Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 10-15 câu) trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Bến đò trưa hè ở phần Đọc.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè - Mẫu 1
"Bến đò trưa hè" của Anh Thơ là một bài thơ đầy cảm xúc và sâu lắng, đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng. Từ những dòng văn đơn giản nhưng sâu lắng, tác giả đã tạo nên một bức tranh tĩnh lặng của những khoảnh khắc bên bến đò trong buổi trưa hè. Tôi cảm nhận được không khí bình yên, thanh tịnh và lưu luyến trong từng chi tiết nhỏ, nhưng cũng chứa đựng những xao xuyến, những niềm nhớ về quê hương và tuổi thơ. Bài thơ đã đưa tôi trở lại với những kí ức ngọt ngào của mùa hè ấm áp, khi tôi ngồi bên bến đò, nhìn con sông êm đềm trôi qua và cảm nhận sự yên bình trong lòng. Đồng thời, nó cũng khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống, về việc giữ gìn những giá trị bền vững và đẹp đẽ trong cuộc sống hiện đại. Tôi tin rằng, những tác phẩm như "Bến đò trưa hè" là những kho báu vô giá, giúp chúng ta giữ vững tinh thần và tìm thấy sự an yên giữa cuộc sống hối hả ngày nay.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè - Mẫu 2
Bài thơ "Bến đò trưa hè" của Anh Thơ đã gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc về hình ảnh một bến đò yên bình giữa cơn nắng hè oi bức. Nữ sĩ Anh Thơ đã đưa độc giả về bến đò trưa hè, với mây vắng, trời xanh, với dòng sông lặng lờ, quán nước vắng lặng,... Tôi cảm nhận được sự yên bình, nhẹ nhàng và êm đềm từ những dòng chữ đượm hơi thở của đời sống miền quê, từng đọng hồn của những người lao động nơi này. Thơ người Anh Thơ đã dùng những từ ngữ tinh tế, mộc mạc nhưng sâu lắng, khiến cho mỗi câu chữ trong bài thơ đều trở thành một giai điệu nhẹ nhàng, như tiếng sóng nhẹ vỗ bờ, như làn gió mát lành thoảng qua làn da. Bên cạnh đó, bài thơ còn khiến tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của sự bền bỉ, kiên nhẫn và lòng trung hiếu với quê hương, với bến đò là biểu tượng cho sự gắn bó, ghi dấu của thời gian và những kỷ niệm. Từng dòng thơ như một tấm gương, làm tôi nhớ về nguồn cội, về những giá trị truyền thống mà chúng ta nên trân trọng và gìn giữ. Bức tranh quê quen thuộc trong ký ức mỗi người con đất Việt như được trải rộng ngay trước mắt. Cuối cùng, bài thơ "Bến đò trưa hè" đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của quê hương Việt Nam và lòng yêu thương của con người dành cho nơi đất này.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè - Mẫu 3
Bến đò trưa hè dựng lại một khung cảnh bến đò nhỏ nơi làng quê vào ngày mưa. Nét vẽ thơ là nét tả thực, không bộn bề chi tiết, nhưng cũng gợi được cái hồn xưa cảnh cũ của thôn cảnh xứ Bắc thuở nào. Tạo vật thiên nhiên tưởng như có chung một nỗi niềm, ngỡ như sum vầy, chung cùng một tình điệu mưa, cùng giầm mưa, ướt át. Dòng sông xuôi nhanh trốn mưa bỏ mặc con đò trơ vơ dưới mưa. Phải có con mắt tinh tế mới khám phá được nét riêng của tạo vật, mới cấp cho chúng một nét đẹp tâm hồn như thế. Cảnh đầu bến ven bờ là vậy. Còn cảnh bến đò, trung tâm của bức tranh càng vắng lặng hơn trong mưa lạnh. Nhà thơ đã lấy động để nói tĩnh gợi được cái vắng của sông. Bài thơ mở ra là ven bờ, đầu bến và khép lại với hình ảnh bến âm thầm lặng trong mưa. Bài thơ như vậy là có một cái tứ xuyên suốt: nỗi buồn của một hồn thơ trước cảnh quê mưa giầm, một nỗi buồn lặng như bến cô đơn đang cảm nghe mưa ngoài trời hoá thành mưa trong lòng của một hồn thơ lãng mạn.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè - Mẫu 4
Anh Thơ được mệnh danh là nhà thơ của đồng quê, làng núi Việt Nam, tuổi thơ của bà gắn liền với phong cảnh làng quê yên bình, chính những điều này đã trở thành nguôn cảm hứng văn chương bất tận trong bà. Nhờ những cảm xúc ấy và tình yêu đặc biệt dành cho phong cảnh và cảnh đẹp quê hương đất nước, Anh Thơ đã viết nên tác phẩm Bến đò trưa hè để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Bài thơ được tác giả trình bày bằng thể thơ tám chữ với ngôn ngữ bình dị thân thuộc. Từ đó thể hiện được khung cảnh làng quê thật yên bình, vắng lặng với những cảnh vật quen thuộc với mỗi người. Ví như dòng sông trong bài thơ chìm trong sự tĩnh tại, với mây, với trời, với sông, với nắng đã tạo nên một không gian đa chiều, giàu cảm xúc. Và dòng sông kia đã được hình tượng hoá như con người "đọng nắng đứng không trôi" như đang đồng cảm với nỗi buồn của bầu trời xanh kia. Không chỉ vậy, trong bài thơ chúng ta còn nhận ra mối quan hệ chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Hình ảnh cây đa, bến nước, con đò và những quán ven đê là những cảnh vật quen thuộc của làng quê, của những người nông dân chân chất. Không gian là buổi trưa hè ở bến đò, thời gian này con người đang cần nghỉ ngơi cho nên không có nhiều hoạt động ở ngoài, khiến cho cảnh vật xung quanh cũng im ắng, lặng lẽ theo. Cũng từ đó đã bộc lộ được cảm xúc của tác giả, một tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương tha thiết sâu đậm.
Đoạn văn trình bày cảm nghĩ về bài thơ Bến đò trưa hè - Mẫu 5
Bến đò trưa hè dựng lại một khung cảnh bến đò nhỏ nơi làng quê vào ngày mưa. Nét vẽ thơ là nét tả thực, không bộn bề chi tiết, nhưng cũng gợi được cái hồn xưa cảnh cũ của thôn cảnh xứ Bắc thuở nào. Tạo vật thiên nhiên tưởng như có chung một nỗi niềm, ngỡ như sum vầy, chung cùng một tình điệu mưa, cùng giầm mưa, ướt át. Dòng sông xuôi nhanh trốn mưa bỏ mặc con đò trơ vơ dưới mưa. Phải có con mắt tinh tế mới khám phá được nét riêng của tạo vật, mới cấp cho chúng một nét đẹp tâm hồn như thế. Cảnh đầu bến ven bờ là vậy. Còn cảnh bến đò, trung tâm của bức tranh càng vắng lặng hơn trong mưa lạnh. Nhà thơ đã lấy động để nói tĩnh gợi được cái vắng của sông. Bài thơ mở ra là ven bờ, đầu bến và khép lại với hình ảnh bến âm thầm lặng trong mưa. Bài thơ như vậy là có một cái tứ xuyên suốt: nỗi buồn của một hồn thơ trước cảnh quê mưa giầm, một nỗi buồn lặng như bến cô đơn đang cảm nghe mưa ngoài trời hoá thành mưa trong lòng của một hồn thơ lãng mạn.
Xem thêm lời giải soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ Bến đò trưa hè thuộc thể thơ nào?...
Câu 4 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào liệt kê các từ láy đã được dùng trong bài thơ?...
Câu 5 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Dòng nào nêu đúng nôi dung, cảm xúc của bài thơ?...
Câu 1 (trang 133 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài thơ có bố cục như thế nào?...
Câu 1 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định loại văn bản của bài đọc....
Câu 2 (trang 136 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vấn đề chính mà bài phát biểu đề cập là gì?...
Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: