Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12

1.1 K

Tài liệu soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội Ngữ văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội

* Tri thức về kiểu bài

Kiểu bài: Bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội thuộc kiểu bài nghị luận, viết ra để đọc trong lễ phát động một phong trào/ hoạt động xã hội nhằm mục đích thuyết phục, kêu gọi mọi người tích cực tham gia, góp phần lan toả ý nghĩa, thông điệp tích cực.

Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Nêu được các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng xác đáng, phù hợp, phong phú để thuyết phục mọi người tham gia phong trào/ hoạt động xã hội. Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, cấu trúc chặt chẽ.

- Nêu được lời kêu gọi hành động với những giải pháp cụ thể, khả thi, thuyết phục.

- Lồng ghép và sử dụng hợp lí yếu tố thuyết minh và yếu tố biểu cảm.

- Ngôn ngữ trang trọng, lịch sự; giọng điệu chân thành, nhã nhặn.

- Bố cục đảm bảo ba phần:

+ Mở đầu: Giới thiệu phong trào/ hoạt động xã hội cần phát động, hoàn cảnh đọc bài phát biểu, lời chào và lời chúc sức khoẻ đến người nghe.

+ Nội dung chính: Giới thiệu ngắn gọn nguồn gốc và lịch sử hình thành của phong trào/ hoạt động xã hội; nêu các luận điểm khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào/ hoạt động xã hội; đưa ra lời kêu gọi tích cực tham gia và khích lệ, tin tưởng phong trào/ hoạt động xã hội sẽ thành công tốt đẹp.

+ Kết thúc: Chào tạm biệt và cảm ơn.

* Phân tích ngữ liệu tham khảo

Văn bản: Bài phát biểu hưởng ứng Tết trồng cây năm Quý Mão 2023

Câu 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Bài phát biểu được viết nhằm mục đích gì? Để đạt được mục đích đó, tác giả đã đưa ra luận điểm, lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Trả lời:

- Mục đích viết: hưởng ứng Tết trồng cây năm Qúy Mão 2023.

- Những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng mà tác giả đã trình bày:

+  Luận điểm 1: Ý nghĩa thứ nhất của phong trào

Lí lẽ: Các hiện tượng biến đổi khí hậu… hằng ngày

Bằng chứng: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn qua tâm …. các ngành sản xuất khác

 - Luận điểm 2: Ý nghĩa thứ hai của phong trào

Lí lẽ: Đối với trường chúng ta hiện nay,... ý nghĩa hết sức sâu sắc.

Bằng chứng: Phát huy truyền thống tốt đẹp, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ có cơ hội thể hiện tình cảm và trách nhiệm với nhà trường

 - Luận điểm 3: Trình bày lời kêu gọi, khích lệ tham gia phong trào, hoạt động.

Câu 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Xác định đối tượng mà bài phát biểu hướng đến. Ngôn ngữ trong bài phát biểu có phù hợp với đối tượng này không? Vì sao?

Trả lời:

- Đối tượng: cán bộ, giảng viên, nhân viên Trường Chính trị Phú Thọ

 - Ngôn ngữ: trang trọng, lịch sự, giọng điệu chân thành, nhã nhặn phù hợp với đối tượng hướng đến.

Câu 3 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Xác định một số yếu tố thuyết minh, biểu cảm được sử dụng trong bài viết và nêu tác dụng của các yếu tố đó.

Trả lời:

- Yếu tố thuyết minh: giải thích về ý nghĩa của việc trồng cây.

 - Yếu tố biểu cảm:

+ Chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi được lao động.

+ Tôi tin rằng, những hình ảnh, khí thế của buổi lễ ra quân và số cây được trồng sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp,...

- Tác dụng: Có tác dụng cung cấp thông tin, làm tăng sức thuyết phục, lôi cuốn, chân thực cho văn bản nghị luận.

Câu 4 (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Từ bài viết, bạn rút ra lưu ý gì khi viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội?

Trả lời:

Những lưu ý rút ra khi viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hay một hoạt động xã hội:

 - Cần nêu lên được các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, xác đáng.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí, chặt chẽ, logic, dễ hiểu nhằm mang tính thuyết phục cao.

 - Đưa ra được các giải pháp cụ thể, mang tính khả thi và có nhiều yếu tố thuyết phục.

 - Sử dụng hợp lí, hiệu quả các yếu tố thuyết minh, biểu cảm trong bài.

 - Ngôn ngữ cần chuẩn mực, trang trọng, lịch sự cùng giọng điệu chân thành, nhã nhặn.

* Thực hành viết theo quy trình

Đề bài (trang 82 sgk Ngữ văn 12 Tập 2)Giả sử Đoàn trường phát động phong trào Thanh niên làm theo lời Bác. Là tấm gương thanh niên tiêu biểu được tuyên dương trong năm học trước, bạn hãy viết bài phát biểu để đọc trong buổi phát động phong trào năm nay.

Bước 1: Chuẩn bị viết

• Xác định đề tài, mục đích, đối tượng người đọc để chọn cách viết phù hợp.

• Thu thập tư liệu liên quan đến phong trào Thanh niên làm theo lời Bác và lập bảng thống kê tư liệu.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bạn tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:

- Phong trào Thanh niên làm theo lời Bác được đề xướng nhằm mục đích gì? Quá trình hình thành và phát triển của phong trào có gì đáng chú ý?

- Vì sao cần tham gia phong trào Thanh niên làm theo lời Bác?

- Bạn có những kinh nghiệm gì khi tham gia phong trào này?

- Cần làm gì để tham gia phong trào một cách tích cực, hiệu quả?

Sắp xếp các ý tìm được thành dàn ý hoàn chỉnh, tham khảo bố cục được trình bày trong Tri thức về kiểu bài.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý, bạn viết bài hoàn chỉnh. Khi viết, cần lưu ý sử dụng ngôn ngữ trang trọng, khách quan, sử dụng đại từ xưng hô phù hợp với đối tượng mà bài viết hướng tới, giọng điệu chân thành, nhã nhặn, kết họp với yếu tố thuyết minh và biểu cảm một cách hợp lí.

Có thể lựa chọn cách mở đầu và kết thúc hấp dẫn, thú vị như trích danh ngôn, kể một câu chuyện, đưa ra một hình ảnh biểu tượng, nêu một tấm gương sáng,....

Bài viết tham khảo

Kính thưa toàn thể quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến,

Trước tiên, em xin gửi lời chào trân trọng và tri ân đến tất cả các bạn đã tham gia vào buổi lễ phát động phong trào Thanh niên làm theo lời Bác năm nay. Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự tiếp nối và phát huy tinh thần của thanh niên Việt Nam trong việc học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn thế hệ trẻ “Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc gì khó, có thanh niên”. Khắc ghi nhớ lời Bác dạy, em xin đại diện cho tất cả các bạn học sinh trường để kể lại chặng đường đầy hứng khởi của chúng em trong việc theo đuổi tinh thần “Làm theo lời Bác.” Năm học trước, chúng em vinh dự được tuyên dương là thanh niên tiêu biểu. Đó không chỉ là niềm tự hào cá nhân mà còn là động lực lớn lao để chúng em không ngừng rèn luyện và nỗ lực hơn nữa.

Trong năm học trước, chúng ta đã có cơ hội chứng kiến những thành tựu đáng kể của các bạn thanh niên tiêu biểu. Những bạn đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn và đạt được những thành công đáng tự hào. Đó là những tấm gương sáng, là nguồn động lực để chúng ta cùng nhau tiếp tục phát triển và trưởng thành. Năm nay, chúng ta tiếp tục lan tỏa tinh thần của Bác Hồ, làm theo lời Bác và thực hiện những hành động tích cực trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta hãy đoàn kết, tương thân tương ái và chung tay xây dựng một xã hội văn minh, giàu mạnh và công bằng.

Tôi tin rằng, với sự đoàn kết và nỗ lực của chúng ta, phong trào Thanh niên làm theo lời Bác sẽ ngày càng phát triển và lan tỏa rộng khắp cả nước. Chúng ta sẽ trở thành những thanh niên tiêu biểu, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham gia của tất cả các bạn. Chúc cho buổi lễ thành công và phong trào Thanh niên làm theo lời Bác ngày càng phát triển.

Xin cảm ơn!

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, hãy đọc lại bài phát biểu của mình và chỉnh sửa dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm kĩ năng viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Phần mở đầu

Giới thiệu phong trào/ hoạt động xã hội và hoàn cảnh đọc bài phát biểu

 

 

Gửi lời chào và lời chúc sức khỏe đến người tham dự buổi lễ

 

 

Nội dung

chính

Giới thiệu ngắn gọn về nguồn gốc, lịch sử hình thành và hoạt động của phong trào/ hoạt động xã hội

 

 

Nêu ít nhất hai luận điểm khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của phong trào/ hoạt động xã hội

 

 

Nêu được lí lẽ, bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm

 

 

Sắp xếp lí lẽ, luận điểm, bằng chứng theo trình tự hợp lí

 

 

Đưa ra lời kêu gọi tham gia phong trào/ hoạt động xã hội với những giải pháp, phương hướng hành động cụ thể, khả thi

 

 

Kết thúc

Chào tạm biệt, cảm ơn

 

 

Kĩ năng trình bày, diễn đạt

Có mở đầu và kết thúc ấn tượng

 

 

Kết hợp với yếu tố thuyết minh và biểu cảm một cách hợp lí

 

 

Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, trang trọng, giọng điệu chân thành, nhã nhặn

 

 

Đảm bảo không mắc lỗi chính tả, diễn đạt (dùng từ, viết câu,...)

 

 

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá