Dựa trên thí nghiệm tán xạ hạt α, Rutherford đề xuất một mô hình hành tinh nguyên tử

190

Với giải Hoạt động 2 trang 92 Vật lí 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 21: Cấu trúc hạt nhân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Hoạt động 2 trang 92 Vật Lí 12: Dựa trên thí nghiệm tán xạ hạt α, Rutherford đề xuất một mô hình hành tinh nguyên tử (Hình 21.5 a).

Dựa trên thí nghiệm tán xạ hạt α Rutherford đề xuất một mô hình hành tinh

a) Mô tả mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford.

b) Giải thích mô hình cấu tạo nguyên tử của Rutherford dựa vào các câu trả lời ở ý 1.

Lời giải:

a) Mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford

• Nguyên tử có một lõi trung tâm nhỏ xíu, đậm đặc hay hạt nhân trên thực tế chứa toàn bộ khối lượng của nguyên tử, để lại phần còn lại của nguyên tử hầu như trống không. Đường kính của hạt nhân vào khoảng 10-13 cm so với đường kính của nguyên tử là 10-8 cm.

• Toàn bộ điện tích dương của nguyên tử nằm ở hạt nhân, còn các electron phân bố trong không gian trống xung quanh nó.

• Các electron chuyển động trong các quỹ đạo tròn khép kín xung quanh hạt nhân giống như các hành tinh xung quanh mặt trời.

b) Mô hình cấu tạo nguyên tử của Rutherford đã giải thích được vì sao giữa các nguyên tử có khoảng trống, nên mới xảy ra sự tán xạ hạt α.

Lý thuyết Thí nghiệm tán xạ hạt alpha

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Lý thuyết Vật Lí 12 Kết nối tri thức Bài 21: Cấu trúc hạt nhân

Thí nghiệm tán xạ hạt α đã cung cấp bằng chứng cho sự tồn tại của hạt nhân. Hạt nhân mang điện tích dương, có đường kính cỡ 1014m, nằm tại tâm của nguyên tử và tập trung gần như toàn bộ khối lượng nguyên tử.

Hiện tượng lệch hướng chuyển động của hạt alpha khi đến gần hạt nhân vàng gọi là hiện tượng tán xạ hạt alpha.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá