TOP 10 Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động

227

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động

Đề bài: Tiến hành một cuộc phỏng vắn ngắn về một trong những vấn đề sau:

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc?

TOP 10 Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động (ảnh 1) 

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động - Mẫu 1

Phóng viên: Xin chào các bạn, chúng ta sẽ trao đổi về một vấn đề nhạy cảm: Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc? Để thảo luận về điều này, chúng ta có bạn Hà Lan, một người trẻ đam mê văn hóa và du lịch, và bạn Nam Anh, một nhà văn nghiên cứu về văn hóa dân tộc.

Hà Lan: Xin chào mọi người, theo quan điểm của tôi, việc trở thành công dân toàn cầu không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc lãng quên truyền thống và bản sắc dân tộc. Thực tế, sự đa dạng văn hóa và sự giao thoa giữa các nền văn hóa có thể là nguồn cảm hứng mới, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản sắc của mình và của người khác.

Nam Anh: Chào mọi người, theo quan điểm của tôi, việc trở thành công dân tòan cầu có thể mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho cá nhân, nhưng cũng cần phải giữ vững và tôn trọng truyền thống và bản sắc dân tộc. Qua việc hiểu biết và trân trọng văn hóa dân tộc, chúng ta có thể tạo ra một môi trường sống hài hòa và đa dạng, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ cho cả cộng đồng và xã hội.

Phóng viên: Cảm ơn bạn Hà Lan và bạn Nam Anh về những quan điểm thú vị này. Tóm lại, có thể nói rằng, việc trở thành công dân toàn cầu không nhất thiết phải làm mất đi truyền thống và bản sắc dân tộc. Sự đa dạng và giao thoa văn hóa có thể là nguồn cảm hứng và bổ sung cho cuộc sống của chúng ta, miễn là chúng ta hiểu biết, trân trọng và tôn trọng những giá trị văn hóa dân tộc của mình và của người khác. Cảm ơn mọi người đã tham gia cuộc trao đổi này.

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động - Mẫu 2

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá trị văn hoá, bền vững, phản ánh những diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,… của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành, hun đúc, bổ sung và lan toả từ trong lịch sử dân tộc, trở thành những tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, bản sắc văn hóa được thể hiện như thế nào?

- Nguyễn Văn B: Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua bản chất văn hoá, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan; thể hiện qua cách tư duy, lối sống lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người; thể hiện qua những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn hoá nghệ thuật,…

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò rất lớn trong thời cuộc ngày nay. Bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi khu vực sẽ đem lại dấu ấn khó phai đối với người bạn nước ngoài khi ghé thăm. Họ sẽ được thưởng thức và khám phá những văn hoá mới lạ, chiêm nghiệm chúng. Từ đó đất nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với những nét văn hoá độc đáo và thu hút. Là một người trẻ tuổi, bạn có thể làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

- Nguyễn Văn B: Bởi vậy trong thời đại ngày nay thì bản sắc văn hoá dân tộc cần được vun đắp, gìn giữ và phát triển thật mạnh mẽ. Trách nhiệm của người trẻ tuổi càng quan trọng hơn khi phát triển đất nước nhưng cũng cần gìn giữ lại những nét độc đáo, riêng biệt của dân tộc ta tránh bị hoà tan vào những điều mới mẻ của thế giới.

+ Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian. Mỗi thế hệ, mối tầng lớp, mỗi đối tượng cần chủ động thực hiện những công tác phù hợp để gìn giữ và lan toả về những truyền thống tốt đẹp của người Việt.

+ Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

+ Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.

+ Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Như vậy có thể thấy để truyền thống văn hoá dân tộc được giữ gìn cần có sự quan tâm, hỗ trợ của những cơ quan chính quyền nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần văn hoá dân tộc trong nhân dân. Từ đó nhân dân có khả năng phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương mình, tạo nên một đất nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

5+ Phỏng vấn Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập (điểm cao)

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động - Mẫu 3

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hoá dân tộc là tổng thể những giá trị văn hoá, bền vững, phản ánh những diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn,… của một dân tộc. Bản sắc văn hoá dân tộc được hình thành, hun đúc, bổ sung và lan toả từ trong lịch sử dân tộc, trở thành những tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và nhằm phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trong thế giới hội nhập như hiện nay, bản sắc văn hóa được thể hiện như thế nào?

- Nguyễn Văn B: Bản sắc văn hoá dân tộc thể hiện qua bản chất văn hoá, nhận thức của con người về cảnh vật và yếu tố nhân sinh quan; thể hiện qua cách tư duy, lối sống lý tưởng và tính thẩm mỹ của con người; thể hiện qua những phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, nghi lễ, kiến trúc, ca dao tục ngữ, kho tàng văn hoá nghệ thuật,…

- Nguyễn Văn A: Bản sắc văn hóa dân tộc có vai trò rất lớn trong thời cuộc ngày nay. Bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi khu vực sẽ đem lại dấu ấn khó phai đối với người bạn nước ngoài khi ghé thăm. Họ sẽ được thưởng thức và khám phá những văn hoá mới lạ, chiêm nghiệm chúng. Từ đó đất nước ta được nhiều bạn bè quốc tế biết đến với những nét văn hoá độc đáo và thu hút. Là một người trẻ tuổi, bạn có thể làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

- Nguyễn Văn B: Bởi vậy trong thời đại ngày nay thì bản sắc văn hoá dân tộc cần được vun đắp, gìn giữ và phát triển thật mạnh mẽ. Trách nhiệm của người trẻ tuổi càng quan trọng hơn khi phát triển đất nước nhưng cũng cần gìn giữ lại những nét độc đáo, riêng biệt của dân tộc ta tránh bị hoà tan vào những điều mới mẻ của thế giới.

+ Chúng ta cần phải trang bị cho mình tình yêu nước, tự hào về dân tộc, có như vậy thì mới giữ được những nét đặc trưng của dân tộc mình. Bên cạnh đó, những tri thức đúng đắn về văn hóa đất nước cũng là điều vô cùng cần thiết. Phải hiểu đúng thì mới bảo vệ được nó, phải hiểu đúng thì mới không làm nó mất đi, mai một dần theo thời gian. Mỗi thế hệ, mối tầng lớp, mỗi đối tượng cần chủ động thực hiện những công tác phù hợp để gìn giữ và lan toả về những truyền thống tốt đẹp của người Việt.

+ Trước xu thế toàn cầu hóa của thế giới hiện nay, chúng ta không thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới. Hội nhập kinh tế, giao lưu về văn hóa giữa các nước đang diễn ra hết sức sôi động. Nhưng nếu không có một bản lĩnh vững vàng, một chiến lược phát triển đúng đắn thì việc giao lưu đó sẽ dẫn đến nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Để mở rộng giao lưu, hội nhập mà không đánh mất bản sắc của mình, chúng ta phải trở về với Tư tưởng Hồ Chí Minh: Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, những phải lấy bản sắc văn hóa dân tộc làm nền tảng, làm bản lĩnh. Nền tảng có vững chắc, bản lĩnh có vững vàng mới tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại một cách đúng đắn, mới chủ động, tự tin hội nhập và làm giàu thêm, sáng lên đặc trưng văn hóa dân tộc.

+ Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước do đó có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhất là trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu như hiện nay.

+ Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Như vậy có thể thấy để truyền thống văn hoá dân tộc được giữ gìn cần có sự quan tâm, hỗ trợ của những cơ quan chính quyền nhà nước, tạo điều kiện thúc đẩy tinh thần văn hoá dân tộc trong nhân dân. Từ đó nhân dân có khả năng phát huy, gìn giữ những nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương mình, tạo nên một đất nước phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nguyễn Văn A: Rất cảm ơn những chia sẻ hữu ích của bạn trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay.

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động - Mẫu 4

- Phóng viên (PV): Chào bạn, bạn hiểu thế nào là công dân toàn cầu?

- Bạn học sinh: Theo mình, công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau. Họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch mà không bị rào cản về ranh giới, địa lí cũng như văn hóa của các quốc gia trong nhận thức của mình.

- Phóng viên (PV): Vậy theo bạn, để trở thành công dân toàn cầu sẽ gặp khó khăn gì?

- Bạn học sinh: Tôi nghĩ, rào cản đầu tiên mà các bạn cần phải vượt qua, đó chính là ngoại ngữ. Và một yếu tố quan trọng khác, mà tôi nghĩ tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay một số vẫn còn đang thiếu, đó chính là kỹ năng mềm. 

- Phóng viên (PV): Có ý kiến cho rằng, công dân toàn cầu là những người hòa nhập nhưng không hòa tan. Ý kiến của bạn như thế nào?

- Bạn học sinh: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Chúng ta hòa nhập để tiếp thu nền văn minh của nhân loại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng biệt của quê hương, đất nước mình.

- Phóng viên (PV): Xin cảm ơn bạn đã tham gia cuộc phỏng vấn này. Mong rằng, tất cả các bạn học sinh chúng ta luôn học hỏi và tiếp thu những cái mới có chọn lục có ý thức dân tộc, giữ gìn bản sắc dân tộc của mình: “hòa nhập nhưng không hòa tan”.

Trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động - Mẫu 5

Phóng viên: Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ thảo luận về một vấn đề rất quan trọng trong thời đại hiện nay, đó là trở thành công dân toàn cầu trong một thế giới hội nhập và đầy biến động có làm chúng ta lãng quên truyền thống và phai nhạt bản sắc dân tộc? Để bắt đầu, chúng ta có Hương Giang, một sinh viên đại học, và Đức Anh, một nhà kinh doanh thành công.

Hương Giang: Xin chào mọi người, theo quan điểm của tôi, việc trở thành công dân toàn cầu không nhất thiết phải đồng nghĩa với việc lãng quên truyền thống và bản sắc dân tộc. Thực tế, sự đa dạng văn hóa và bản sắc dân tộc có thể là nguồn cảm hứng cho sự phát triển và tiến bộ của con người trong một thế giới ngày càng hội nhập.

Đức Anh: Chào mọi người, theo quan điểm của tôi, việc trở thành công dân toàn cầu có thể tạo ra một cơ hội để tăng cường sự giao lưu, học hỏi và hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta không nên lãng quên và phủ nhận nguồn gốc và bản sắc dân tộc của mình.

Phóng viên: Cảm ơn Hương Giang và Đức Anh về những quan điểm thú vị. Tóm lại, có thể nói rằng, việc trở thành công dân toàn cầu không nhất thiết phải làm chúng ta lãng quên truyền thống và bản sắc dân tộc. Sự đa dạng văn hóa và bản sắc dân tộc là nguồn tài nguyên quý báu, và việc hiểu và tôn trọng chúng sẽ giúp chúng ta trở nên giàu có và sâu sắc hơn trong cuộc sống. Cảm ơn mọi người đã tham gia cuộc trao đổi này.

Đánh giá

0

0 đánh giá