Trả lời Câu hỏi 2 trang 135 Ngữ văn 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Tổng kết về tiếng Việt giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tổng kết về tiếng Việt
Câu hỏi 2 (trang 135 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm ví dụ về một biện pháp tu từ đã nêu trong bảng tổng kết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong ví dụ đó.
Trả lời:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu \?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu tạo nên âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh, mỗi cảnh lại là một tâm trạng khác nhau của Kiều. Nỗi buồn đó ngày càng mãnh liệt, chồng chất triền miên qua nghệ thuật tăng cấp. Kết hợp với điệp từ là những hình ảnh so sánh ẩn dụ đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Con thuyền lẻ loi đơn độc kia chẳng phải đó cũng chính là ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh, chìm nổi của nàng Kiều đó sao. Không chỉ vậy hình ảnh con thuyền còn biểu tượng cho khát khao đoàn tụ, sum họp gia đình của nàng. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi man mác” là biểu tượng cho thân phận chìm nổi, bé bỏng, mong manh của Kiều. Kiều cũng như cánh hoa kia, lênh đênh theo dòng đời, không biết rồi số phận của mình sẽ ra sao, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” vang lên như một tiếng than ai oán càng nhấn mạnh sự vô định không có quyền tự quyết số phận cuộc đời mình. Từ đó càng làm tăng thêm sự buồn tủi về thân phận bèo bọt, phụ thuộc. Và khung cảnh thiên nhiên càng trở nên dữ dội hơn nữa, màu xanh nhạt nhòa, héo úa, những cơn sóng điên cuồng ập đến bủa vây lấy người con gái nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp. Lời độc thoại “buồn trông” lặp đi lặp lại cùng với các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc càng khắc sâu nỗi buồn da diết, dai dẳng, triền miên của Thúy Kiều.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: