Soạn bài Luyện tập tổng hợp lớp 9 trang 132 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9

1.2 K

Tài liệu soạn bài Luyện tập tổng hợp trang 132 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Luyện tập tổng hợp lớp 9 trang 132 Tập 2

Phiếu học tập số 1

1. Đọc

a. Đọc văn bản

Đọc văn bản “Bến đò trưa hè” và thực hiện các yêu cầu:

• Chọn phương án đúng:

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Bài thơ Bến đò trưa hè thuộc thể thơ nào?

A. Thơ sáu chữ

B. Thơ bảy chữ

C. Thơ tám chữ

D. Thơ tự do

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Những yếu tố nào giúp em nhận biết thể thơ của bài thơ Bến đò trưa hè?

A. Số chữ trong các dòng thơ

B. Số khổ trong bài thơ

C. Cách ngắt nhịp của dòng thơ

D. Cách gieo vần trong bài thơ

Trả lời:

Chọn đáp án: A.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Mây đi vắng, trời xanh buồn rộng rãi...

A. Đảo ngữ

B. So sánh

C. Nói giảm nói tránh

D. Nhân hoa

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Dòng nào liệt kê các từ láy đã được dùng trong bài thơ?

A. Rộng rãi, uể oải, vắng lặng, tăm hơi

B. Rộng rãi, vắng lặng, vòi vọi, u oải

C. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, tăm hơi

D. Rộng rãi, uể oải, vòi vọi, xa xa

Trả lời:

Chọn đáp án: D.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Dòng nào nêu đúng nôi dung, cảm xúc của bài thơ?

A. Cảm xúc phấn chấn trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống

B. Cảm xúc đượm buồn trước cảnh sắc nơi thôn dã

C. Cảm xúc bi thiết trước thiên nhiên và đời sống con người

D. Cảm xúc buồn thương trước cảnh sắc nơi thôn dã

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

• Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Bài thơ có bố cục như thế nào?

Trả lời:

- Bố cục 2 phần:

+ Phần 1: Khổ 1: Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè

+ Phần 2: Khổ 2 + Khổ 3: Cảnh sinh hoạt và đời sống con người nơi bến đò làng quê

Câu 2 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Phong cảnh làng quê Việt Nam một thời được khắc hoa rõ nét nhất qua những hình ảnh nào trong bài thơ?

Trả lời:

Những hình ảnh: dòng sông; cây đa; quán nước; dắt ngựa chờ rong; tiếng gà trưa; con đê.

Câu 3 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cảnh thiên nhiên nơi bến đò trưa hè gợi cho em ấn tượng gì?

Trả lời:

Ấn tượng của em: làng quê thật yên bình, vắng lặng với những cảnh vật quen thuộc.

Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa đặc điểm của bức tranh thiên nhiên và nhịp sống của con người trong bài thơ?

Trả lời:

Bức tranh thiên nhiên và nhịp điệu đời sống con người trong bài thơ có mối quan hệ chặt chẽ.

Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Tình cảm của nhà thơ đối với thiên nhiên và đời sống con người được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Trả lời:

Tình cảm tác giả: thiết tha, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, phong cảnh làng quê Việt Nam.

2. Viết

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bến đò trưa hè ở phần Đọc.

Trả lời:

Bến đò trưa hè dựng lại một khung cảnh bến đò nhỏ nơi làng quê vào ngày mưa. Nét vẽ thơ là nét tả thực, không bộn bề chi tiết, nhưng cũng gợi được cái hồn xưa cảnh cũ của thôn cảnh xứ Bắc thuở nào. Tạo vật thiên nhiên tưởng như có chung một nỗi niềm, ngỡ như sum vầy, chung cùng một tình điệu mưa, cùng giầm mưa, ướt át. Dòng sông xuôi nhanh trốn mưa bỏ mặc con đò trơ vơ dưới mưa. Phải có con mắt tinh tế mới khám phá được nét riêng của tạo vật, mới cấp cho chúng một nét đẹp tâm hồn như thế. Cảnh đầu bến ven bờ là vậy. Còn cảnh bến đò, trung tâm của bức tranh càng vắng lặng hơn trong mưa lạnh. Nhà thơ đã lấy động để nói tĩnh gợi được cái vắng của sông. Bài thơ mở ra là ven bờ, đầu bến và khép lại với hình ảnh bến âm thầm lặng trong mưa. Bài thơ như vậy là có một cái tứ xuyên suốt: nỗi buồn của một hồn thơ trước cảnh quê mưa giầm, một nỗi buồn lặng như bến cô đơn đang cảm nghe mưa ngoài trời hoá thành mưa trong lòng của một hồn thơ lãng mạn.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 134 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Tiến hành một cuộc phỏng vấn ngắn về một trong những vấn đề sau:

- Khi xa quê hương, điều gì sẽ trở thành hành trang không thể thiếu trong tâm hồn mỗi con người?

- Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc?

- Thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn?

Trả lời:

* Bài nói tham khảo đề 1:

- Nguyễn Văn A: Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Theo bạn, quê hương được hiểu thế nào?

- Nguyễn Văn B: Theo tôi, Quê hương - nơi mỗi con người được sinh ra, lớn lên, là mảnh đất chúng ta chôn rau cắt rốn, gắn bó suốt một khoảng thời gian dài với những kỉ niệm đẹp đẽ khó quên. Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.

- Nguyễn Văn A: Theo bạn, quê hương có vai trò như thế nào đối với mỗi người?

- Nguyễn Văn B:  Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.

- Nguyễn Văn A: Dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Hành trang mà mỗi người cần có khi rời xa quê hương đó là gì?

- Nguyễn Văn B: Trong cuộc sống muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Cần cố gắng nỗ lực hết mình để mang theo những ước mơ khát vọng to lớn đi ra xa hơn. Luôn giữ trong mình tình yêu quê hương sâu sắc. Luôn hướng về quê hương, khi thành công hãy quay về để giúp đỡ quê hương phát triển hơn.

- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

* Bài nói tham khảo đề 2:

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá trị văn hoá, bền vững, phản ánh những diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,… của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành, hun đúc, bổ sung và lan toả từ trong lịch sử dân tộc, trở thành những tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, bản sắc văn hóa được thể hiện như thế nào?

- Nguyễn Văn B: Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua bản chất văn hoá, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan; thể hiện qua cách tư duy, lối sống lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người; thể hiện qua những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn hoá nghệ thuật,…

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò rất lớn trong thời cuộc ngày nay. Bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi khu vực sẽ đem lại dấu ấn khó phai đối với người bạn nước ngoài khi ghé thăm. Họ sẽ được thưởng thức và khám phá những văn hoá mới lạ, chiêm nghiệm chúng. Từ đó đất nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với những nét văn hoá độc đáo và thu hút. Là một người trẻ tuổi, bạn có thể làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

- Nguyễn Văn B: Bởi vậy trong thời đại ngày nay thì bản sắc văn hoá dân tộc cần được vun đắp, gìn giữ và phát triển thật mạnh mẽ. Trách nhiệm của người trẻ tuổi càng quan trọng hơn khi phát triển đất nước nhưng cũng cần gìn giữ lại những nét độc đáo, riêng biệt của dân tộc ta tránh bị hoà tan vào những điều mới mẻ của thế giới.

+ Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian. Mỗi thế hệ, mối tầng lớp, mỗi đối tượng cần chủ động thực hiện những công tác phù hợp để gìn giữ và lan toả về những truyền thống tốt đẹp của người Việt.

+ Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

+ Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.

+ Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Như vậy có thể thấy để truyền thống văn hoá dân tộc được giữ gìn cần có sự quan tâm, hỗ trợ của những cơ quan chính quyền nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần văn hoá dân tộc trong nhân dân. Từ đó nhân dân có khả năng phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương mình, tạo nên một đất nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

* Bài nói tham khảo đề 3:

- Nguyễn Văn A: Trong thời đại phát triển của công nghệ số và các phương tiện nghe – nhìn, người đọc gặp những thách thức không nhỏ, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển năng lực tự đọc, vận dụng những điều hữu ích thu nhân được từ việc đọc vào cuộc sống. Bạn có thường xuyên đọc thơ không?

- Nguyễn Văn B: Tôi vẫn thường xuyên đọc thơ.

- Nguyễn Văn A: Thời đại 4.0 như ngày nay, thơ có còn sức thu hút với bạn đọc trong thời đại của công nghệ số và các phương tiện nghe - nhìn?

- Nguyễn Văn B: Theo tôi, thơ vẫn còn sức hút.

- Nguyễn Văn A: Vì sao bạn lại cho rằng như vậy?

- Nguyễn Văn B: Tôi cho là như vậy, vì Thơ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người với những điểm sau:

+ Thơ là một phương tiện tuyệt vời để thể hiện cảm xúc, tình cảm và suy tư của con người. Những bài thơ có thể chứa đựng những tâm trạng sâu lắng, những suy tư tinh tế mà ngôn từ thông thường khó mô tả được.

+ Việc viết thơ không chỉ giúp người viết thể hiện bản thân mình mà còn khơi gợi sự sáng tạo, trí tưởng tượng và khả năng diễn đạt của họ

+ Thơ thường được sử dụng để truyền đạt thông điệp, ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống, tình yêu, tình bạn, hiện thực xã hội và nhiều chủ đề khác

+ Đọc thơ có thể mang lại niềm vui, sự thư giãn và cảm giác thoải mái cho người đọc, giúp họ tìm lại sự yên bình trong cuộc sống bận rộn.

+ Thơ là một phần quan trọng của văn hóa và truyền thống dân tộc, giúp duy trì và phát triển giá trị văn hóa của một cộng đồng.

Với những vai trò đa dạng và ý nghĩa sâu sắc như vậy, thơ có thể coi là một loại hình nghệ thuật đặc biệt, ảnh hưởng đến tâm hồn và cuộc sống của con người một cách tích cực.

- Nguyễn Văn A: Bạn có thể chia sẻ một số cách để làm tăng sức hút của thơ trong cuộc sống ngày nay không?

- Nguyễn Văn B: Tôi sẵn sàng chia sẻ. Để tăng sức hút của thơ, bạn có thể thử áp dụng những cách sau:

+ Chọn các chủ đề mà người đọc quan tâm hoặc gần gũi với họ.

+ Sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh sinh động và câu văn uyển chuyển để làm cho bài thơ thú vị hơn.

+ Sử dụng các phương tiện như nhịp điệu, âm nhạc, thơ ca để tạo điểm nhấn và làm cho bài thơ thu hút hơn.

+ Thử nghiệm với các kỹ thuật sáng tạo, biến đổi cấu trúc để tạo sự mới lạ và độc đáo. Nhớ rằng, sự sáng tạo và tinh thần nghệ thuật của bạn sẽ giúp tăng sức hút của thơ một cách đáng kể.

- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

Phiếu học tập số 2

1. Đọc

a. Đọc văn bản “Quyền được học tập và bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong hòa bình”

b. Thực hiện các yêu cầu

• Chọn phương án đúng (làm vào vở):

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định loại văn bản của bài đọc.

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản nghị luận

C. Văn bản văn học

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập là gì?

A. Quyền con người của cả nam và nữ nói chung

B. Quyền bình đẳng về cơ hội của phụ nữ trong các lĩnh vực

C. Quyền được sống trong hòa bình của mọi người

D. Quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em trong hòa bình

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Người trình bày vấn đề xác định tư cách, vị thế nào để nêu ý kiến?

A. Một cá nhân bị xâm phạm nhân quyền cần cất lên tiếng nói của mình.

B. Một người đại diện cho tất cả những người mần được bảo vệ nhân quyền.

C. Một người phụ nữ bị áp bức, bị tước đoạt quyền học tập cần bảo vệ chính mình.

D. Một người dân Pa-ki-xtan bị xâm phạm nhân quyền, cần đấu tranh.

Trả lời:

Chọn đáp án: B.

Câu 4 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Mục đích chính của người nói được thể hiện trong văn bản trên là gì?

A. Nêu rõ trước Liên hợp quốc vấn đề vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ và trẻ em và sự cần thiết phải hành động để bảo vệ những quyền đó

B. Trình bày rõ vấn đề quyền được học tập của phụ nữ và trẻ em đang bị xâm phạm, kêu gọi hành động để bảo vệ quyền đó

C. Kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc hành động, thay đổi chính sách vì quyền được học tập và bảo vệ của phụ nữ và trẻ em

D. Tố cáo thực trạng xâm phạm quyền học tập và quyền sống của phụ nữ và trẻ em ở các nước chậm phát triển trên thế giới

Trả lời:

Chọn đáp án: A.

Câu 5 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ thế hiện ở các từ in đậm trong câu: "Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.".

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Nhân hóa

D. Ẩn dụ

Trả lời:

Chọn đáp án: C.

• Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Đối tượng mà văn bản nghị luận hướng tới là những người hoặc tổ chức nào?

Trả lời:

Đối tượng: Những nhà lãnh đạo thế giới và Liên hợp quốc

Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Người trình bày đã dùng những yếu tố nào để nêu thông tin khách quan, bày tỏ ý kiến và tác động tới đối tượng cần thuyết phục?

Trả lời:

Các yếu tố minh chứng với chính bản thân, về sinh viên trường y bị giết, nhiều nơi trên thế giới trẻ em đang không được đi học do chiến tranh, xung đột, khủng bố, …

Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Vấn đề cần trình bày được triển khai trong các phần của văn bản như thế nào? Nêu rõ mục đích và ý chính của từng phần.

Trả lời:

- Vấn đề được triển khai thành 4 phần, theo trình tự logic, rõ ràng, mạch lạc.

- Mục đích, ý chính từng phần:

+ Phần 1: Đưa ra vấn đề về nhân quyền.

+ Phần 2: Tiếng nói không chỉ đại diện của nhân vật tôi mà còn của rất nhiều người khác.

+ Phần 3: Những minh chứng cụ thể của việc nhân quyền đang không được đảm bảo

+ Phần 4: Kêu gọi mọi người đấu tranh và những người lãnh đạo cần quan tâm và bảo vệ.

Câu 4 (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong phần (3) của văn bản, tác giả cho rằng: “Khi nhìn thấy bóng tối, chúng ta nhận ra tầm quan trọng của ánh sáng.”. Theo em, vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

- Theo em, vấn đề này hoàn toàn đúng.

- Vì khi chiến tranh kéo tới, con người phải sống trong bất ổn, sợ hãi (bóng tối) chúng ta mới nhận ra việc hòa bình, ổn định quan trọng tới mức nào. Lúc đó chúng ta mới quý trọng thứ “ánh sáng” và biết giữ gìn, bảo vệ nó.

2. Viết

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Lựa chọn một trong những vấn đề sau để viết bài văn nghị luận xã hội:

- Việc học tập có thực sự cần thiết và có thể đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống của mỗi trẻ em trên thế giới?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Trả lời:

Bài viết tham khảo đề 1:

Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”. Câu ngạn ngữ trên đã khẳng định vai trò của học tập đối với con người và nó lại đóng một vai trò quan trọng hơn nữa với trẻ em. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cần được trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức để đưa đất nước phát triển bền vững.

Học tập là một quá trình tích luỹ, trau dồi kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm và là quá trình dài đòi hỏi người học phải kiên trì, bền bỉ. Bởi việc học là việc cả đời, không thể một sớm một chiều mà có thể có kiến thức uyên thâm, uyên bác. Học tập có thể qua sách vở hoặc học tập ở ngoài cuộc sống hoặc bằng nhiều cách khác nhau. Học tập có thể nói là một khả năng bẩm sinh, ai cũng phải học tập, từ khi sinh ra ta phải tập nói tập đi rồi lớn dần hơn là tập những thói quen tính cách, học những kiến thức của các môn học và khi trưởng thành, có công việc lại phải học thêm vô vàn các kĩ năng khác. Ngày nay, việc học tập là bắt buộc bởi nó giữ một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của loài người và học tập từ khi còn bé là một phương hướng vô cùng đúng đắn.

Vậy học tập có vai trò như thế nào đối với trẻ em? Nó là một nền tảng vững chắc giúp trẻ em có được những kiến thức và kĩ năng cho quá trình phát triển sau này. Trước hết, học tập giúp trẻ em tự tin hơn vào khả năng của mình. Bởi trước những thử thách của cuộc sống có thể đặt ra cho các em, học tập và giáo dục sớm là một biện pháp tốt nhất để trẻ em không bị bỡ ngỡ và sợ hãi trước những tình huống bất chợt xảy đến, các em sẽ có được những cách giải quyết đúng đắn của riêng mình. Từ đó, các em sẽ tự tin hơn mỗi khi phải tiếp xúc với những thứ mới mẻ mà các em chưa từng thấy trước đó, không còn e dè, biết cách để bộc lộ khả năng của bản thân. Học tập còn là cách để phụ huynh hiểu được những điểm mạnh của con mình. Vì thông qua học tập, các em thể hiện được niềm yêu thích của mình với một lĩnh vực nào đó, từ đó cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra và có được định hướng tốt nhất cho tương lai của các em. Không những thế, học tập là một quá trình dài và khó khăn, cần mất thời gian và công sức, chính vì thế học tập từ khi còn nhỏ sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận được những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Đó sẽ là một hành trang đáng quý góp phần giúp các em vững bước vào tương lai phía trước. Thế giới ngoài kia vô cùng rộng lớn, một biển trời kiến thức đang mở ra trước mắt chúng ta, điều cần thiết là chúng ta phải nhận thức được sự bao la, rộng lớn ấy mà không ngừng học tập, nỗ lực hết mình để đạt được tới tri thức. Bởi có tri thức là ta đã nắm trong tay được thành công mà nhiều người vẫn hằng ao ước.

Trên thực tế, có rất nhiều tấm gương về việc học tập không ngừng nghỉ và đạt được những trái ngọt của cuộc đời mình. Ta không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh – một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tọc Việt Nam. Bác đã rời bến cảng Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, bác bôn ba khắp các đất nước và nhờ có tinh thần ham học hỏi, luôn tìm tòi khám phá những kiến thức mới từ các nước phát triển hơn mà từ đó Bác đã tìm được Chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở đó Bác tìm được con đường đưa đất nước thoát khỏi sự lầm than, nghèo khổ. Ngoài ra, ta cũng có thể kể đến thần đồng Đỗ Nhật Nam. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng nhờ việc chăm chỉ đọc sách và chủ động tìm tòi kiến thức, mà em đã đạt được nhiều thành tích đáng nể như: giải nhất thuyết trình tại Mỹ; thần đồng Tiếng anh; giải Ba hạng mục quản trị kinh doanh;…Đó đều là những tấm gương sáng về học tập đáng để chúng ta noi theo.

Trẻ em là thế hệ mầm non của đất nước, chúng cần được trau dồi, rèn luyện cả đức và tài, học tập là yếu tố thiết yếu và không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ em. Là một học sinh, em sẽ không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để đưa dân tộc sánh vai với các cường quốc năm châu.

* Bài viết tham khảo đề 2:

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao cần phải trân trọng hòa bình chưa? Hòa bình và chiến tranh là hai khái niệm luôn song hành. Phải trải qua những mất mát, đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu được hết ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Trẻ em là mầm non của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy chúng cần được sống và học tập trong hòa bình.

Đầu tiên, hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hỗn loạn, chết chóc. Nói như vậy để hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Con người được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay thì đó chính là niềm hạnh phúc. Ví như Việt Nam – một dân tộc đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho đất nước ta. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người sẽ được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đang lùi dần vào quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bình yên mình đang sống, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ. Để được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên cần kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu hòng phá hoại nền hòa bình đó.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và mỗi người đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì đã được nhận hôm nay.

3. Nói và nghe

Câu hỏi (trang 137 sgk Ngữ văn 9 Tập 2)Thảo luận với các bạn trong nhóm học tập về một trong những vấn đề sau:

- Giáo dục có thể góp phần làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người như thế nào?

- Vì sao mọi trẻ em trên thế giới cần được bảo vệ và học tập trong hòa bình?

Trả lời:

* Bài nói tham khảo đề 1:

Trong xu thế hội nhập toàn cầu cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục và đào tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng, trở thành kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững của mọi quốc gia, dân tộc.

Tri thức nhân loại là thước đo sự thành công, phát triển bền vững của xã hội. Vị thế của một đất nước được thể hiện ở sức mạnh tri thức toàn dân. Do đó, vai trò của giáo dục đối với xã hội trước hết được thể hiện trong việc đào tạo tri thức, nâng cao dân trí mọi dân tộc, quốc gia.

Giáo dục và đào tạo góp phần nâng cao trình độ dân trí ở mọi quốc gia nghĩa là nâng cao trình độ hiểu biết chung của người dân trên tất cả các lĩnh vực. Các quốc gia tiến hành phổ cập giáo dục theo các cấp học, xóa nạn mù chữ, cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản cho toàn bộ người dân. Giáo dục đảm bảo mặt bằng chung nhân dân đều được tiếp cận với tri thức, từ đó nâng cao trình độ học vấn của mỗi cá nhân.

Hoạt động giáo dục đào tạo đảm bảo cho các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng đắn về giá trị đạo đức, văn hóa, thể chế chính trị, hiến pháp và pháp luật. Qua đó mỗi cá nhân có thái độ và hành vi cư xử chuẩn mực.

Trong thời đại mới, giáo dục giúp người dân tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật. Con người có cơ hội tiếp cận với internet, các phương tiện thông tin đại chúng, biết cách sử dụng các thiết bị máy móc, công nghệ. Thông qua hoạt động giáo dục và đào tạo, mặt bằng dân trí được nâng cao, là cơ sở để khẳng định sức mạnh của quốc gia. Một đất nước sở hữu dân trí cao có khả năng phát triển lớn và khẳng định được vị thế trên trường quốc tế. Ngược lại, một đất nước không coi trọng giáo dục, đất nước đó chắc chắn sẽ bị diệt vong.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, chức năng xã hội của giáo dục càng thể hiện rõ nét ở vai trò nâng cao dân trí. Vì vậy, mỗi quốc gia cần tập trung đẩy mạnh phổ cập giáo dục toàn dân, phát triển toàn diện yếu tố con người để thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức.

Giáo dục hướng đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề cao, có khả năng thực hành, chủ động sáng tạo, có trách nhiệm trong công việc. Qua đó tăng năng suất sử dụng lao động.

Giáo dục không chỉ nâng cao chất lượng mà còn cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao với số lượng lớn, xây dựng nguồn nhân lực còn thiếu hụt để đáp ứng nhu cầu thực tế. 

Giáo dục cung cấp cho con người nguồn tri thức và kỹ năng để tham gia các hoạt động tổ chức xã hội, xây dựng đời sống văn minh, hạnh phúc. Con người có nền tảng giáo dục tốt sẽ luôn sống có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội. Nhờ đó, giáo dục không chỉ giúp con người trở thành người có kiến thức mà còn trở thành người có phẩm chất tốt, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển.

* Bài nói tham khảo đề 2:

Chúng ta đang sống trong một môi trường hòa bình, hạnh phúc nhưng có bao giờ bạn tự hỏi hòa bình là gì? Vì sao cần phải trân trọng hòa bình chưa? Hòa bình và chiến tranh là hai khái niệm luôn song hành. Phải trải qua những mất mát, đau thương của chiến tranh mới thấu hiểu được hết ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. Trẻ em là mầm non của mỗi quốc gia, dân tộc. Vì vậy chúng cần được sống và học tập trong hòa bình.

Đầu tiên, hòa bình chính là sự bình an vui vẻ không có đổ máu, chiến tranh, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người được sống trong môi trường tự do hạnh phúc. Ngược lại với trạng thái hòa bình chính là chiến tranh là mùi khói thuốc, hỗn loạn, chết chóc. Nói như vậy để hiểu rằng hòa bình chính là trạng thái và con người chúng ta mong muốn nhất và là điều hạnh phúc nhất.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Con người được sống trong môi trường hòa bình ngày hôm nay thì đó chính là niềm hạnh phúc. Ví như Việt Nam – một dân tộc đã trải qua biết bao đau thương từ những cuộc chiến tranh trong lịch sử. Đặc biệt là hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, mất mát vô cùng lớn cho đất nước ta. Những đau thương ấy đến nay chúng ta vẫn chưa thể khắc phục, chính vì thế cho nên dân tộc ta hơn ai hết hiểu rõ nhất về tầm quan trọng của hòa bình.

Không những Việt Nam chúng ta mà toàn thể nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới đều mong muốn có một thế giới hòa bình, chan chứa tình thương. Ở đó con người sẽ được sống hạnh phúc được thấy nụ cười trên môi em thơ, hạnh phúc trên đôi mắt hằn chân chim của người già. Đau thương từ chiến tranh đã và đang lùi dần vào quá khứ thay vào đó là một thế giới hòa bình, phát triển như hôm nay. Vì vậy, mỗi người hãy biết trân quý những phút giây hạnh phúc bình yên mình đang sống, hãy cống hiến và tận hưởng những điều tốt đẹp nhất của thế giới này, của nhân loại mang lại.

Hãy kiên quyết đấu tranh với những thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình để phát động chiến tranh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay cần tỉnh táo hơn với những âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch hòng bạo loạn lật đổ. Để được sống như ngày hôm nay, được sống trong những phút giây hòa bình chính là nhờ công lao của biết bao vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống, cho nên cần kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu hòng phá hoại nền hòa bình đó.

Hòa bình là điều mong ước của toàn thể nhân loại. Và mỗi người đang được sống trong những giây phút ấy thì hãy sống cho thật xứng đáng với những gì đã được nhận hôm nay.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

 
Đánh giá

0

0 đánh giá