Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm truyện hoặc thơ mà em yêu thích, lập dàn ý cho bài viết ấy

54

Trả lời Câu 3 trang 126 Ngữ văn 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Hướng dẫn tự học lớp 9 trang 128 Tập 2 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hướng dẫn tự học lớp 9 trang 128 Tập 2

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tự đề xuất bài tập phân tích một tác phẩm truyện hoặc thơ mà em yêu thích, lập dàn ý cho bài viết ấy.

Trả lời:

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Dàn ý

1. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Đề tài mùa xuân trong văn chương nghệ thuật

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

2. Thân bài

* Cảm nhận về khổ đầu bài thơ: "Mọc giữa dòng sông xanh... tôi hứng"

- Không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam yên bình qua vài ba nét chấm phá: Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, vài chú chim nhỏ

- Hình ảnh nổi bật trong bức tranh đó: Dòng sông xanh biếc đang miệt mài chảy trôi, giữa dòng điểm xuyết "bông hoa tím biếc"

- Động từ "mọc": Tạo ấn tượng mạnh

+ Màu tím: Màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất nhưng ở đây là "tím biếc" - màu của đóa hoa lục bình đang dập dềnh trôi giữa dòng nước

+ "Ơi con chim chiền chiện"

+ Tiếng gọi đầy tha thiết, thân thương, như tiếng gọi một con người

+ Chim chiền chiện: Loài chim quen thuộc của nông thôn Việt Nam, giọng hót cao vút

=> Tiếng hót của chúng báo hiệu mùa xuân về

+ "Hót chi mà vang trời": Tiếng trách yêu của tác giả

+ "Từng giọt long lanh rơi": Giọt mưa mùa xuân hay tiếng chim hót, là từng giọt mật của mùa xuân đang dần rơi xuống?

+ Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: Từ thính giác sang xúc giác, chính mùa xuân đã khiến cho mọi giác quan trong cơ thể người bừng tỉnh.

=> Bức tranh quê hương thôn dã rộn ràng, chân thực, đặc trưng vùng miền.

* Cảm nhận về khổ thứ hai bài thơ: "Mùa xuân người cầm súng... xôn xao"

+ Hình ảnh người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang: Mùa xuân là những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt kẻ thù

+ "Lộc" đối với những người ở hậu phương: Là những mầm ngô, cây sắn, cây lúa mới đang trải ra khắp ruộng đồng, nương rẫy

=> Cả Tổ quốc đang "hối hả", sục sôi bước những bước chân đầu tiên đầy gian khổ trong quá trình xây dựng đất nước

+ Điệp từ "tất cả": Lời khẳng định của nhà thơ cả đất nước đang rộn ràng, tươi vui, phấn đấu xây dựng

+ Nghệ thuật: So sánh, hệ thống từ láy gợi hình gợi cảm => Miêu tả không khí rạo rực, rộn ràng của cả dân tộc đang phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

* Cảm nhận về khổ thơ thứ 3 bài thơ: "Đất nước... phía trước"

- Nhịp thơ năm chữ không còn nhanh, dồn dập mà trở nên trầm lắng hơn

- Cả đoạn thơ như phút giây trầm lắng suy tưởng lại bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc:

+ Những "vất vả và gian lao" của đất nước: Chiến tranh chống Mông - Nguyên, chống Pháp, chống Mỹ,...

+ "Đất nước như vì sao... phía trước": Dân tộc như vì sao sáng rực rỡ, luôn tiến về phía trước

- Nghệ thuật: So sánh "đất nước như vì sao" => Chiếu rạng, sáng soi, chỉ đường dẫn lối cho chúng ta tiến về phía trước của văn minh và hạnh phúc.

* Cảm nhận về khổ thơ tiếp theo của bài thơ: "Ta làm... xao xuyến"

+ Ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ: Làm chú chim nhỏ, làm đóa hoa khoe sắc thắm, một nốt trầm lắng giữa bản nhạc... => Nguyện vọng nhỏ nhoi nhưng mãnh liệt, cháy bỏng

+ Đại từ "ta": Cái tôi chung của cả dân tộc, đại diện cho cái tôi chung của bao con người Việt Nam muốn hiến dâng cho cuộc đời, sự nghiệp dân tộc.

* Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ: "Mùa xuân tôi xin hát.... đất Huế"

+ Thanh Hải lại trở về làm người con xứ Huế với những điệu hát quen thuộc của quê hương: Nam ai, Nam bình,...

+ Lời hát dành tặng cho mùa xuân, đất nước, quê hương, con người Việt Nam,...

3. Kết bài

+ Khẳng định lại giá trị bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

+ Nêu suy nghĩ, cảm xúc bài thơ.

Đánh giá

0

0 đánh giá