các vùng ngoại ô, công viên quốc gia, những cánh rừng tuyệt đẹp, phù hợp với hoạt động thám hiểm, du lịch, đi bộ đường dài (trekking).

(Minh Huyền, Nê-pan cấm du khách trekking một mình, https://tuoitre.un/nepal-cam-du-khach-trekking-mot-minh-202303141316296.htm)

a. Vì sao người viết lại sử dụng từ trekking mà không phải là một từ ngữ tiếng Việt có nghĩa tương đương trong tiêu đề và bài viết?

b. Tìm thêm những từ ngữ tiếng nước ngoài trong lĩnh vực du lịch.

c. Theo bạn, việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao bạn nhận xét như vậy?

Trả lời:

a. Người viết sử dụng từ trekking mà không phải là một từ ngữ tiếng Việt có nghĩa tương đương để chú giải để đảm bảo được tính liên kết, ngắn gọn.

b. Những từ ngữ tiếng nước ngoài trong lĩnh vực du lịch:

- Domestic travel: Du lịch trong nước

- Adventure travel: Du lịch mạo hiểm, dành cho những bạn trẻ thích phiêu lưu

- Kayaking: Loại hình khám phá mà du khách trực tiếp tham gia chèo thuyền, vượt qua các ghềnh thác hoặc khu vực biển.

- Diving tour: Du lịch ngắm san hô, cá, lặn biển

c. Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài không ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì:

+ Thực tế, việc sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài có thể làm cho tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng hơn.

+ Ngoài ra, việc sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài cũng có thể giúp chúng ta tiếp cận với kiến thức và văn hóa của các quốc gia khác.

+ Tuy nhiên, chúng ta cần cân nhắc và sử dụng các từ ngữ này một cách phù hợp và không làm mất đi giá trị của tiếng Việt.

Đánh giá

0

0 đánh giá