15 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3 (Cánh diều) có đáp án 2024: Nguồn gốc loài người

5.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người sách Cánh diều. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 6. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 3: Nguồn gốc loài người. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Phần 1: 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

Câu 1. Những dấu tích nào của Người tối cổ đã được tìm thấy ở Việt Nam?

A. Công cụ kim loại.

B. Răng hóa thạch, công cụ lao động bằng đá.

C. Bộ xương hoá thạch.

D. Những mảnh xương sọ và răng.

Đáp án: B

Lời giải: Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng hoá thạch của người tối cổ. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở của Người tối cổ ở các di tích: Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai)

Câu 2. Địa điểm nào sau đây không phải là nơi tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam?

A. Thanh Hoá.

B. Gia Lai.

C. Đông Sơn.

D. Đồng Nai.

Đáp án: C

Lời giải: Ở Việt Nam, dấu tgichs của người tối cổ được tìm thấy tại các di tích: hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai). => Sử dụng phương pháp loại trừ, đáp án C đúng.

Câu 3. Những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện trên đất nước Việt Nam có niên đại sớm nhất từ

A. khoảng 600.000 năm trước.

B. khoảng 700.000 năm trước.

C. khoảng 800.000 năm trước.

D. khoảng 900.000 năm trước.

Đáp án: C

Lời giải: Những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện trên đất nước ta có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước (trang 15/SGK)

Câu 4. Người tối cổ đã

A. phát minh ra lửa.

B. sử dụng sắt để chế tác công cụ lao động.

C. chế tạo ra cung tên.

D. biết trồng trọt và thuần dưỡng động vật.

Đáp án: A

Lời giải:

- Lửa là một trong những phát minh quan trọng của Người tối cổ. Con người sử dụng lửa trong việc: sưởi ấm, nướng chín thức ăn, xua đuổi thú dữ.

- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh về thành tựu của người tinh khôn.

Câu 5. Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người là: sự chuyển biến từ

A. vượn cổ thành người tinh khôn.

B. người tinh khôn thành người tối cổ.

C. người tối cổ thành người tinh khôn.

D. người tối cổ thành vượn người.

Đáp án: C

Lời giải: Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người là: sự chuyển biến từ người tối cổ thành người tinh khôn (bước nhảy vọt đầu tiên là sự tiến hóa từ: vượn người thành người tối cổ).

Câu 6. Vượn người xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 5 - 6 triệu năm.

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.

D. Khoảng 1 triệu năm.

Đáp án: A

Lời giải: Loài Vượn người xuất hiện cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm (trang 13/SGK)

Câu 7. Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 8 triệu năm.

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.

D. Khoảng 5- 6 triệu năm.

Đáp án: B

Lời giải: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm (trang 13/SGK)

Câu 8. Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ loài

A. tinh tinh.

B. voọc.

C. Vượn người.

D. khỉ.

Đáp án: C

Lời giải: Loài người là kết quả của quá trình tiến hoá từ loài vượn người có niên đại cách ngày nay khoảng 5 – 6 triệu năm.

Câu 9. Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?

A. Khoảng 8 triệu năm.

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.

D. Khoảng 5- 6 triệu năm.

Đáp án: C

Lời giải: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm (trang 13/SGK)

Câu 10. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở khu vực nào của Việt Nam?

A. Hòa Bình, Sơn La, Gia Lai

B. Lạng Sơn, Thanh Hóa, Gia Lai, Đồng Nai

C. Quảng Ngãi, Đồng Nai, Đồng Nai

D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hoá

Đáp án: B

Lời giải: Những dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam được tìm thấy ở khu vực hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn); Núi Đọ (Thanh Hóa); An Khê (Gia Lai); Xuân Lộc (Đồng Nai).

Câu 11. Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người tối cổ là gì?

A. Đột biến gen. 

B. Quá trình lao động.

C. Sự thích nghi với môi trường.

D. Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại.

Đáp án: A

Lời giải: Đac-uyn trong tác phẩm "Nguồn gốc các loài" (xuất bản năm 1859) và "Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính" (xuất bản năm 1871) đã đưa ra những quan điểm mới về đấu tranh sinh tồn, về tính di truyền, biến dị, về sự chọn lọc tự nhiên của sinh vật, ông khẳng định loài người là do loài vượn đặc biệt tiến hóa thành do đột biến gen. Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển từ vượn cổ thành người tối cổ.

Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm hình thể của người tối cổ?

A. Xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm trước.

B. Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân.

C. Thể tích hộp sọ trung bình từ 650cm3 đến 1.200cm3

D. Hình dáng, cấu tạo cơ thể giống người ngày nay.

Đáp án: D

Lời giải: Hình dáng, cấu tạo cơ thể giống người ngày nay là đặc điểm của người tinh khôn.

Câu 13. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của Người tối cổ?

A. Đi bằng hai chân, hai tay dùng để cầm, nắm công cụ.

B. Lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.

C. Ghè đẽo thô sơ các hòn đá để làm công cụ lao động.

D. Xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm.

Đáp án: D

Lời giải: Người tối cổ xuất hiện cách ngày nay khoảng 4 triệu năm (người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay khoảng 15 vạn năm).

Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của người tinh khôn?

A. Xuất hiện cách ngày nay khoảng 150.000 năm trước.

B. Hình dáng, cấu tạo cơ thể giống người ngày nay.

C. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1.400cm3

D. Trán thấp, bợt ra sau; trên cơ thể có lớp lông rất dày.

Đáp án: D

Lời giải: “Trán thấp, bợt ra sau; trên cơ thể có lớp lông rất dày” là đặc điểm của người tối cổ. Ở người tinh khôn, cơ thể đã gọn, cơ bản giống với con người hiện nay (trán cao, mặt phẳng, lớp lông trên cơ thể rất mỏng).

Câu 15. So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nối cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể Người tối cổ lớn hơn Vượn người.

Đáp án: C

Lời giải: Về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn Vượn người về thể tích sọ lớn hơn (thể tích trung bình 1.400cm3), đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Phần 2: Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người

1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

a. Vượn cổ:

- Thời gian xuất hiện: Khoảng 5- 6 triệu năm trước đây.

- Cấu tạo cơ thể: 

+ Có thể đứng và đi bằng hai chi sau, còn hai chi trước được giải phóng để cầm nắm, hái hoa quả và tìm kiếm thức ăn. 

+ Thể tích hộp sọ trung bình: 400 cm3.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều

b. Người tối cổ:

- Thời gian xuất hiện: Khoảng 4 triệu năm trước đây.

- Cấu tạo cơ thể: 

+ Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ.

+ Thể tích hộp sọ lớn (khoảng từ 650 cm3 đến 1200 cm3),…

c. Người tinh khôn:

- Thời gian xuất hiện:

- Cấu tạo cơ thể:

+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại).

+ Thể tích hộp sọ lớn (khoảng 1400 cm3).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều

2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á

- Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc khu vực Đông Nam Á:

+ Di cốt hóa thạch của người tối cổ còn được tìm thấy ở một số nơi: Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Pôn-a-vung (Mi-an-ma); hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)…

+ Nhiều di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang Spi-an (Cam-pu-chia); An Kê, Núi Đọ, Xuân lộc (Việt Nam)…

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều

3. Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam

-  Ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) phát hiện răng hóa thạch Người tối cổ (có niên đại khoảng 400.000 – 300.000 năm trước).

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người | Cánh diều

Ở núi Đọ (Thanh Hóa) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 400.000 năm trước.

Ở An Khê (Gia Lai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 800 000 năm trước.

Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) phát hiện công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của Người tối cổ có niên đại khoảng 40.000 – 30.000 năm trước.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 3: Nguồn gốc loài người - Cánh diều

Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 2: Thời gian trong lịch sử

Trắc nghiệm Bài 3: Nguồn gốc loài người

Trắc nghiệm Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 5: Chuyển biến về kinh tế - xã hội cuối thời nguyên thủy

Trắc nghiệm Bài 6: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Đánh giá

0

0 đánh giá