Trả lời Yêu cầu trang 43 Ngữ văn 9 Tập 2 Cánh diều chi tiết trong bài Chiều xuân giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Chiều xuân
Yêu cầu (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):
- Đọc trước bài thơ Chiều xuân, tìm hiểu thêm thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ.
- Em có ấn tượng gì khi đọc các bài thơ viết về mùa xuân?
- Tronng Thi nhân Việt Nam, các tác giả Hìa Thanh, Hoài Chân đã viết về Anh Thơ như sau: “Không, thơ phải là một tia sáng nối cõi thực và cõi mộng, mặt đất với các vì sao. Thơ không cốt tả mà cốt gợi, gợi cảnh cũng như gợi tình. Cho nên mỗi lần Anh Thơ chịu đi ra ngoài lối tù túng đó để nhìn cảnh vật một cách sâu sắc hơn, lời thơ bỗng trở nên rộng rãi không ngờ và ta thấy khoan khái biết bao. Sau câu thơ ta mơ hồ thấy một cái gì: Có lẽ là hồn thi nhân.”.
Trả lời:
- Thông tin về nữ thi sĩ Anh Thơ:
+ Nữ sĩ Anh Thơ (1921 – 2005) tên khai sinh là Vương Kiều Ân sinh tại thị trấn Ninh Giang (nay là xã Ninh Giang) tỉnh Hải Dương; xuất thân trong một gia đình công chức nhỏ, quê gốc ở thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Tuổi thơ của Anh Thơ rất gắn bó với thôn xóm, đồng quê. Anh Thơ được ảnh hưởng tốt của gia đình bên ngoại (ông ngoại là cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu) và lớn lên giữa lúc phong trào Thơ mới đang sôi nổi. Nữ sĩ đã tìm đến thơ như tìm con đường tự giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, buồn tẻ và khẳng định giá trị của người phụ nữ trong xã hội đương thời. Anh Thơ có thơ đăng báo Đông phương, Tiểu thuyết thứ năm, Ngày nạy, Phụ nữ từ năm 1939. Bà được tặng giải Khuyến khích về thơ của Tự lực văn đoàn năm 1939. Bà có sở trường viết về cảnh sắc nông thôn, gợi được không khí và nhịp sống của đồng quê Bắc Bộ. Anh Thơ là nữ thi sĩ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại.
+ Anh Thơ tham gia kháng chiến chống Pháp, từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I và II). Năm 2001, Anh Thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; năm 2007, bà được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
+ Những tác phẩm chính: Bức tranh quê (thơ - 1941); Kể chuyện Vũ Lăng (truyện thơ – 1957); Từ bến sông Thương (hồi kí - 1986); Tuyển tập Anh Thơ (1986).
- Từ xưa đến nay, mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca. Mỗi khi nhắc đến mùa xuân ta lại mường tượng đến những chồi non, lộc biếc, đôi chim xuân líu ríu trên cành. So với mùa đông lạnh lẽo u ám, mùa xuân mang cả hơi thở tươi vui của đất trời trở thành một dòng chảy dạt dào với nhiều cung bậc cảm xúc. Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Yêu cầu (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):...
Câu 2 (trang 43 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Nhân vật trữ tình xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp?...
Câu 3 (trang 44 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Thực hành đọc hiểu: Chiều xuân
Thực hành đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ