Tài liệu soạn bài Tổng kết về tiếng Việt Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Tổng kết về tiếng Việt
I. Từ ngữ tiếng Việt
Ở cấp Trung học cơ sở, các em đã được học về những loại từ ngữ sau:
1. Từ |
|
|
Xét theo cấu tạo |
Từ đơn |
|
Từ phức |
Từ ghép |
|
Từ láy |
||
Xét theo nghĩa |
Từ đa nghĩa |
|
Từ đồng âm |
|
|
Từ tượng hình, tượng thanh |
|
|
Xét theo nguồn gốc |
Từ thuần Việt |
|
Từ mượn |
Từ Hán Việt |
|
Các từ mượn khác |
||
Xét theo phạm vi sử dụng |
Từ toàn dân |
|
Từ địa phương |
|
|
Thuật ngữ |
|
|
Biệt ngữ |
|
|
2. Ngữ cố định (thành ngữ) |
Thành ngữ thuần Việt |
|
Thành ngữ Hán Việt |
|
Để sử dụng một cách hiệu quả vốn từ, chúng ta cần hiểu đúng nghĩa của từ và biết cách lựa chọn từ ngữ phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh gia tiếp và giá trị của mỗi loại từ ngữ.
Trả lời:
1. Từ |
|
|
Ví dụ |
Xét theo cấu tạo |
Từ đơn |
|
Quả |
Từ phức |
Từ ghép |
Xe đạp |
|
Từ láy |
Lanh lảnh |
||
Xét theo nghĩa |
Từ đa nghĩa |
|
chân |
Từ đồng âm |
|
Ba (bố - số 3) |
|
Từ tượng hình, tượng thanh |
|
Sừng sững, véo von |
|
Xét theo nguồn gốc |
Từ thuần Việt |
|
Mẹ |
Từ mượn |
Từ Hán Việt |
Trường |
|
Các từ mượn khác |
tivi |
||
Xét theo phạm vi sử dụng |
Từ toàn dân |
|
cha |
Từ địa phương |
|
Mô (nào) |
|
Thuật ngữ |
|
Sinh học |
|
Biệt ngữ |
|
Chém gió |
|
2. Ngữ cố định (thành ngữ) |
Thành ngữ thuần Việt |
|
Uống nước nhớ nguồn |
Thành ngữ Hán Việt |
|
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư |
II. Ngữ pháp tiếng Việt
1. Từ loại
Từ loại là những tập hợp từ có nghĩa khái quát và đặc điểm ngữ pháp giống nhau. Ở cấp Tiểu học, các em đã được học các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và kết từ. Ở cấp Trung học cơ sở, các em được học thêm bốn từ loại nữa là: số từ, phó từ, trợ từ, thán từ.
2. Cụm từ
Cụm từ là tổ hợp gồm hai từ trở lên có quan hệ ngữ pháp với nhau. Có ba loại cụm từ là: cụm từ chính phụ (gồm một thành tố chính và một hay một số thành tố phụ), cụm từ đẳng lập (gồm các thành tố có quan hệ bình đẳng với nhau), cụm từ chủ ngữ - vị ngữ (gồm các thành tố có quan hệ chủ vị với nhau). Cụm từ chính phụ được gọi tên theo thành tố chính. Ví dụ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,…
3. Thành phần câu
Ở cấp tiểu học, các em đã được học về các thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ) và thành phần phụ của câu (trạng ngữ). ở cấp Trung học cơ sở, các em tiếp tục được học về các thành phần biệt lập, bao gồm: thành phần gọi – đáp, thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần chuyển tiếp và thành phụ chú.
4. Các kiểu câu xét theo cấu tạo
Ở cấp Trung học cơ sở, các em đã được học về những kiểu câu sau:
Căn cứ phân loại |
Các kiểu câu |
|
Được/ không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ |
Câu bình thường |
|
Câu đặc biệt |
|
|
Do một/ nhiều cụm chủ vị nòng cốt tạo thành |
Câu đơn |
|
Câu ghép |
Câu ghép đẳng lập |
|
Câu ghép chính phụ |
||
Có đủ/ không đủ các thành phần bắt buộc |
Câu đầy đủ |
|
Câu rút gọn |
|
5. Các kiểu câu xét theo mục đích nói
Theo mục đích nói, câu được chia thành bồn kiểu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Câu kể có thể khẳng định hoặc phủ định sự tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng, hoạt động, trạng thái, đặc điểm.
6. Biến đổi, mở rộng cấu trúc câu
- Biến đổi cấu trúc câu là sự thay đổi kiểm cấu tạo câu mà không làm thay đổi cơ bản ý nghĩa của câu. Sự biến đổi cấu trúc của câu thường nhằm mục đích nhấn mạnh, tăng cường sự liên kết câu hoặc làm cho cách diến đạt phong phú, sinh động hơn.
- Mở rộng cấu trúc câu là thêm thành phần phụ, thành phần biệt lập cho câu hoặc mở rộng các thành phần câu nhằm biểu thị rõ ràng, chính xác nội dung cần diễn đạt hoặc thể hiện các sắc thái tình cảm, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
7. Nghĩa của câu
Nghĩa của câu là nội dung thông báo của câu. Những nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu được gọi là nghĩa tường minh. Những nội dung được suy ra từ nghĩa tường minh và ngữ cảnh được gọi là nghĩa hàm ẩn.
8. Văn bản và đoạn văn
Văn bản là đơn vị ngôn ngữ trình bày trọn vẹn một vấn đề trong giao tiếp, thường tồn tại ở dạng các bài nói, bài viết. Sách giáo khoa Ngữ văn dạy ba kiểu văn bản là: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin.
Văn bản có các bộ phận thống nhất về chủ đề, liên kết bằng những từ ngữ nhất định và được sắp xếp theo một thứ tự hợp lí. Bộ phận nhỏ nhất thể hiện một chủ đề là đoạn văn. Ở dạng phổ biến, đoạn văn gồm một số câu, trong đó thường có một câu nêu lên chủ đề của đoạn văn (câu chủ đề), các câu còn lại phát triển chủ đề (câu phát triển). Đoạn văn gồm bốn kiểu cấu tạo: diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. Hết mối đoạn văn phải xuống dòng.
Trả lời:
Từ loại |
Ví dụ |
Danh từ |
đất nước |
Động từ |
làm việc |
Tính từ |
đẹp |
Đại từ |
ai |
Kết từ |
và |
Số từ |
hai |
Phó từ |
rất |
Trợ từ |
của |
Thán từ |
ôi |
Cụm từ |
Ví dụ |
Cụm từ chính phụ |
cây đa cổ thụ |
Cụm từ đẳng lập |
anh em |
Cụm từ chủ - vị ngữ |
hoa nở |
Trả lời:
- Thành phần câu:
+ Chủ - vị: Tôi đi học => Tôi: Chủ ngữ. Đi học: Vị ngữ
+ Gọi - đáp: Anh ơi! - Ơi!
+ Cảm thán: Ôi!
+ Tình thái: Chắc chắn,...
+ Chuyển tiếp: Sau đó,..
+ Phụ chú: Hôm nay, ngày 20 tháng 11 năm 2023 , trời thật đẹp
- Kiểu câu xét theo cấu tạo:
+ Câu bình thường: Cây đa cổ thụ mọc ven đường
+ Câu đặc biệt: Đẹp!
+ Câu đơn: Hoa nở.
+ Câu ghép đẳng lập: Trời hôm nay đẹp quá, nắng vàng rực.
+ Câu ghép chính phụ: Chim hót líu lo trên cành cây
+ Câu đầy đủ: Hôm nay tôi đi học.
+ Câu rút gọn: Tôi đi học.
- Kiểu câu xét theo mục đích nói:
+ Câu kể: Hôm qua tôi đi học
+ Câu hỏi: Hôm qua bạn đi học à?
+ Câu cảm: Trời đẹp quá!
+ Câu khiến: Bạn lấy hộ tôi cái bút được không?
- Cách biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: Con mèo đánh vỡ chiếc bình hoa => Chiếc bình hoa bị con mèo đánh vỡ
- Nghĩa của câu: Có công mài sắt có ngày nên kim
+ Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim
+ Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.
- Kiểu cấu tạo đoạn văn:
+ Diễn dịch: Lão Hạc là một nhân vật được Nam Cao xây dựng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc, khó quên trong lòng người đọc. Ông có vợ và một người con trai duy nhất. Vợ mất sớm, vì không đủ tiền cưới vợ, con trai ông đã uất ức vô cùng mà bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi, lão được người con trai tặng con chó vàng làm kỷ niệm nên ông rất yêu quý nó và đặt cho nó một cái tên rất hay. Năm ấy, vì mất mùa đói kém, bão lũ đã cướp đi hết mùa màng của lão, lão cũng lâm bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống khốn khó đã ép lão đến bờ vực thẳm của cuộc đời, không còn cách nào khác, lão đành phải cắt ruột bán đi con chó vàng yêu quý của mình; bán xong, lão khóc như một đứa trẻ. Sợ sống sẽ ảnh hưởng đến đứa con trai duy nhất của ông, vì lỡ tâm lừa dối một con chó, ông quyết định chết theo chó trong đau đớn, tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là để giữ gìn lòng tự trọng của lão đối với con. Lão Hạc có một tấm lòng thật cao cả, đáng trân trọng.
+ Quy nạp: Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn là cha. Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn, được chăm sóc khi ốm đau,...Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày. Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu "mưa dầm thấm lâu". Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất. Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình.
+ Song song: Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, đời đời cả nhân dân Việt Nam nhớ ơn. Đi đến đâu trên đất nước này, bạn cũng có thể bắt gặp Người tuy đã ra đi nhưng hình ảnh và tên gọi vẫn còn sống mãi trong tâm hồn của mỗi người dân. Người đã trọn đời cống hiến cho dân tộc, cho sự độc lập của đất nước. Sau hàng chục năm gian nan thử thách, bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã tìm thấy con đường đúng đắn để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, từ đó nhân dân ta có thể giành lại được chính quyền, sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc.
+ Phối hợp: Ngày nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được toàn thế giới rất quan tâm. Có thể nói rằng bảo vệ môi trường chính là hoạt động mang tính xã hội, cộng đồng rất cao. Để bảo vệ môi trường có rất nhiều cách, nhưng hiệu quả nhất là mỗi người trong số chúng ta cần phải nhận thức ra được việc ô nhiễm môi trường, chung tay, góp sức của mỗi cá nhân và toàn xã hội để thực hiện điều đó. Nếu chúng ta có ý thức mỗi tuần trồng một cây xanh, mỗi tháng đi thu gom rác thải một lần và mỗi năm sử dụng túi nilon ít đi thì đã góp một phần không hề nhỏ vào việc bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Mỗi chúng ta hôm nay hãy làm từ những việc nhỏ nhất để làm cho môi trường mà chúng ta đang sinh sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn. Mục tiêu của chúng ta là giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là ô nhiễm môi trường.
III. Hoạt động giao tiếp
1. Một số biện pháp tu từ
Ở cấp Tiểu học, các em đã học các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ và viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt). Các biện pháp tu từ được tiếp tục học ở cấp Trung học cơ sở là:
Loại biện pháp tu từ |
Tên biện pháp tu từ |
Các biện pháp tu từ ngữ âm |
1. Điệp thanh |
2. Điệp vần |
|
Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa |
3. Ẩn dụ |
4. Hoán dụ |
|
5. Chơi chữ |
|
6. Nói quá |
|
7. Nói giảm – nói tránh |
|
8. Dùng điển cố, điển tích |
|
Các biện pháp tu từ cú pháp |
9. Đảo ngữ |
10. Câu hỏi tu từ |
2. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Dẫn trực tiếp là nhắc laij nguyên văn lời nói của một người (một nhân vật). Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn trực tiếp được đánh dấu bởi ngữ điệu (chỗ nghỉ). Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép. Khi thuật lại lời đối thoại nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt sau dấu gạch ngang đầu dong hoặc trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói của một người (một nhân vật) có điều chỉnh cho thích hợp. Trong ngôn ngữ nói, lời dẫn gián tiếp không được đánh dấu bời ngữ điệu. Trong ngôn ngữ viết, lời dẫn gián tiếp không đặt sau dấu hai chấm và trong ngoặc kép.
3. Cách trích dẫn tài liệu tham khảo để tránh đạo văn.
Đạo văn là sao chép ý kiến của ngời khác mà không chú thích rõ nguồn gốc, biến ý kiến đó thành ý kiến của mình. Để tránh đạo văn, người viết (người nói) cần trích dẫn trung thực, chính xác ý kiến mà mình đã sử dụng trong bài viết (bài nói) và nêu rõ xuất xứ của ý kiến đó.
Về cách trích dẫn, có hai hình thức: dẫn nguyên văn và dẫn ý. Về cách nêu xuất xứ, có ba hình thức: chú thích ngay sau khi ý kiến được trích dẫn, chú thích ở chân trang và lập danh mục tài liệu tham khảo ở cuối bài viết
Trả lời:
- Ý nghĩa:
+ Đọc hiểu: Giúp người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của văn bản, nhận ra những giá trị nghệ thuật mà tác giả muốn gửi gắm. Phát triển khả năng cảm thụ, thưởng thức tác phẩm văn học.
+ Viết: Giúp người viết sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, sinh động, thể hiện được ý tưởng, cảm xúc một cách hiệu quả. Tăng sức thuyết phục cho bài viết.
+ Nói, nghe: Giúp người nói diễn đạt ý tưởng một cách sinh động, hấp dẫn, thu hút người nghe. Giúp người nghe hiểu rõ hơn nội dung được truyền tải, cảm nhận được thông điệp của người nói.
Trả lời:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu \?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu tạo nên âm điệu trầm buồn, mở ra bốn cảnh, mỗi cảnh lại là một tâm trạng khác nhau của Kiều. Nỗi buồn đó ngày càng mãnh liệt, chồng chất triền miên qua nghệ thuật tăng cấp. Kết hợp với điệp từ là những hình ảnh so sánh ẩn dụ đặc sắc, giàu giá trị biểu đạt. Con thuyền lẻ loi đơn độc kia chẳng phải đó cũng chính là ẩn dụ cho cuộc đời lênh đênh, chìm nổi của nàng Kiều đó sao. Không chỉ vậy hình ảnh con thuyền còn biểu tượng cho khát khao đoàn tụ, sum họp gia đình của nàng. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi man mác” là biểu tượng cho thân phận chìm nổi, bé bỏng, mong manh của Kiều. Kiều cũng như cánh hoa kia, lênh đênh theo dòng đời, không biết rồi số phận của mình sẽ ra sao, không biết sẽ trôi dạt về đâu. Câu hỏi tu từ “biết là về đâu” vang lên như một tiếng than ai oán càng nhấn mạnh sự vô định không có quyền tự quyết số phận cuộc đời mình. Từ đó càng làm tăng thêm sự buồn tủi về thân phận bèo bọt, phụ thuộc. Và khung cảnh thiên nhiên càng trở nên dữ dội hơn nữa, màu xanh nhạt nhòa, héo úa, những cơn sóng điên cuồng ập đến bủa vây lấy người con gái nhỏ bé, đáng thương, tội nghiệp. Lời độc thoại “buồn trông” lặp đi lặp lại cùng với các hình ảnh ẩn dụ đặc sắc càng khắc sâu nỗi buồn da diết, dai dẳng, triền miên của Thúy Kiều.
IV. Sự phát triển của ngôn ngữ
1. Từ ngữ mới và nghĩa mới của từ ngữ
- Từ ngữ mới là từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng mới nảy sinh hoặc mới được phát hiện. Từ ngữ mới được tao ra theo những cách sau:
+ Sử dụng các phương thức cấu tạo từ phổ biến của tiếng Việt: ghép, láy.
+ Vay mượn ngôn ngữ khác (tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,…).
+ Ghép các yếu tố vay mượn với yếu tố thuần Việt hoặc ghép các yếu tố vay mượn với nhau để tạo ra những từ ngữ không có trong tiếng nước ngoài.
- Nghĩa mới của từ ngữ là nghĩa xuất hiện ở từ ngữ đã có bên cạnh nghĩa gốc để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới nảy sinh (hoặc sự vật hiện tượng đã có với tên gọi khác). Nghĩa mới của từ ngữ thường được hình thành theo các phương thức ẩn dụ, hoán dụ.
2. Chữ viết tiếng Việt
- Chữ Nôm là chữ viết cổ của tiếng Việt, do người Việt tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Được dùng làm công cụ ghi lại những tác phẩm nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam, chữ Nôm có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng, phát triển nền văn học dân tộc.
- Chữ Quốc ngữ là chữ viết ghi âm của tiếng Việt được các nhà truyền giáo, với sự hỗ trợ của nhiều người Việt Nam, tạo ra dựa trên hệ chữ cái La-tinh. Chữ Quốc ngữ được người Việt Nam tích cực tiếp nhận, truyền bá rộng rãi để có được sự hoàn thiện, ổn định và vị thế như hiện nay.
Trả lời:
Trả lời:
- Chữ Hán:
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Chữ Nôm:
+ Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Du)
+ Quan Âm Thị Kính (Nguyễn Huy Tự)
- Chữ Quốc ngữ:
+ Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)
+ Làng (Kim Lân)
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: