Soạn bài Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12

0.9 K

Tài liệu soạn bài Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội)

* Yêu cầu

- Chọn được vấn đề hấp dẫn và có ý nghĩa với tuổi trẻ.

- Bày tỏ được quan điểm cá nhân và đưa ra được cách ứng xử đúng đắn, tốt đẹp; kết hợp được các lí lē thuyết phục và bằng chứng phù hợp.

- Thể hiện được sự đồng cảm, thái độ tôn trọng đối với người khác.

- Biết tận dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày bài nói hiệu quả.

1. Chuẩn bị nói

a. Lựa chọn đề tài

Khi lựa chọn để tài, bạn có thể tham khảo các vấn để được gợi ý ở phần Viết hoặc chọn đề tài mới theo quan điểm cá nhân.

b. Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu chọn để tài theo phần Viết, cần xem lại dàn ý đã lập, đối chiếu với yêu cầu của bài nói để tìm và sắp xếp hệ thống ý cho phù hợp.

- Nếu chọn đề tài mới, có thể tìm ý và sắp xếp ý cho bài nói theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Về cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội hiện nay, bạn thấy vấn để nào đáng quan tâm và có thể gợi ra được những trao đổi thú vị?

+ Ý kiến cá nhân của bạn về vấn để đó là gì? Bạn dự kiến dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến đó?

+ Liệu có thể có ý kiến nào trái ngược với ý kiến của bạn? Vì sao ý kiến đó là không phù hợp hoặc sai trái?

+ Vấn đề bàn luận có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của tuổi trẻ hiện nay?

2. Thực hành nói

Bám sát các ý đã hình thành, trình bày bài nói rõ ràng, mạch lạc; đảm bảo sự tương tác tích cực với người nghe và có sự điều chỉnh nội dung hoặc cách trình bày khi cần thiết.

- Mở đầu: Nêu vấn để thuộc về cách ứng xử trong mối quan hệ gia đình, xã hội và giải thích vì sao bạn lựa chọn vấn đề đó.

Triển khai:

+ Trình bày ý kiến cá nhân của bạn về vấn đề bàn luận với các lí lẽ chặt chẽ, bằng chứng xác đáng. Các lí lẽ, bằng chứng có thể triển khai theo trình tự tăng dần: từ lí lē, bằng chứng ít quan trọng đến lí lễ, bằng chứng quan trọng hơn và kết thúc bằng lí lẽ, bằng chứng quan trọng nhất, có sức thuyết phục cao nhất; hoặc theo trình tự ngược lại.

+ Nêu ý kiến trái chiều có thể có và phản biện lại ý kiến đó.

- Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề bàn luận đối với đời sống của tuổi trẻ hiện nay.

Bài viết tham khảo:

Khi nhắc đến tuổi trẻ, chúng ta thường nghĩ ngay đến sự sục sôi, nhiệt huyết, những điều tươi mới và hoài bão lớn về một tương lai xán lạn. Mỗi bạn trẻ đều cần trang bị cho mình những mục tiêu và sự sáng tạo trong công việc cũng như cuộc sống để đạt được kết quả tốt nhất.

Vậy sáng tạo là gì và có ý nghĩa ra sao? Sáng tạo là việc phát minh ra những điều mới mẻ, giúp cho cuộc sống trở nên thuận tiện, dễ dàng, hiện đại và tiện nghi hơn, thay thế cho những gì đã có sẵn. Sự sáng tạo vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt trong thời kỳ phát triển hiện nay. Khi xã hội ngày càng tiến tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu con người không sáng tạo và tiến về phía trước thì sẽ trở nên lạc hậu và bị bỏ lại phía sau. Ngoài ra, sự sáng tạo làm cho cuộc sống của con người trở nên tiên tiến và tiện ích hơn, không chỉ đáp ứng những nhu cầu thiết yếu mà còn làm cho cuộc sống thêm thú vị. Con người sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn, khám phá những điều mới lạ và hay ho. Đặc biệt, các bạn trẻ không chỉ cần sáng tạo trong cuộc sống mà còn cần sáng tạo trong học tập để tìm ra phương pháp học tập tối ưu nhất, giúp tiếp thu và chuyển thể kiến thức thành bài học cho bản thân.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận thấy rằng trong cuộc sống hiện nay, có nhiều người có tư duy và lối sống lạc hậu, không chịu tiếp thu và sáng tạo để tiến bộ mà cứ ôm khư khư cách nghĩ của mình. Những người này sẽ khó có thể tối ưu hóa cuộc sống và dễ trở nên bảo thủ, trì trệ. Mỗi người có lối tư duy và sáng tạo khác nhau. Không ai là hoàn hảo, nhưng khi chúng ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

3. Trao đổi, đánh giá

Người nghe

Người nói

- Nêu các câu hỏi cần giải đáp; trao đổi về những điểm đồng tình hoặc chưa đồng tình với người nói.

- Thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng đối với người nói.         

- Tiếp thu ý kiến, giải đáp câu hỏi của người nghe hoặc khẳng định quan điểm của bản thân.

- Thể hiện tinh thần cầu thị.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá