15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2 (Cánh diều) có đáp án 2024: Thời gian trong lịch sử

2.7 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Thời gian trong lịch sử. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Câu 1. Một thập kỉ bằng bao nhiêu năm?

A. 1 năm.

B. 10 năm.

C. 100 năm.

D. 1000 năm.

Đáp án: B

Lời giải: 1 thập kỉ: 10 năm

Câu 2. Một trăm năm tương ứng với

A. 10 thập kỉ.

B. 10 thế kỉ.

C. 1 thiên niên kỉ.

D. 10 thiên niên kỉ.

Đáp án: A

Lời giải: 100 năm = 10 thập kỉ = 1 thế kỉ.

Câu 3. Năm đầu tiên của Công nguyên được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử nào?

A. Chúa Giê-su (người sáng lập đạo Ki-tô) ra đời.

B. Thích Ca Mâu Ni (người sáng lập đạo Phật) ra đời.

C. Khổng Tử sáng lập Nho giáo.

D. Muhammad sáng lập ra Hồi giáo.

Đáp án: A

Lời giải: Năm đầu tiên của Công nguyên được đánh dấu bằng sự kiện Chúa Giê-su (người sáng lập đạo Ki-tô) ra đời (trang 11/SGK).

Câu 4. Để thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia đều thống nhất sử dụng

A. âm lịch.

B. Phật lịch.

C. nông lịch.

D. Công lịch.

Đáp án: D

Lời giải: Ngày nay, để thuận tiện cho việc giao lưu, trao đổi, đa số các quốc gia đều thống nhất sử dụng Công lịch (trang 11/SGK)

Câu 5. Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?

A. Sự lên, xuống của thuỷ triều.

B. Quan sát sự chuyển động của các vì sao.

C. Các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp,...

D. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời.

Đáp án: D

Lời giải: Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và làm ra lịch (trang 11/SGK)

Câu 6. Âm lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Mặt Trăng quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

C. Trái Đất quanh Mặt Trời.

D. Mặt Trời quanh Trái Đất.

Đáp án: B

Lời giải: Âm lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

Câu 7. Dương lịch là loại lịch dựa theo chu kì chuyển động của

A. Mặt Trăng quanh Trái Đất.

B. Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Mặt Trăng quay quanh trục của nó.

D. Trái Đất quay quanh trục của nó.

Đáp án: B

Lời giải: Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 8. Một thiên niên kỉ bằng bao nhiêu năm?

A. 1 năm

B. 10 năm

C. 100 năm

D. 1000 năm

Đáp án: D

Lời giải: 1 thiên niên kỉ: 1000 năm

Câu 9. Cách tính thời gian theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời được gọi là

A. Lịch vạn niên.

B. Âm lịch.

C. Lịch ngũ hành.

D. Dương lịch.

Đáp án: D

Lời giải: Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Câu 10. Theo dượng lịch, một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày?

A. 365 ngày.

B. 366 ngày.

C. 367 ngày.

D. 368 ngày.

Đáp án: B

Lời giải: Theo dương lịch, một năm có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày (do tháng 2 có 29 ngày).

Câu 11. Sự kiện khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (tháng 2/1418) cách ngày nay (2021) bao nhiêu năm?

A. 600 năm.

B. 601 năm.

C. 602 năm.

D. 603 năm.

Đáp án: D

Lời giải: 2021 – 1418 = 603 (năm).

Câu 12. Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc thuộc thế kỉ nào?

A. Thế kỉ II.

B. Thế kỉ II TCN.

C. Thế kỉ I.

D. Thế kỉ I TCN.

Đáp án: B

Lời giải: Năm 179 TCN thuộc thế kỉ II TCN.

Câu 13. Sự kiện ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập cách ngày nay (năm 2021) bao nhiêu năm?

A. 76 năm

B. 77 năm

C. 3966 năm

D. 3967 năm

Đáp án: A

Lời giải: 2021 – 1945 = 76 năm

Câu 14. Sự kiện năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước Âu Lạc cách ngày nay (năm 2021) bao nhiêu năm?

A. 1839 năm.

B. 1840 năm.

C. 2195 năm.

D. 2200 năm.

Đáp án: D

Lời giải: 2021 + 179 = 2200 năm

Câu 15. Người ta phát hiện được một bình gốm được chôn dưới đất có niên đại khoảng 1395 năm TCN. Theo cách tính của các nhà khảo cổ học, bình gốm đã nằm dưới lòng đất 3412 năm. Hỏi người ta phát hiện bình gốm vào năm nào?

A. Năm 2006

B. Năm 2007

C. Năm 2016

D. Năm 2017

Đáp án: D

Lời giải: 3412 – 1395 = 2017 (năm)

Phần 2: Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử

1. Vì sao phải xác định thời gian?

- Muốn dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.

- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử | Cánh diều

- Dựa vào việc quan sát và tính toán quy luật chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và làm ra lịch.

2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

- Âm lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.

- Dương lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. 

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử | Cánh diều

- Người ta còn dùng các đơn vị tính thời gian khác, như: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ…

Bài giảng Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? - Cánh diều

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 1: Lịch sử là gì?

Trắc nghiệm Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trắc nghiệm Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Đánh giá

0

0 đánh giá