Với giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? chi tiết bám sát nội dung sgk Lịch Sử lớp 6 Cánh diều giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Lịch Sử lớp 6. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử?
Câu hỏi giữa bài
Bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam
Thời gian |
Sự kiện lịch sử |
Năm 248 |
Khởi nghĩa Bà Triệu. |
Năm 938 |
Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. |
Năm 1009 |
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra triều Lý. |
Năm 1288 |
Quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. |
Lời giải:
- Qua quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam, có thể thấy: các sự kiện lịch sử được sắp xếp theo thứ tự trước – sau dựa trên cơ sở: thời gian diễn ra sự kiện
+ Mốc thời gian nhỏ => sự kiện diễn ra trước => được sắp xếp trước.
+ Mốc thời gian lớn => sự kiện diễn ra sau => được sắp xếp sau.
2. Dựa vào sơ đồ hình 2.3, hãy giải thích khái niệm trước Công nguyên và Công Nguyên?
3. Quan sát sơ đồ hình 2.4, hãy cho biết mỗi thập kỉ, thế kỉ và thiên niên kỉ là bao nhiêu năm?
Lời giải:
1. - Quan sát hình 2.2, có thể thấy:
+ Tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25 tháng 1 năm 2020.
+ Tờ lịch ghi ngày âm lịch là ngày 1 tháng 1 năm 2020.
2. - Quan sát sơ đồ hình 2.3, có thể thấy:
+ Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Chúa Giêsu được sinh ra.
+ Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.
3. - Quan sát sơ đồ hình 2.4, có thể thấy:
+ Mỗi thập kỉ là 10 năm.
+ Mỗi thế kỉ là 100 năm.
+ Mỗi thiên niên kỉ là 1000 năm.
Luyện tập & Vận dụng
Luyện tập 1 trang 12 Lịch Sử lớp 6: Nêu cách tính thời gian trong lịch sử.
Lời giải:
- Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã tính được quy luật chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất; Trái Đất quay quanh Mặt Trời và làm ra lịch. Có 2 loại lịch:
+ Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
+ Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.
Lời giải:
- Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo âm lịch.
- Ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam:
+ Âm lịch thường được sử dụng trong các ngày lễ tết. Ví dụ: tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng); tết Hàn thực (ngày 3/3); tết Đoan ngọ (ngày 5/5); lễ Vu lan (rằm tháng 7); tết Trung thu (rằm tháng 8)…
+ Dương lịch hầu như được mọi người sử dụng hằng ngày, trong các công việc. Ví dụ: các ngày lễ: Quốc tế Lao động (1/5); Quốc khánh (2/9)…
Lời giải:
- Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho tới thời điểm hiện tại (năm 2021) là: 1981 năm.
- Tính từ năm 40 đến nay năm 2021, chúng ta đã trải qua: 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.
Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử
1. Vì sao phải xác định thời gian?
- Muốn dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.
- Xác định thời gian là nguyên tắc cơ bản trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.
- Dựa vào việc quan sát và tính toán quy luật chuyển động của Mặt Trăng, Mặt Trời và làm ra lịch.
- Âm lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
- Dương lịch: là cách tính dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
- Người ta còn dùng các đơn vị tính thời gian khác, như: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ…
Bài giảng Lịch Sử lớp 6 Bài 2: Thời gian trong lịch sử? - Cánh diều