Soạn bài Tập làm thơ tám chữ | Cánh diều Ngữ văn lớp 9

1 K

Tài liệu soạn bài Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tập làm thơ tám chữ

1. Định hướng

- Xem lại đặc điểm của thơ tám chữ ở phần Kiến thức ngữ văn. Độc lại các bài thơ tám chữ đã học trong Bài 7.

- Khi tập làm thơ tám chữ, các em cần chú ý xác định rõ đề tài (viết về ai, viết về điều gì) và cảm xúc, suy nghĩ,… của bản thân về điều mình định viết; chú ý đảm bảo số chữ trong mỗi dòng thơ và cách gieo vần của bài thơ tám chữ đãn nêu trong phần Kiến thức Ngữ văn.

2. Thực hành

a) Bài tập (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chọn một trong hai bài thơ tám chữ đã học: Quê hương (Tế Hanh) hoặc Chiều xuân (Anh Thơ), giới thiệu đặc điểm thơ tám chữ qua bài thơ đó.

Trả lời

- Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh là một ví dụ xuất sắc về thơ tám chữ, một thể thơ ngắn truyền thống trong văn học Việt Nam. Dưới đây là một phân tích về đặc điểm của thơ tám chữ thông qua bài thơ "Quê hương":

+ Số câu thơ: Thơ tám chữ thường bao gồm tám câu thơ, mỗi câu thơ chứa một ý nghĩa chung và có mối liên kết với nhau.

+ Gieo vần: Bài thơ tám chữ thường gieo nhiều vần

+ Tính ngắn gọn: Thơ tám chữ mang đặc điểm ngắn gọn, tập trung truyền đạt một sắc thái cảm xúc hoặc tâm trạng một cách súc tích.

+ Nghệ thuật chọn từ: Tác giả thường lựa chọn từ ngữ chính xác và sắc bén để tạo ra hiệu ứng cho bài thơ, hỗ trợ trong việc truyền đạt cảm xúc và tạo ấn tượng.

b) Bài tập (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Chọn những tiếng trong ngoặc đơn phù hợp để điền vào chỗ có kí hiệu * trong những dòng thơ dưới đây. Từ đó, xác định cách gieo vần ở mỗi khổ thơ.

(Mỏng, lạnh, nhẹ)

(tơ, xanh, xa)

Ngày ửng hồng sau màn sương gấm *

Nắng dát vàng trên bãi cỏ non *

Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh

Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phơi.

Đoàn Văn Cừ

(sẫm, nhạt, toả)

(lạnh, đẫm, sũng)

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói *

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt *

Nghe xạc xào gió thổi những cau tre.

Lưu Quang Vũ

(xa, lòng, ruột)

(đến, như, ra)

Con xót * , mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng * thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà

Bằng Việt

Trả lời

- Ngày ửng hồng sau màn sương gấm mỏng

Nắng dát vàng trên bãi cỏ non xanh

Dịp cầu xa lồng bóng nước long lanh

Đàn cò trắng giăng hàng bay phấp phơi.

Đoàn Văn Cừ

=> Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân.

- Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm

Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi những cau tre.

Lưu Quang Vũ

=> Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân.

- Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế

Khoai nướng, ngô bung, ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.

Bằng Việt

=> Cách gieo vần ở khổ thơ này là gieo vần chân.

c) Bài tập (trang 47 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Viết một bài thơ tám chữ về đề tài quê hương hoặc gia đình.

- Chuẩn bị:

+ Em muốn viết điều gì về quê hương hoặc gia đình?

=> Em muốn viết những kỉ niệm về quê hương.

+ Em sẽ đặt tên nào cho bài thơ.

=> Quê hương tuổi thơ tôi

+ Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của em trong bài thơ là gì?

=> Cảm hứng chủ đạo và tư tưởng của em trong bài thơ là tình cảm của em với vùng đất Hải Phòng.

+ Em dự kiến bố cục / kết cấu bài thơ ra sao?

=> Bài thơ có 4 khổ, chia thành ba phần.

+ Em sẽ đưa vào bài thơ những hình ảnh, biện pháp tu từ nào?

=> Em sẽ đưa vào bài thơ những hình ảnh cánh buồm, hoa phượng, triền đê, cánh diều…; sử dụng biện pháp tu từ sao sánh, nhân hoá.

- Viết bài thơ:

+ Viết theo bố cục / kết cấu đã dự kiến.

+ Sắp xếp các từ ngữ trong dòng và trong khổ thơ theo quy định về số tiếng, vần, nhịp của thơ tám chữ.

+ Giới thiệu về hình tượng (quê hương hoặc gia đình) ở những dòng thơ, khổ thơ đầu.

+ Sử dụng phương thức tự sự, miêu tả kết hợp với biểu cảm để làm rõ đặc điểm của hình tượng và tạo nên tính hàm súc cho ngôn từ.

+ Có thể bộc lộ tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của em về hình tượng một cách trực tiếp hay gián tiếp (hoặc cả hai).

+ Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh em ấn tượng hoặc có cảm xúc sâu đậm nhất.

* Bài văn tham khảo

Quê hương tuổi thơ tôi

Tôi sinh ra nơi miền quê duyên hải

Đất Hải Phòng mê mải cánh buồm nâu

Biển quê tôi rất đẹp và rất giàu

Hoàng hôn đến với một màu tím biếc

 

Thời gian trôi theo dòng đời hối tiếc

Bên mái trường ta học Viết ngày xưa

Tháng 5 về mùa phượng đỏ đong đưa

Còn nhớ mãi chiều tắm mưa xóm nhỏ

 

Có nhiều hôm nắng chưa vờn ngọn cỏ

Cùng bạn bè theo gió thả diều quê

Bao năm rồi trong nức nở tái tê

Tìm ký ức đam mê ngày xưa ấy

 

Thời gian trôi như một dòng sông chảy

Xa mất rồi ai tìm thấy được chăng

Nơi quê cũ ơi tình sâu nghĩa nặng

Tuổi thơ nào say đắm của ngày xưa …

- Kiểm tra và chỉnh sửa:

+ Đọc lại bài thơ.

+ Bài thơ đã đảm bảo số tiếng, vần, nhịp của thơ tám chữ chưa?

+ Có mắc lỗi chính tả không?

+ Bài thơ có tập trung thể hiện đối tượng mà em chọn viết và tình cảm của em với đối tượng đó không?

+ Có nên thay thế từ ngứ nào trong bài thơ không?

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thực hành đọc hiểu: Nhật kí đô thị hóa

Tập làm thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến về thơ tám chữ

Tự đánh giá: Nói với con

Hướng dẫn tự học trang 55

Đánh giá

0

0 đánh giá