Lập và hoàn thành nội dung bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở)

148

Với giải Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Luyện tập 1 trang 72 Lịch Sử 12: Lập và hoàn thành nội dung bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây vào vở).

Lĩnh vực

Thành tựu nổi bật

Kinh tế

 

Chính trị An ninh-quốc phòng

 

Văn hoá-xã hội

 

Hội nhập quốc tế

 

Lời giải:

Lĩnh vực

Thành tựu nổi bật

Kinh tế

- Đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng.

- Kinh tế Việt Nam có sự chuyển đổi từ mô hình quản lí kinh tế theo cơ chế tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Chính trị An ninh-quốc phòng

- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả.

- Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố, tăng cường.

Văn hoá-xã hội

- Công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã được thực hiện thành công. Đời sống của nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng cao.

- Y tế đạt được nhiều tiến bộ khi mức sống ngày càng cải thiện.

- Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, có sự đa dạng hoá về loại hình trường lớp ở các bậc học. Khoa học-công nghệ và văn hoá có nhiều chuyển biến tích cực.

- Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.

Hội nhập quốc tế

- Hội nhập về chính trị

+ Việt Nam tăng cường mối quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống.

+ Việt Nam tích cực xây dựng, định hình các thể chế đa phương, sẵn sàng đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới.

- Hội nhập kinh tế: diễn ra sâu rộng, trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là mở rộng đầu tư nước ngoài và tăng trưởng xuất khẩu.

- Hội nhập về an ninh-quốc phòng:

+ Về quan hệ song phương, đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được triển khai theo hướng chủ động mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, triển khai các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước.

+ Trên bình diện đa phương, Việt Nam chủ động tham gia và đề xuất sáng kiến tại các diễn đàn hợp tác quốc phòng đa phương trong khu vực và trên thế giới.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá