Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ) về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học - Mẫu 1
Trong tác phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, tôi rất ấn tượng với những hình ảnh tươi đẹp và sâu lắng mà tác giả đã tạo nên. Đặc biệt, hình ảnh của cảnh quê hương, nơi mà cây cối, sông nước và những người dân vẫn sống bình yên và hòa hợp với thiên nhiên. Hàn Mặc Tử đã vẽ lên một bức tranh về vẻ đẹp thuần khiết của quê hương Việt Nam qua những đoạn thơ tình cảm và sâu lắng. Ngoài ra, tôi cũng ấn tượng với hình ảnh của những cô gái xứ Huế, với vẻ đẹp thanh tú và dịu dàng, trong những bài thơ ngắn nhưng rất sâu sắc và tinh tế. Hàn Mặc Tử đã biết cách tận dụng ngôn từ một cách tinh tế để miêu tả hình ảnh của những người phụ nữ Huế, mang lại cho độc giả sự thăng hoa về mỹ thuật ngôn ngữ và nghệ thuật. Tất cả những hình ảnh này đã làm cho "Đây thôn Vĩ Dạ" trở thành một tác phẩm văn học đẹp, góp phần làm nên giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học - Mẫu 2
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Hàn Mặc Tử đã để lại nhiều dấu ấn không thể xóa nhòa trong lòng độc giả. Hình ảnh gió mây trong cuộc sống vốn là hai thứ không thể tách rời, mà luôn song hành với nhau, sự chia cắt trong thơ Hàn Mặc Tử của hai hình ảnh này vì thế gợi lên nhiều niềm ám ảnh cũng như đầy sức gợi. Đúng vậy, đây không còn là hình ảnh của thị giác, mà là hình ảnh của mặc cảm. Mặc cảm chia lìa đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, không gian không thể tự buồn mà bởi thi nhân đã bỏ buồn vào dòng sông “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”. Dòng nước lững lờ, ngưng đọng, hay chính dòng đời mệt mỏi, cay đắng chảy vào lòng nhà thơ khiến thi sĩ miên man trong những nỗi buồn xa xăm. Tất cả cảnh vật, sự vật trong hai câu thơ đầu đều nhuốm mình trong mặc cảm chia lìa đau thương của Hàn Mặc Tử, đến hai câu thơ cuối, phải chăng là sự níu giữ trong tuyệt vọng của hồn thơ đầy đau thương. Từ kịp gợi sự chấp chới, chơi vơi, vô định đồng thời cũng như khắc khoải đâu đây nỗi bất lực vô định. “Có chở trăng về kịp tối nay?” Trăng dường như đã là một nơi nương tựa duy nhất, một tri âm, một cứu tinh, một cứu chuộc. Chỉ trong hai câu thơ thôi mà dường như ta thấy được bao nhiêu dồn nén chất chứa của một hồn thơ điên, nhà thơ khát khao được sống dẫu biết lưỡi hái của thần chết đang đến gần, nên vội vàng chới với trong từng phút giây để được sống, và khao khát kiếm tìm sự đồng điệu để sẻ chia.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học - Mẫu 3
"Đây thôn Vĩ Dạ" vẽ nên một bức tranh phong cảnh với nhiều hình ảnh đi từ tượng trưng đến siêu thực vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "nắng mới, hàng cau" cùng với lá vườn mướt "xanh như ngọc" tạo ra một bức tranh chói lòa ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Người ta không hết bàng hoàng là vì sao, qua hàng trăm năm, bức tranh làng cảnh Việt Nam vẫn thiếu vắng một hình ảnh rất dân dã, quen thuộc mà lại tươi đẹp đến rực rỡ như hình ảnh "nắng mới - hàng cau" trong bài thơ này? Câu thơ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" đã gây nhiều cách hiểu: có người cho đó là gương mặt của người đàn ông vuông vức "chữ điền", tượng trung cho người quan chức thời phong kiến; có người lại cho đó là gương mặt đẹp của người xứ Huế nói chung. Câu thơ bí ẩn này vẫn mang phong vị và vẻ đẹp cổ kính, có lá trúc, có gương mặt chữ điền, có thể tượng trưng cho quê hương và con người xứ Huế. Trong khổ thơ thứ hai: Gió theo lối gió... kịp tối nay? Cảnh tượng thực bên bờ sông Hương: Nhưng đó cũng là ẩn dụ kín đáo. Cái đặc biệt ở đây là ẩn dụ không toàn phần - tức là "ẩn dụ một nhưng muốn hiểu thế nào thì nửa", "bán ẩn dụ". Hai câu tiếp theo là cầu hỏi mơ hồ, đầy ẩn ý: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? "Thuyền ai" là câu hỏi dành cho ai? Tại sao lại phải "về kịp?" Sao lại nay?" Tất cả những từ, những chữ ấy đều chứa đựng những điều huyền bí, khiến cho bài thơ như có ma lực, hấp dẫn người ta không dứt.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học - Mẫu 4
Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. “Tiếng đàn” ghita hay chính là sự sống ở dạng tồn tại đau thương và bi tráng nhất. Âm thanh tiếng ghi-ta là giai điệu, là sự sống của tâm hồn. “Tiếng đàn” của Lorca phản ánh cuộc sống và khi hấp thụ vào mình cái phong phú của cuộc sống thì bản thân nó cũng trở thành một sinh thể có sự sống, có linh hồn. Thông qua “tiếng đàn”, Thanh Thảo vừa gợi ra một bức tranh cuộc sống muôn màu vẻ của người nghệ sĩ, vừa gợi được sự vận động của hiện tượng “tiếng đàn” trong cuộc sống từ một thực thể tồn tại ngắn ngủi, mong manh đến một thực thể hội tụ trong nó muôn sắc màu của sự sống và rồi cuối cùng trở thành một sinh thể, một sự sống có sức sống bất diệt.
Đoạn văn về một vài hình ảnh bạn ấn tượng nhất trong hai bài thơ vừa học - Mẫu 5
"Đây thôn Vĩ Dạ" được in trong tập "Thơ Điên" của Hàn Mặc Tử tập thơ được xuất bản sau khi ông qua đời (1940). Bài thơ là một bức tranh phong cảnh với nhiều hình ảnh đi từ tượng trưng đến siêu thực vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "nắng mới, hàng cau" cùng với lá vườn mướt "xanh như ngọc" tạo ra một bức tranh chói lòa ánh sáng và rực rỡ sắc màu. Người ta không hết bàng hoàng là vì sao, qua hàng trăm năm, bức tranh làng cảnh Việt Nam vẫn thiếu vắng một hình ảnh rất dân dã, quen thuộc mà lại tươi đẹp đến rực rỡ như hình ảnh "nắng mới - hàng cau" trong bài thơ này? Câu thơ: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" đã gây nhiều cách hiểu: có người cho đó là gương mặt của người đàn ông vuông vức "chữ điền", tượng trung cho người quan chức thời phong kiến; có người lại cho đó là gương mặt đẹp của người xứ Huế nói chung. Câu thơ bí ẩn này vẫn mang phong vị và vẻ đẹp cổ kính, có lá trúc, có gương mặt chữ điền, có thể tượng trưng cho quê hương và con người xứ Huế. Trong khổ thơ thứ hai: Gió theo lối gió... kịp tối nay? Cảnh tượng thực bên bờ sông Hương: Nhưng đó cũng là ẩn dụ kín đáo. Cái đặc biệt ở đây là ẩn dụ không toàn phần - tức là "ẩn dụ một nhưng muốn hiểu thế nào thì nửa", "bán ẩn dụ". Hai câu tiếp theo là cầu hỏi mơ hồ, đầy ẩn ý: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? "Thuyền ai" là câu hỏi dành cho ai? Tại sao lại phải "về kịp?" Sao lại nay?" Tất cả những từ, những chữ ấy đều chứa đựng những điều huyền bí, khiến cho bài thơ như có ma lực, hấp dẫn người ta không dứt.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Cho câu sau:...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
San-va-đo Đa-li và Sự dai dẳng của kí ức
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước