Giải thích được thế giới vật chất vĩ mô đa dạng quanh ta đều được tạo thành bởi các hạt proton, neutron và electron

72

Với giải Em có thể trang 95 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Cấu trúc hạt nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Em có thể trang 95 Vật Lí 12:

• Giải thích được thế giới vật chất vĩ mô đa dạng quanh ta đều được tạo thành bởi các hạt proton, neutron và electron.

• Đánh giá được kích thước của hạt nhân từ thí nghiệm tán xạ hạt α.

Lời giải:

- Sự đa dạng của vật chất vĩ mô được giải thích bởi sự kết hợp của các nguyên tử, phân tử khác nhau, số lượng nguyên tử trong phân tử và loại liên kết hóa học. Mà cấu tạo của nguyên tử bao gồm hạt nhân và các electron quay xung quanh. Hạt nhân nguyên tử bao gồm proton và neutron.

- Hạt alpha có kích thước nhỏ và mang điện tích dương. Khi hạt alpha đi qua lá vàng, nó tương tác với điện trường của hạt nhân nguyên tử. Hầu hết các hạt alpha đi qua lá vàng mà không bị lệch hướng vì hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử. Một số ít hạt alpha bị lệch hướng mạnh hoặc quay ngược lại khi đi qua gần hạt nhân, chứng tỏ hạt nhân có điện tích dương tập trung rất mạnh.

Lý thuyết Nucleon và kí hiệu hạt nhân

1. Nucleon

Hạt nhân được tạo thành bởi hai loại hạt là proton và neutron, hai loại hạt này có tên chung là nucleon.

mp1,67262.1027kg;mn1,67493.1027kg

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Đơn vị khối lượng nguyên tử được kí hiệu là amu (viết tắt là u):

1amu=1,660541027kg=931,5MeV/c2

Hạt nhân cấu tạo gồm A nucleon, trong đó có Z proton và N = A - Z neutron.

Công thức gần đúng tính bán kính của hạt nhân: R=1,21015mA1/3

2. Kí hiệu hạt nhân

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Các hạt nhân đồng vị có cùng số proton Z nhưng khác số neutron N

Ví dụ: Hydrogen có ba đồng vị: hydrogen thường 11H; hydrogen nặng 12H còn gọi là deuterium (12D); hydrogen siêu nặng 13H còn gọi là tritium (13T).

 
Đánh giá

0

0 đánh giá