TOP 10 Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình

402

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình

Đề bài: Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập về vấn đề sau: Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?.

5+ Nghị luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em sẽ trình bày phần thảo luận về vấn đề “Vì sao mọi trẻ em trên thế giới đều cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?”

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Trẻ em chính là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì vậy, các em cần có được những quyền lợi cần thiết được gọi là “quyền trẻ em”.

Hiểu một cách đơn giản nhất quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định trong các bộ Luật, chịu sự kiểm soát của Nhà nước.

Đầu tiên, quyền lợi cơ bản nhất của trẻ em là có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Tuy nhiên, trên thực tế, hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hàng triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển nhất (đặc biệt là các nước ở châu Phi). Những con số biết nói với mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay.

Tiếp đến, trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột hay xâm hại. Nhưng trên thực tế, mỗi ngày cũng đều có vô số trẻ em bị phân biệt đối xử. Nhiều cuộc nội chiến vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Có thể kể đến như cuộc chiến ở Cô-xô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mỹ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của những cuộc chiến tranh. Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả… Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Cụ thể hơn, ở Việt Nam, chắc hẳn chúng ta không thể quên được liên tiếp các vụ việc các em nhỏ sơ sinh bị bỏ rơi trong hố ga, thùng rác…

Đặc biệt nhất là trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.

Những vấn đề mà quyền trẻ em đặt ra và thực tế cuộc sống đặt ra cho chúng ta một vấn đề lớn. Để những quyền trẻ em không chỉ là nằm trên những trang giấy, cần có sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội.

Trẻ em là một đối tượng cần được bảo vệ. Những quy định về quyền trẻ em đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để góp phần giúp cho cuộc sống của các em trở nên ngày một tốt đẹp hơn.

Phần thảo luận của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 2

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao cần phải trân trọng hòa bình chưa? Hòa bình và chiến tranh là hai khái niệm luôn song hành. Phải trải qua những mất mát, đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu được hết ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Trẻ em là mầm non của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy chúng cần được sống và học tập trong hòa bình.

Đầu tiên, hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hỗn loạn, chết chóc. Nói như vậy để hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Con người được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay thì đó chính là niềm hạnh phúc. Ví như Việt Nam – một dân tộc đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho đất nước ta. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người sẽ được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đang lùi dần vào quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bình yên mình đang sống, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ. Để được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên cần kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu hòng phá hoại nền hòa bình đó.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và mỗi người đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì đã được nhận hôm nay.

5+ Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay em sẽ trình bày phần thảo luận về vấn đề “Vì sao mọi trẻ em trên thế giới đều cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?”

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” - điều đó quả thật không sai. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em.

Quyền trẻ em cần phải hiểu là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và phát triển một cách lành mạnh. Những quyền lợi này sẽ được quy định cụ thể ở từng nước khác nhau. Đồng thời, trên thế giới cũng có một quy định chung do Liên Hợp Quốc ban hành: “Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ Em” - ban hành những quy định chung nhất về quyền trẻ em. Mà khi đó các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Có thể kể đến những quyền cơ bản nhất của trẻ em được quy định ở đây đó là: Quyền được đối xử bình đẳng và bảo vệ chống lại sự kỳ thị phân biệt tôn giáo, nguồn gốc và bình đẳng giới; Quyền có tên gọi và quốc tịch; Quyền về sức khỏe và y tế; Quyền được giáo dục và đào tạo Quyền giải trí, vui chơi và tiêu khiển; Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp; Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình; Quyền được trợ giúp ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và thảm họa, và được bảo vệ khỏi sự tàn ác, bỏ bê, lạm dụng, khai thác và bách hại; Quyền có một gia đình, được sự chăm sóc của cha mẹ và có một chỗ trú ngụ an toàn; Quyền được chăm sóc cho trẻ em khuyết tật…

Trong những năm gần đây, trẻ em đã mắc vào các tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc… Có nhiều trẻ em ở các vùng miền xa xôi, hẻo lánh phải chịu đói, không được học hành. Hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu - nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn - thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Nhiều trẻ em còn bị bạo hành về thể xác lẫn tinh thần. Đặc biệt nhất là vấn đề xâm hại tình dục với trẻ em đang diễn ra ngày càng nhiều.

Những thức tế trên đặt ra cho con người câu hỏi cần làm gì để có thể thực hiện tốt những quyền lợi mà trẻ em đáng được hưởng. Có thể thấy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Cũng như những biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em.

Phần thảo luận của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe!

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 4

Ở bất kì quốc gia nào, việc học tập không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là một quyền lợi và cơ hội cho mỗi trẻ em. Việc này không chỉ mang lại kiến thức mà còn có những lợi ích to lớn đối với sự phát triển và cuộc sống của họ. Dưới đây là những lí do tại sao việc học tập là cần thiết và mang lại lợi ích đối với mỗi em bé trên thế giới.

Việc học tập mở ra cánh cửa của tri thức và kiến thức mới. Nó mở rộng tầm nhìn và mang lại cơ hội cho sự phát triển cá nhân và sự thành công trong tương lai. Bằng cách này, trẻ em có thể theo đuổi ước mơ của mình và đạt được những mục tiêu cao hơn trong cuộc sống.

Học tập không chỉ giúp trẻ em tiếp thu kiến thức mà còn phát triển kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng giao tiếp, suy luận, giải quyết vấn đề, và làm việc nhóm. Những kỹ năng này quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống và giúp trẻ tự tin hơn khi đối mặt với thách thức.

Khi trẻ em học tập và đạt được thành công, họ cảm thấy tự tin hơn vào khả năng của mình và có lòng tự trọng cao hơn. Điều này giúp họ phát triển lòng tự tin và tinh thần tự chủ từ khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó, học tập còn giúp mở rộng tầm hiểu biết về thế giới xung quanh và khuyến khích tư duy sáng tạo và phê phán. Trẻ em có cơ hội hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử, khoa học, và nghệ thuật, từ đó trở thành những công dân toàn cầu thông minh và nhạy bén.

Bơi lẽ đó, học tập chính là chìa khóa mở ra một tương lai tốt đẹp. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em để có một cuộc sống tương lai ổn định hơn, có công việc tốt hơn và cơ hội thăng tiến trong xã hội.

Việc học tập không chỉ mang lại kiến thức mà còn hình thành con người và tương lai của mỗi đứa trẻ. Đó là một quyền lợi và là nền tảng quan trọng nhất để xây dựng một xã hội văn minh và phát triển. Do đó, đầu tư vào giáo dục cho trẻ em là một ưu tiên không thể phủ nhận của mọi quốc gia trên thế giới.

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 5

Trẻ em là tương lai của thế giới, và việc bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của họ, cũng như cung cấp một môi trường học tập trong hòa bình, là một trách nhiệm không thể phủ nhận của toàn xã hội.

Mỗi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, sống và học tập trong một môi trường an toàn và hòa bình. Đây là quyền cơ bản của con người mà mọi quốc gia và cộng đồng phải tôn trọng và bảo vệ.

Hòa bình là điều kiện tối quan trọng để các trẻ em có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Trong một môi trường hòa bình, họ có thể tập trung vào việc học tập và phát triển kỹ năng mà không phải lo lắng về nguy cơ bạo lực hay xung đột.

Bảo vệ và học tập trong hòa bình là chìa khóa để xây dựng một tương lai bền vững cho thế hệ tương lai. Bằng việc đầu tư vào giáo dục và cung cấp cơ hội học tập cho mọi trẻ em, chúng ta đang tạo ra một xã hội với nền tảng vững chắc và tiềm năng phát triển cao.

Học tập trong hòa bình không chỉ là quyền lợi của một số ít mà còn là quyền lợi của mọi trẻ em trên thế giới, bao gồm cả những trẻ em ở các khu vực nghèo đói và xung đột. Việc đảm bảo mọi trẻ em đều có cơ hội học tập trong hòa bình là một bước quan trọng trong việc giảm bất bình đẳng và xóa bỏ rào cản.

Cuối cùng, việc bảo vệ và học tập trong hòa bình cho mọi trẻ em là một phần quan trọng trong việc xây dựng một thế giới hòa bình. Chỉ khi mọi trẻ em đều được bảo vệ và có cơ hội học tập, chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu của một thế giới hòa bình và bền vững.

Tóm lại, bảo vệ và học tập trong hòa bình không chỉ là quyền lợi mà còn là nhu cầu cấp thiết của mọi trẻ em trên thế giới. Chính vì vậy, chúng ta cần phải hợp tác và cùng nhau làm việc để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều có cơ hội được bảo vệ và học tập trong một môi trường hòa bình và an toàn.

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 6

Trẻ em là những mầm non của cuộc sống, là tương lai của mỗi quốc gia và của cả thế giới. Do vậy, việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ em học tập trong môi trường hòa bình là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Trẻ em là thế hệ tương lai, là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia. Khi trẻ em được bảo vệ tốt, được học tập trong môi trường hòa bình, chúng sẽ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Hòa bình là điều kiện tiên quyết để trẻ em được phát triển toàn diện. Khi chiến tranh, bạo lực xảy ra, trẻ em là những đối tượng chịu tổn thương nặng nề nhất. Chúng phải chịu đựng cảnh mồ côi, ly tán, thiếu thốn về vật chất và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bản thân.

Theo Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, mọi trẻ em đều có quyền được học tập trong môi trường an toàn, lành mạnh. Học tập giúp trẻ em trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển bản thân và hòa nhập với cộng đồng. Khi được học tập trong môi trường hòa bình, trẻ em sẽ cảm thấy an toàn, tự tin và có hứng thú học tập hơn.

Mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay góp sức để bảo vệ trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em học tập trong môi trường hòa bình. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con cái, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ. Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, giúp trẻ em phát triển toàn diện. Các tổ chức xã hội cần chung tay góp sức bảo vệ trẻ em, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em.

Có thể khẳng định rằng, bảo vệ trẻ em và tạo điều kiện cho trẻ em học tập trong môi trường hòa bình là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay góp sức để trẻ em được phát triển toàn diện, trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thảo luận Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình - Mẫu 7

Từ xưa tới nay, con người luôn đề cao tầm quan trọng của việc học tập. Từ thuở ấu thơ, mỗi cá nhân đều được định hướng và khuyến khích theo đuổi con đường học vấn. Vậy, việc học tập có thực sự cần thiết và mang lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới? Chắc chắn rằng, việc học tập là hoàn toàn cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ em.

Trước hết, học tập giúp trẻ em trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Qua quá trình học tập, các em được tiếp cận với kho tàng tri thức phong phú, đa dạng về các lĩnh vực khoa học, xã hội, văn hóa,... Kiến thức này là nền tảng giúp trẻ em hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó có thể tự tin bước vào đời sống và làm chủ cuộc sống của mình.

Bên cạnh đó, học tập còn giúp trẻ em phát triển tư duy, rèn luyện khả năng logic và phản biện. Thông qua các bài học, các em được rèn luyện khả năng phân tích, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định sáng suốt và có lập luận chặt chẽ. Những kỹ năng này vô cùng quan trọng để trẻ em có thể thành công trong học tập, công việc và cuộc sống.

Hơn nữa, học tập còn góp phần hình thành nhân cách và giá trị đạo đức cho trẻ em. Qua quá trình học tập, các em được giáo dục về những giá trị đạo đức truyền thống như lòng yêu nước, sự trung thực, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm,... Những giá trị này giúp trẻ em trở thành những con người có ích cho xã hội, có đạo đức tốt đẹp và được mọi người yêu mến.

Từ đó, học tập sẽ mở ra cho trẻ em nhiều cơ hội trong tương lai. Với nền tảng kiến thức và kỹ năng vững vàng, trẻ em sẽ có nhiều cơ hội học tập cao hơn, được tuyển dụng vào những công việc tốt, có thu nhập cao và đóng góp tích cực cho xã hội.

Có thể khẳng định rằng, học tập là chìa khóa dẫn đến thành công trong cuộc sống. Việc học tập không chỉ giúp trẻ em trang bị kiến thức, kỹ năng, mà còn giúp các em phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách và mở ra nhiều cơ hội cho tương lai. Do đó, mỗi cá nhân và mỗi gia đình cần tạo điều kiện cho trẻ em được học tập tốt nhất để các em có thể phát triển toàn diện và trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc học tập không chỉ đơn giản là tiếp thu kiến thức từ sách vở mà còn là quá trình trải nghiệm, khám phá và sáng tạo. Cha mẹ và nhà trường cần tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, khuyến khích trẻ em học tập chủ động, sáng tạo và phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

Việc học tập đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới. Học tập giúp trẻ em trang bị kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách và mở ra nhiều cơ hội cho tương lai. Do đó, mỗi cá nhân và mỗi gia đình cần chung tay tạo điều kiện cho trẻ em được học tập tốt nhất để các em có thể phát triển toàn diện và trở thành những con người có ích cho xã hội.

Đánh giá

0

0 đánh giá