Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 9 trang 128 Tập 2 | Cánh diều Ngữ văn lớp 9

1.1 K

Tài liệu soạn bài Hướng dẫn tự học trang 128 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 9 trang 128 Tập 2

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm đọc thêm những văn bản nghị luận văn học có đề tài và nội dung như các văn bản trong Bài 10.

Trả lời:

- Nỗi nhớ trong Bên kia sông Đuống (Nguyễn Minh Hùng – Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 11, tháng 11.2024)

- Về tâm trạng của nhân vật người anh trong Bức tranh của em gái tôi (Nguyễn Văn Hải - Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 4, tháng 4.2024)

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sưu tầm một số đoạn văn, bài văn phân tích các văn bản truyện và thơ có trong sách Ngữ văn 9

Trả lời:

Phân tích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ Việt Nam đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu sắc”. Thật vậy, “Truyện Kiều” là tác phẩm tiêu biểu của vị đại thi hào dân tộc, một “Danh nhân văn hóa lớn của thế giới”. Ở đó, người đọc vừa say mê trước vẻ đẹp toàn vẹn của người thiếu nữ vừa đau đớn, thương xót cho một phận đời bạc bẽo. Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” nằm ở phần đầu của tác phẩm, khắc họa cuộc sống, vẻ đẹp và dự báo tương lai của chị em Thúy Vân, Thúy Kiều.

Ở những câu thơ đầu tiên, Nguyễn Du giới thiệu với độc giả hai người con gái của viên ngoại họ Vương:

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Thoạt đầu, bốn câu thơ cất lên, người đọc hình dung ra hai thiếu nữ xinh đẹp “hai ả tố nga”, người em tên Thúy Vân còn người chị là Thúy Kiều. Mỗi người mang một nét đặc trưng riêng tựa như hai loài hoa khác nhau, nhưng đều đẹp tuyệt mỹ, tỏa sắc, tỏa hương “mười phân vẹn mười”. Đó là một vẻ đẹp tròn đầy, cả vẻ bề ngoài lẫn nhân cách, tài năng. Cốt cách của họ được Nguyễn Du ví như “mai” như “tuyết”, trong sáng, thanh thuần, mộc mạc.

Vẻ đẹp của người em gái Thúy Vân hiện lên rõ nét, ngắn gọn trong bốn câu thơ tiếp theo:

Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười, ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

Nàng Vân có một vẻ đẹp mà không ai có thể có được “khác vời”. Đó là vẻ đẹp đầy sự sang trọng, quý phái, đoan trang, xứng đáng là một thiếu nữ đài các. Nét đẹp của nàng Vân được họa nên bằng các hình ảnh ước lệ, tượng trưng: khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu tựa mặt trăng, đôi lông mày rậm rạp, sắc nét.

Những hình ảnh ước lệ như càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng. Tính cách nhã nhặn, ôn nhu, cười tươi tựa hoa nở, lời nói đều là lời vàng, ý ngọc. Vẻ đẹp đó đã đạt tới mức khiến sự vật xung quanh phải e thẹn, kính nể “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Những hình ảnh nhân hóa “thua, nhường” dự báo cho một cuộc sống êm đềm, thuận lợi của Thúy Vân.

Nhà thơ miêu tả về Thúy Vân như làm nền, đòn bẩy để làm tăng thêm nét đẹp của Thúy Kiều. Khi miêu tả Vân chỉ gói gọn trong bốn câu thơ nhưng khi nói về Kiều, thi nhân đã dành hẳn mười hai câu thơ, đủ để nhận thấy tác giả có cảm tình thế nào với phận hồng nhan, bạc mệnh này:

Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Vân đã đẹp đến thiên nhiên cũng phải kiêng dè, Kiều lại đẹp hơn nhiều lần: “càng sắc sảo mặn mà”, “phần hơn”. “Sắc sảo” chính là nét đẹp trưởng thành, thông tuệ. Để có thể khắc họa một cách chân thực nhất sắc đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khai thác triệt để thủ pháp ước lệ, các hình ảnh tượng trưng, đặc biệt tập trung vào đôi mắt “làn thu thủy”. Đôi mắt nàng trong trẻo, bình lặng và ẩn chứa nhiều tâm sự.

Từ đôi mắt ấy, ta cảm nhận được một tâm hồn đa sầu, đa cảm, giàu tình yêu thương của nàng. Bên cạnh đôi mắt như làn nước mùa thu, cặp lông mày được ví là “nét xuân sơn”. Như dáng núi mùa xuân, giúp chúng ta liên tưởng đến đôi mày liễu, gọn mảnh, cong, mang đến vẻ đẹp xuân sắc cho cả khuôn mặt. Đó cũng là một nét đẹp tuyệt hiếm có, biểu lộ tính cách nhu thuận, dịu dàng của người phụ nữ.

Nhưng tại sao không trực tiếp ví đôi lông mày của nàng như lá liễu mà phải ví như núi mùa xuân. Bởi cuộc đời nàng cũng truân chuyên, khúc khủy, lên xuống gập ghềnh tựa như núi. Không chỉ như vậy, vẻ đẹp thuần khiết, tự nhiên của nàng còn có thể làm “nghiêng thành, nghiêng nước”, giao tranh kịch liệt mà hoa, liễu cũng phải hờn ghen. Phải chăng số trời đã báo trước về cuộc sống mai sau của Thúy Kiều sẽ không được êm đềm, hạnh phúc, ngược lại luôn phải chịu nhiều điều bất hạnh, bi thương.

Phân tích chị em thúy kiều ta thấy về nhan sắc, Thúy Kiều đã hơn Thúy Vân một bậc còn về tài năng lại càng giỏi hơn mấy phần:

Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

Tư tưởng Nho giáo cho rằng người phụ nữ không cần quá xuất sắc về mọi mặt thì đã có thể hạnh phúc vẹn tròn, tiêu biểu cho hình mẫu của Thúy Vân; còn ngược lại phụ nữ mà vừa có nhan sắc, lại còn có tài giỏi thì bạc mệnh.

Đây là sự ảnh hưởng của tư tưởng thời bấy giờ đến thơ ca của thi sĩ. Nhà thơ cho rằng: “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Thúy Kiều vốn là thần đồng từ nhỏ, trí thông minh do trời phú. Thêm vào đó, những ngón nghề cầm, kỳ, thi, họa nàng đều thông thạo, giỏi giang.

Mà đặc biệt nhất là tài năng âm nhạc của nàng: “Cung thương làu bậc ngũ âm/Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng có thể tự mình sáng tác nhạc, phổ nhạc, viết lên tiếng lòng của kẻ đa sầu cũng là cuộc đời lắm bạc bẽo, đau thương của nàng “một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”, thật khiến cho người ta đau lòng. Cũng bởi “chữ tài đi với chữ tai một vần.”

Khép lại đoạn trích, Nguyễn Du mở ra không gian sống khá giả, êm đềm của hai thiếu nữ:

Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê,
Êm đềm trướng rủ màn che.
Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Xinh đẹp, tài năng, đã đến tuổi lấy chồng và được nhiều người theo đuổi “ong bướm đi về”, Kiều và Vân sống trong khuôn phép, gia giáo “trướng rủ màn che”, cứ chuyên tâm sống một đời êm đềm, hạnh phúc.

Phân tích Chị em Thúy Kiều bước đầu cho thấy được tài năng, bút lực của Nguyễn Du. Ông đã thành công khắc họa chân dung hai nhân vật một cách sống động và sắc nét qua thể thơ lục bát truyền thống, kết cấu tinh tế. Bên cạnh đó, bút pháp ước lệ tượng trưng, hình ảnh so sánh nhân hóa đặc sắc được lồng ghép khéo léo đã đưa đến cho người đọc những cảm xúc khó tả; vừa xuýt xoa trước vẻ đẹp hội tủ đủ: sắc, tài , tình, mệnh vừa khiến người ta nhói lòng trước sự báo số mệnh của nàng Thúy Kiều.

Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc”. Chẳng biết Nguyễn Du sở hữu bao nhiêu tài năng, dành bao nhiêu tâm huyết để vẽ nên bức tranh có một không hai ở “Chị em Thúy Kiều”. Bức tranh tinh tế, sống động, chân thật và gần gũi, mà khi nhìn ngắm người ta có thể cảm nhận được từng hơi thở của thi sĩ, giọt nước mắt thương cảm về số phận phía trước chẳng mấy hoan hỉ của Thúy Kiều. Ngay bây giờ và đến mãi về sau, Truyện Kiều luôn là áng văn chương bất hủ truyền tụng đời đời.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm truyện hoặc thơ mà em yêu thích, lập dàn ý cho bài viết ấy.

Trả lời:

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Đề tài mùa xuân trong văn chương nghệ thuật

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

2. Thân bài

* Cảm nhận về khổ đầu bài thơ: "Mọc giữa dòng sông xanh... tôi hứng"

- Không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam yên bình qua vài ba nét chấm phá: Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, vài chú chim nhỏ

- Hình ảnh nổi bật trong bức tranh đó: Dòng sông xanh biếc đang miệt mài chảy trôi, giữa dòng điểm xuyết "bông hoa tím biếc"

- Động từ "mọc": Tạo ấn tượng mạnh

+ Màu tím: Màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất nhưng ở đây là "tím biếc" - màu của đóa hoa lục bình đang dập dềnh trôi giữa dòng nước

+ "Ơi con chim chiền chiện"

+ Tiếng gọi đầy tha thiết, thân thương, như tiếng gọi một con người

+ Chim chiền chiện: Loài chim quen thuộc của nông thôn Việt Nam, giọng hót cao vút

=> Tiếng hót của chúng báo hiệu mùa xuân về

+ "Hót chi mà vang trời": Tiếng trách yêu của tác giả

+ "Từng giọt long lanh rơi": Giọt mưa mùa xuân hay tiếng chim hót, là từng giọt mật của mùa xuân đang dần rơi xuống?

+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: Từ thính giác sang xúc giác, chính mùa xuân đã khiến cho mọi giác quan trong cơ thể người bừng tỉnh.

=> Bức tranh quê hương thôn dã rộn ràng, chân thực, đặc trưng vùng miền.

* Cảm nhận về khổ thứ hai bài thơ: "Mùa xuân người cầm súng... xôn xao"

+ Hình ảnh người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang: Mùa xuân là những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt kẻ thù

+ "Lộc" đối với những người ở hậu phương: Là những mầm ngô, cây sắn, cây lúa mới đang trải ra khắp ruộng đồng, nương rẫy

=> Cả Tổ quốc đang "hối hả", sục sôi bước những bước chân đầu tiên đầy gian khổ trong quá trình xây dựng đất nước

+ Điệp từ "tất cả": Lời khẳng định của nhà thơ cả đất nước đang rộn ràng, tươi vui, phấn đấu xây dựng

+ Nghệ thuật: So sánh, hệ thống từ láy gợi hình gợi cảm => Miêu tả không khí rạo rực, rộn ràng của cả dân tộc đang phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài thơ: "Đất nước... phía trước"

- Nhịp thơ năm chữ không còn nhanh, dồn dập mà trở nên trầm lắng hơn

- Cả đoạn thơ như phút giây trầm lắng suy tưởng lại bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc:

+ Những "vất vả và gian lao" của đất nước: Chiến tranh chống Mông - Nguyên, chống Pháp, chống Mỹ,...

+ "Đất nước như vì sao... phía trước": Dân tộc như vì sao sáng rực rỡ, luôn tiến về phía trước

- Nghệ thuật: So sánh "đất nước như vì sao" => Chiếu rạng, sáng soi, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến về phía trước của văn minh và hạnh phúc.

* Cảm nhận về khổ thơ tiếp theo của bài thơ: "Ta làm... xao xuyến"

+ Ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ: Làm chú chim nhỏ, làm đóa hoa khoe sắc thắm, một nốt trầm lắng giữa bản nhạc... => Nguyện vọng nhỏ nhoi nhưng mãnh liệt, cháy bỏng

+ Đại từ "ta": Cái tôi chung của cả dân tộc, đại diện cho cái tôi chung của bao con người Việt Nam muốn hiến dâng cho cuộc đời, sự nghiệp dân tộc.

* Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ: "Mùa xuân tôi xin hát.... đất Huế"

+ Thanh Hải lại trở về làm người con xứ Huế với những điệu hát quen thuộc của quê hương: Nam ai, Nam bình,...

+ Lời hát dành tặng cho mùa xuân, đất nước, quê hương, con người Việt Nam,...

3. Kết bài

+ Khẳng định lại giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

+ Nêu suy nghĩ, cảm xúc bài thơ.

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Sưu tầm một số quảng cáo hay.

Trả lời:

Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Ở Sapa - Tìm Về Miền "Mây Sương"

Nếu bạn là một người thích lên núi thay vì xuống biển thì chắc chắn Sapa sẽ là lựa chọn đầu tiên mà bạn nên nghĩ tới. Với thiên nhiên hùng vĩ cùng sự đa dạng về dịch vụ, bạn sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên tại một trong những điểm du lịch Tây Bắc được nhiều du khách yêu thích nhất.

1. Bản Cát Cát Sapa

Rời xa sự hối hả và tấp nập ở thành phố nhộn nhịp, hãy để tâm hồn mình được nghỉ ngơi và hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng không khí trong lành tại bản Cát Cát. Bạn sẽ thấy rằng việc thức dậy ở một nơi xa tuyệt vời hơn mình nghĩ rất nhiều. Những thửa ruộng bậc thang bát ngát, những con người chân chất, thật thà cùng những món ăn bản địa sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn tìm hiểu về văn hóa, đời sống của những người dân tộc thiểu số nơi đây.

2. Sun World Fansipan Legend Sapa

Việc khám phá nóc nhà của Đông Dương giờ đây đã trở nên dễ dàng và bớt thử thách đi rất nhiều nhờ có tuyến cáp treo Sun World - tuyến cáp treo dài nhất và hiện đại bậc nhất châu Á. Qua một chặng cáp treo, bạn sẽ đến với đỉnh Fansipan - ngọn núi cao 3143m so với mặt nước biển cùng với quần thể kiến trúc tâm linh ẩn mình trong mây mù Tây Bắc. Những ngôi chùa nằm cheo leo giữa núi rừng đại ngàn và pho tượng Phật khổng lồ luôn mang lại cảm giác an yên cho mọi du khách tìm về nơi đây.

3. Thác Bạc Sapa

Thác Bạc - Sapa là con thác tự nhiên nằm ở phía thượng nguồn của suối Mường Hoa làm say đắm bao người và thậm chí còn được ví như nàng thơ của Tây Bắc. Nếu như con suối Mường Hoa đã phần nào êm ả hơn thì thượng nguồn của nó lại mạnh mẽ gấp nhiều lần với những cột nước tung trắng xóa từ đỉnh nguồn. Được bao quanh bởi cây rừng, thác Bạc nổi bật giữa một khoảng không xanh thẳm mang lại cảm giác như lạc vào cõi thần tiên. 

4. Chợ Bắc Hà

Chợ Bắc Hà là nơi mà người đồng bào dân tộc thiểu số tại Sapa tập trung buôn bán nên có không khí vô cùng nhộn nhịp với tiếng nói, tiếng cười và những trang phục truyền thống sặc sỡ màu sắc. Đừng quên ghé lại đây để được đắm mình trong văn hóa người đồng bào đầy thương mến và thưởng thức bữa trưa ngon miệng mà bạn sẽ khó lòng có thể tìm lại được khi quay trở lại các thành phố lớn.

5. Bản Lao Chải Và Tả Van Sapa

Bản Lao Chải Và Tả Van Sapa là địa điểm trekking yêu thích của những tín đồ xê dịch thực thụ, những người không thích những hoạt động thương mại đã quá phổ biến. Nếu bạn cũng là một người như vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tham gia vào tour trekking đến làng Lao Chải và Tả Van để có cơ hội được tìm hiểu về cuộc sống của người H’Mong đen, ghi lại những bức ảnh tự nhiên đẹp nhất và thưởng thức ẩm thực của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá