TOP 20 bài Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ 2024 SIÊU HAY

858

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ Ngữ văn 12 Cánh diều, gồm dàn ý và các bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo từ đó học cách viết văn hay hơn.

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ

TOP 20 bài Bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em (ảnh 1)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ.

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 1

Chimamada Ngozi Adiche từng nói rằng: “Văn học có khả năng thay đổi tư tưởng và cảm xúc của chúng ta”. Trong suốt quá trình đọc sách của bản thân, tác phẩm văn học đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất và cho tôi nhiều bài học giá trị là Nhật kí Đặng Thùy Trâm.

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí của nữ bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm được viết tay từ năm 1968 đến 1970. Đây là những dòng ghi chép chân thực về cuộc sống hằng ngày nơi tuyến đầu chống đế quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả ước mơ, khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để tác giả được trở về với gia đình, với Hà Nội thân yêu. Mỗi dòng nhật kí đều chất chứa những tâm tư, tình cảm của đứa con xa nhà, luôn mong muốn khát khao được về bên gia đình.

Nhật ký Đặng Thùy Trâm là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Trước hết, tác phẩm đã sử dụng từ ngữ mộc mạc, gần gũi tạo cảm giác như đang trò chuyện với độc giả. Nghệ thuật kể chuyện chân thật được thể hiện qua các mốc thời gian cụ thể (đặc trưng thể loại nhật kí). Đồng thời, thủ pháp nghệ thuật miêu tả kết hợp với trần thuật được sử dụng xuyên suốt trong tác phẩm:

“ Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình….trong công tác bên giường bệnh.”.

 Qua đó, việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động, đã khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng. Đồng thời, góp phần thể hiện tính cách nhân vật Thùy Trâm: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng; là một cô gái có lý tưởng cao đẹp, luôn muốn cống hiến cho đất nước. Tác phẩm đã phản ánh sự tàn phá khốc liệt, hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh cùng khát vọng hòa bình, độc lập của nhân dân ta. 

Nguyễn Quang Thiều đã từng nói rằng “Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật kí của những người lính”. Trong nhật kí Đặng Thùy Trâm, mỗi câu chuyện qua từng trang nhật kí đã đưa người đọc trở lại về thời kì lịch sử đầy vẻ vang nhưng cũng vô cùng ác liệt tàn khốc của chiến tranh. Sau mỗi lần quân địch tấn công thì số người bị thương tăng lên rất nhiều, nữ bác sĩ trẻ đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực của mình để chữa trị cho bệnh nhân. Điều đó khiến cho bản thân tôi, một đứa trẻ may mắn được sinh ra trong thời kì đất nước hòa bình, cảm thấy vô cùng xúc động, biết ơn và trân trọng cuộc sống ngày hôm nay. 

“ Ôi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”

Đối với bất kỳ ai, rời xa gia đình là việc thực sự khó khăn huống chi là cô gái mới ở độ tuổi đôi mới. Chính vì thế, khi nhận được bức thư của mẹ, Thùy Trâm mong muốn được về nhà, dù chỉ trong giây lát cũng được. Đây là một ước mơ thật giản dị nhưng cũng xúc động biết bao. Nhưng sau tất cả, cô gái ấy vẫn ra đi vì lý tưởng phía trước, lý tưởng để đất nước giành được độc lập. Bởi cô tin rằng ngày mai đất nước hòa bình thì bản thân sẽ được sống những ngày tháng tươi đẹp trước đây. Và giờ đây, nỗi nhớ gia đình đã trở thành động lực để tiếp thêm sức mạnh cho cô tiếp tục thực hiện lý tưởng của mình. 

Khi đọc từng trang nhật kí đầy cảm xúc, trong bản thân tôi có rất nhiều suy nghĩ trước hình ảnh người con gái đã không ngần ngại bỏ lại sau lưng mình tuổi trẻ, tình yêu, gia đình... để lên đường chiến đấu vì sự độc lập toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là lòng cảm phục, ngưỡng mộ trước sự hy sinh, kiên cường đầy bản lĩnh của rất nhiều người lính chiến đấu trên chiến trường. Là sự tự hào, biết ơn sâu sắc với những thế hệ đi trước đã có công lao giữ vững nền độc lập dân tộc. 

Câu chuyện của Đặng Thùy Trâm đã giúp bản thân tôi có được những bài học sâu sắc về lẽ sống đẹp: sống cống hiến, không sợ gian nan, phải có nghị lực vươn lên trước những thử thách chông gai. Sau đó, tôi cần xác định một mục tiêu rõ ràng để phấn đấu trong cuộc sống. Để thực hiện điều này, tôi cũng phải trau dồi kiến thức, các kĩ năng cần thiết từ đó hoàn thiện bản thân. Trước khó khăn không nên né tránh, nao núng mà phải quyết tâm vượt lên hoàn cảnh của chính mình, dựa vào khả năng của chính mình chứ không phải dựa dẫm, ỷ lại người khác.

Thùy Trâm đã ra đi khi mới 27 tuổi nhưng ngọn lửa cống hiến trong trái tim cô thì vẫn còn sống mãi và ngọn lửa ấy sẽ luôn là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mai sau. 

TOP 20 bài Bàn luận về vai trò của tác phẩm văn học đối với cá nhân em (ảnh 2)

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 2

Tác phẩm văn học là kết tinh của tâm hồn người sáng tác. Mỗi tác phẩm văn học là tiếng nói của tác giả trong cuộc đời. Bởi vậy, mỗi tác phẩm đều để lại trong em những bài học và giá trị sâu sắc. Trong đó, có truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu

“Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là bức tranh hiện thực đầy màu sắc, ẩn sau đó chứa đựng câu chuyện về số phận cuộc đời con người.

Tác phẩm nổi bật lên với nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng tình huống truyện tài tình. Tác giả đã xây dựng tình huống truyện chứa đầy nghịch lý, éo le. Trong nền nghịch lý ấy, nhân vật bộc lộ những đặc điểm tính cách, góc nhìn đời và tư tưởng của mình.

Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, khéo léo. Nhân vật đã được khắc họa vô cùng chân thực, sống động thông qua hành động, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ vô cùng giản dị mà lại giàu ý vị, triết lý. Hình ảnh người đàn bà làng chài có làm da ngăm rám nắng, thân hình chắc khoẻ, hình ảnh người chồng mạnh mẽ, hung tợn. Tất cả những chi tiết đó đều phù hợp với những con người ngày đêm lam lũ trên mặt biển.

Đi sâu hơn vào các chi tiết, ta nhận ra nổi bật lên tất cả là bút pháp tả thực. Một điều khiến em ám ảnh ghê gớm nhất có lẽ là những dòng văn đầy bạo lực : “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, …, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”. Những câu văn miêu tả chân thực vô cùng và tỉ mỉ đến từng chi tiết, gợi lên một cảm giác rất đời, rất thực. Đó cũng chính là cuộc sống thật đang diễn ra ở một gia đình nào đó trên đất nước ta thời bấy giờ. Cuộc sống sau chiến tranh vẫn chất chứa rất nhiều hậu quả, không chỉ về vật chất mà còn là những tổn thương tâm lý không thể chữa lành.

Qua khung cảnh bạo lực ấy, trong cái đen tối ấy lại sáng lên chất nghệ thuật tài ba của tác giả. Đoạn văn giàu chất tạo hình, tựa như một thước phim cận cảnh cuộc đời đầy cay xót, trái ngang của người phụ nữ làng chài.

Tác phẩm để lại rất nhiều ấn tượng trong em, không chỉ là về những đặc sắc nghệ thuật mà còn về giá trị hiện thực mà nó đem lại. Khung cảnh ấn tượng đậm sâu nhất cho em có lẽ là cảnh bạo lực gia đình, người chồng đánh vợ như súc vật. Nếu như trước đó nghệ sĩ Phùng đã bắt gặp một “cảnh đắt trời cho”, đẹp đến mê hồn, thậm chí được ví như “bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, làm rung động tâm hồn người nghệ sĩ thì giờ đây, bức tranh ấy đã nhuốm màu sắc đớn đau, cơ cực. Chính sự đổi thay ngang trái ấy khiến em ấn tượng mãi không thôi về sự thật - sự thật đằng sau bề ngoài đẹp đẽ, mê hồn có thể xù xì, gai góc đến như vậy.

Tác phẩm làm em cảm thấy ấn tượng thêm một lần nữa chính là ở quyết định của người đàn bà làng chài. Hứng chịu chiếc thắt lưng quật tới tấp, “người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”. Phản ứng của người đàn bà ở đây thật kì lạ đến thảm thương. Thông thường, lúc bị áp bức thì vùng lên, không được thì trốn chạy, van xin. Liệu có ai mà sống được với những trận đòn như cơm bữa “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”. Tuy nhiên, người đàn bà trong truyện của Nguyễn Minh Châu chính là như vậy. Quả là một nghịch lí trong cuộc sống đời thường. Tủi nhục, đớn đau bởi bạo hành, đánh đập, nhưng cô cũng không chịu buông bỏ, dứt nghĩa vợ chồng. Người đàn bà ấy có những lí lẽ cho riêng mình, tưởng chừng như đơn giản nhưng ở cô mang cái nhìn thấu suốt một cuộc đời, mang trải nghiệm mà Đẩu và Phùng chưa bao giờ thấy được: “các chú đâu có thể hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhục…”, “ chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông…”

Tác phẩm đã đưa giúp cho em có cái nhìn vô cùng thực tế về bản thân và cuộc sống. Mọi chuyện không chỉ đơn giản như vẻ ngoài của nó, trước khi suy xét cần phải thấu hiểu tường tận, nhìn xuyên qua những cái bề ngoài đẹp đẽ để nhận ra được bản chất của sự vật, hiện tượng bên trong cái vỏ ngoài ấy. Nhìn nhận về con người cũng vậy. Con người vốn là một thực thể bề bộn và phức tạp, không đơn chiều, nhất phiến. Vì vậy, không nên nhìn con người hay số phận con người một cách đơn giản xuôi chiều mà cần nhìn nhận một cách đa chiều, đa diện mới hiểu hết bản chất đích thực của con người.

Tác giả đã đem đến một truyện ngắn có chiều sâu nhận thức và có giá trị cuộc sống lớn lao, thông qua phát hiện những nghịch lí của đời thường.

Đọc truyện, em cảm thấy nhói đau cho số phận con người trong cuộc sống mưu sinh vất vả, nhọc nhằn. Câu chuyện đã giúp em giác ngộ nhiều bài học sâu sắc từ những nghịch lí cuộc đời. Bản thân em nhận ra rằng những kiến thức sách vở chỉ là kẻ ngây thơ trước thực tế muôn màu, muôn sắc, phức tạp.

Tác phẩm đã khơi dậy lòng thương cảm, sự thấu hiểu và sẻ chia trước số phận vất vả, khổ cực của kiếp người nghèo khổ, bế tắc bị cầm tù bằng nỗi đau về thể xác và tinh thần. Thông qua tác phẩm, em phát hiện ra những vẻ đẹp đời thường hết sức nhân văn trong mỗi con người và từ đó, thêm trân trọng con người, trân trọng những phẩm chất đáng quý và cao cả ấy

Mỗi tác phẩm văn học đều mang một thứ ánh sáng nhiệm màu, ánh sáng ấy chiếu rọi vào trong tâm hồn ta, nuôi dưỡng tâm hồn. Ánh sáng kì diệu ấy, chiếu tỏa lên mọi ngóc ngách cuộc đời và tạo nên những cảm xúc tốt đẹp, làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ý nghĩa hơn.

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 3

Hương nhụy trong mát và ngọt lành của tâm hồn con người là nghệ thuật. Văn học chính là một trong những hình thái nghệ thuật sinh trưởng từ tâm hồn con người, (là một trong những hương nhụy trong mát và thơm lành nhất của tâm hồn con người). Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình, các nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng tư từ những cái rất chung vào các tác phẩm văn học. Và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra, văn học đã trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm, bao suy nghĩ, mơ ước.

Sinh ra và lớn lên trong miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, đối với tôi, văn học sản sinh từ hiện thực cuộc sống đó là cả một dòng sông chảy nặng phù sa, chảy qua tâm hồn tôi và bồi đắp cho tâm hồn tôi những tình cảm, mơ ước cao đẹp. Trên lớp phù sa màu mỡ, cây đời mãi mãi xanh tươi.

Ánh sáng của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản rực rỡ như ánh mặt trời đã xua đi màn sương mờ mờ ảo ảo của giai cấp tư sản, xua đi nỗi buồn ai oán và bế tắc của văn học cũ, chỉ để lại trong chúng ta những kết tinh cao đẹp nhất của tâm hồn con người trong những áng văn thơ tiến bộ của dân tộc ta, của thế giới và nhất là nền văn học mới của chúng ta ngày nay - nền văn học của giai cấp vô sản.

Nền văn học tiến bộ ấy đã cho tôi một lí tưởng sống cao đẹp, lí tưởng của người cộng sản với nền móng vững vàng là tình yêu tha thiết. (Quê hương, đất nước và con người).

Tôi yêu quê hương, yêu đất nước thân yêu của chúng ta từ những câu ca dao rất xa xưa mà bà, mẹ tôi đã ru tôi. Tôi yêu quê hương từ những câu ca dao có hương bưởi dịu dàng, có bóng dáng con cò lặn lội bờ sông... Quê hương đất nước ta là xứ sở Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc, của nỏ thần An Dương Vương, của những anh hùng Đăm San, Xinh Nhã. Những câu chuyện cổ tích, những anh hùng trong trường ca ấy đã mở ra trước mắt tuổi thơ biết bao nhiêu điều kì diệu, sống động vô cùng:

Hỡi cô tát nước bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi

Trong tâm hồn trẻ thơ, câu ca dao ấy đâu chỉ gợi lên hình ảnh một cô thôn nữ tát nước, mà đó là một cô tiên xinh đẹp dịu dàng đang múc lên những gầu ánh trăng vàng sóng sánh. Chao ôi con người quê ta sao đẹp vậy! Cho đến bây giờ, hai câu ca dao vẫn đọng mãi trong tâm hồn tôi hình ảnh tuyệt đẹp của con người và ánh trăng.

Quê hương với những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ đi vào bài thơ. Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, có sức rung động kỳ lạ trong tình yêu quê hương của tôi:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

 Nước gương trong soi sáng những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

 Con sông ấy không chỉ là con sông Trà Khúc, nó còn là con sông Thu Bồn, sông Thạch Hãn... nó còn là con sông quê hương của tuổi thơ.

“Nước gương trong soi sáng những hàng tre", soi cả những mây trời. Nhìn xuống dòng sông ta thấy quê hương làng xóm của ta, ta thấy bè bạn ta, ta thấy cả ta nữa. Tác giả hỏi sông:

Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?

Có lẽ hỏi để mà hỏi thế thôi, chứ quê hương ta nhân hậu nặng nghĩa nặng tình có bao giờ trôi đi những kỉ niệm của ta. Và ta cũng có bao giờ quên những kỉ niệm ấy đâu:

Lòng tôi như mưa nguồn gió biển vẫn trở về lưu luyến bên sông.

Lòng tôi bỗng dưng lên một nỗi niềm xúc động kì lạ. Quê hương ơi, tôi sẽ nguyện làm "mưa nguồn, gió biển” ấy. Một tình yêu lớn lên thêm nhờ một tình yêu.

Quê hương ta rất đẹp và rất anh hùng. Trong thơ văn, hình ảnh đất nước quê hương hiện lên rất bình dị nhưng lòng ta quá đỗi yêu thương, tự hào.

Trong mỗi tin chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi đều nghe âm vang bài Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi ngày xưa. Lịch sử dân tộc đã ghi những trang chiến thắng rực rỡ từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, từ những ngày Lê Lợi “núi Lam Sơn dấy nghĩa”. Phải chăng mỗi thắng lợi hôm nay đều mang khí phách hào hùng thuở trước:

Gươm mùi đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch không kình ngạc

Đánh vài trận tan tác chim muông

 Quá khứ của dân tộc ta là quá khứ anh hùng, là quá khứ vinh quang. Tôi yêu quê hương bởi quê hương là một bản hùng anh như vậy. Bài Cáo Bình Ngô là một tiếng kèn chiến thắng mạnh mẽ sôi nổi vượt qua bao thời gian đến với lòng ta và chúng ta một niềm tự hào về truyền thống dân tộc. Lòng yêu quê hương còn là tình yêu chủ nghĩa xã hội tươi đẹp với những con người mới đang phơi phới đi lên. Trong thơ văn của ta, hình ảnh con người mới ấy thật lớn lao, thật đáng yêu:

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên

(Mùa thu mới - Tố Hữu)

Những con người ấy luôn hướng tới tương lai với một niềm tin mãnh liệt và một sức đi lên phơi phới. Hạ đạp bằng mọi khó khăn, tất cả không gì khuất phục được họ. “Hai cánh tay như hai cánh bay lên", câu thơ có một cái gì thần thoại nhưng cũng rất thật, rất sinh động, lạc vào lòng hình ảnh người lao động mới, đep và hùng dũng như một thiên thần, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của đảng ta. Những con người ấy là Chấm, Trọng, Quyện (Cái sân gạch - Đào Vũ) hăng say, cùng nhau đi lên trên con đưừng hợp tác xã hội chủ nghĩa; là Biền (Tầm nhìn xa - Nguyễn Khải) thẳng thắn, cương trực, dám đấu tranh chống những tư tưởng sai lầm của chế độ cũ còn rơi rớt lại. Những con người ấy tiếp cho tôi một sức sống, một niềm vui lớn lao. Họ rất thấu hiểu đất nước mình còn nghèo nên mỗi người phải xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cả tấm lòng:

Dọn tí phân rơi, nhặt từng ngọn lá

Mỗi hòn than, mẩu sắt, cân ngô

Ta nâng niu gom góp dựng cơ đồ

Ta nâng niu vật nhỏ bé, gom góp chúng để dựng cơ đồ. “Nâng niu” câu thơ còn nhắc chúng ta rằng xây dựng xã hội chủ nghĩa không chỉ bằng bộ óc mà còn bằng cả trái tim. Tôi quí tôi yêu những trái tim của những con người mới ấy.

Còn xã hội chủ nghĩa là con người anh hùng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù, quyết tiến công triệt để. Chị Út Tịch với ý sắt đá: “còn cái lai quần cũng đánh” từ cuộc đời đi vào tác phẩm Người Mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đã trở thành một ánh sáng rực rỡ, cho tôi một niềm kiêu hãnh lớn lao. Người mẹ anh hùng, người vợ anh hùng, người chiến sĩ anh hùng trong chị út hòa làm một, hiện lên rất sinh động trên từng trang sách, hình ảnh ấy như một hướng sống trong mỗi lòng ta. Anh hùng Núp rất dân tộc mà cũng rất hiện đại trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc cũng là một hình ảnh tiêu biểu cho con người mới. Núp đánh giặc bằng truyền thuyết cây gươm ông Tú, bằng lòng căm thù giặc cao ngất - người ấy từ cuộc đời đi vào tác phẩm họ đi vào tâm hồn tôi, chói lọi như một cùng ánh sáng.

“Căm với vêu hai đợt sóng ào ào" (Xuận Diệu).

Bởi yêu thương nên rất căm thù, đó là truyền thống của dân tộc ta.

Tôi không quện được hai câu thơ trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Câu thơ gợi lên nỗi đau nhức nhối, nỗi căm hờn vô tận. Đâu phải đồng quê ta chảy máu, mà đó là da thịt đồng bào ta đang nát tan, dây thép gai đâu chỉ đâm nát trời quê ta mà đang đâm nát cuộc đời biết bao người thân của ta. Máu trong người ta bỗng dưng sôi lên, câu thơ có sức đẩy kì lạ. Lòng căm thù cháy lên từ câu thơ nghe bỏng rát tâm hồn. Ta căm thù bởi vì ta yêu thương. Ta căm thù kẻ nào phá nát những cái gì mà ta yêu thương.

Văn học cho tôi tình yêu mãnh liệt và cũng cho tôi lòng căm thù sâu sắc:

... Từng viên đạn MỸ

Bắn miền Nam, nát thịt da xương tủy

Của mẹ cha, đồng chí, vợ con

(Có thể nào yên? - Tố Hữu)

Câu thơ như một nỗi day dứt căm hờn có thể nào yên. Tôi cảm thấy cái đau của "từng viên đạn Mỹ bắn vào miền Nam" trong da thịt mình, tôi cảm thấy tiếng gọi trả thù vang lên từ tận đáy lòng. Có biết bao bài thơ văn gợi cho tôi cảm giác ấy.

Từ tình yêu cháy bỏng, lòng căm thù cao độ mà văn học đã truyền cho, tâm hồn tôi bỗng sáng ngời một lí tưởns sông chân chính, lí tưởng cống hiến cho cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, thống nhất đất nước của Tổ quốc ta. Và cao cả hơn, rộng hơn, tôi mơ ước được sống, chiến đấu và hi sinh cho sự nghiệp cao quí trên đời: “Sự nghiệp giải phóng loài người” như Paven Corsaghin đã nghĩ. Văn học đã chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao và cũng cho tôi một đạo làm người chân chính.

Bác Hồ, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc ta đã viết nên một triết lí sống:

Gạo đem vào giã, bao đau đớn

Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.

(Nghe tiếng giã gạo)

Cuộc sống là sự đi lên, vấp ngã cũng để đi lên. Tôi hiểu rằng để thực hiện được lí tưởng sống cao đẹp của mình, cần phải rèn luyện trong gian khổ khó khăn, như hạt gạo kia “đem vào giã, bao đau đớn ”

Một con người chân chính không thể cúi đầu khuất phục trước bất cứ khó khăn nào mà phải đi lên bằng trái tim yêu thương và nhiệt tình. Cuộc sống của chúng ta cần những trái tim của Đan Cô rực lửa, Lôicô (trong truyện ngắn của M. Goóc-ki) đã giúp tôi hiểu rằng hãy hiến dâng trọn đời cho lí tưởng cao quí mà mình đã chọn, có một hướng đi đúng đắn, nhất định ta sẽ tới đích, cho dù vượt muôn ngàn khó khăn gian khổ, bởi vì: “Không thể lấy máu mình dìm chân lí” (M. Goóc-ki). Đó là niềm tin mãnh liệt vào lí tưởng của mình.

Văn học tiến bộ đã cho tôi lí tưởng cộng sản cao đẹp và cũng cho tôi niềm tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng ấy. Bình minh hiện ra trước mắt Bác Hồ trong một lần "Giải đi sớm ” gian nan, vất vả thật tươi sáng, tuyệt đẹp:

Phương đông màu trắng chuyển sang hồng

Bóng tôi đêm tàn quét sạch không

Đó không chỉ là một qui luật của vũ trụ mà là sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. Lòng tôi bừng lên niềm tin vào lí tưởng cộng sản chủ nghĩa.

Chiến đấu cho lí tưởng là một quá trình rèn luyện mình, rèn luyện ý chí kiên cường bất khuất trước kẻ thù, bên cạnh những người thanh niên cận vệ, hình ảnh Nguyễn Văn Trỗi đã rực lên trong tâm hồn tôi một niềm kiêu hãnh một sự bình thản hiên ngang trước kẻ thù:

Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn

Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt

Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt!

(Hãy nhớ lấy lời tôi - Tố Hữu)

Đôi mắt anh Trỗi cháy lên ngọn lửa căm thù, và bọn giặc bất lực “rùn lên, xông trói chặt anh hơn”, nhưng chúng làm sao có thể trói được ý chí bất khuất của anh.

Văn học đã xây đắp tâm hồn tôi, đã xây đắp cho tôi lí tưởng sống và cách sống chân chính. Đó là khả năng kì diệu của văn học, sở dĩ văn học có tác dụng lớn lao như vậy bởi vì các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã có ý thức rất rõ về chức năng giáo dục của văn học. Bằng nghệ thuật ngôn ngữ, văn học thường đi sâu vào lòng người hơn bất cứ hình thái nghệ thuật nào khác. Văn học phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ được chọn lọc, sắp xếp, được cách điệu hóa với âm nhạc điệu của mình nên có tác động rất sâu xa trong lòng người đọc, người đọc thường dễ chấp nhận những mảng hiện thực trong văn học, những chân lí trong văn học. Mà văn học mới - văn học của giai cấp vô sản - thì phản ánh trung thực và hùng hồn cuộc sống mới, con người mới, không thể tô hồng, không thể bôi đen hiện thực, chính vì vậy văn học mới đã cho tôi những tình cầm lành mạnh, những suy nghĩ lớn lao.

Cảm ơn những nhà thơ, nhà văn, những con ong cần mẫn hút hương vị trăm hoa để sản sinh ra mật thơm và ngọt cho đời. Những áng thơ văn tuyệt đẹp của dân tộc ta và của thế giới đã cho tôi lí tưởng sống cao quí, cho tôi đạo làm người chân chính, chắp cánh cho ước mơ tôi bay cao.

Mãi mãi văn học sẽ là một dòng sông đỏ nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ, dòng sông ấy bất diệt trong thời gian và trong lòng tôi.

Top 20 Viết bài nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ (điểm cao)

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 4

Có những câu chuyện, sau khi chúng ta đọc, dường như tan biến trong quên lãng. Nhưng cũng có những cuốn sách, chắc chắn sẽ không bao giờ phai mờ, chúng là nguồn cảm hứng, mục tiêu và đòn bẩy đưa con người chúng ta tiến về phía những tương lai tươi sáng. "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chính là một tác phẩm như thế.

Tôi tin rằng, ai từng đắm chìm trong trang sách này đều không thể quên được thế giới mơ màng và tươi đẹp trong con mắt của cậu bé tinh nghịch tám tuổi. Nhưng thế giới ấy, không hào nhoáng, không bí ẩn như trong những câu chuyện cổ tích, mà nó ẩn chứa trong tâm hồn, là những kí ức chân thật, là gương phản chiếu của quá khứ, là kho lưu trữ của tuổi thơ trôi qua.

Nguyễn Nhật Ánh đã tặng cho độc giả một tấm vé đặc biệt, cho phép chúng ta lật lại trang sách thời gian, trở về với dòng sông trong trẻo của tuổi thơ, và loại bỏ những tàn dư của cuộc sống người lớn. Xin đừng nghĩ rằng đây chỉ là một cuốn sách dành cho trẻ con, mà là một tác phẩm dành cho những ai từng trải qua tuổi thơ. Trong trang sách này, chúng ta sẽ bắt gặp nhóm bạn nhỏ gồm nhân vật tôi (cu Mùi), con Tí sún, thằng Hải cò, và Tủn - hoa khôi của xóm. Qua cuộc hành trình của họ, chúng ta được chứng kiến một bức tranh về tuổi thơ với những kỷ niệm mơ hồ, đôi khi tươi đẹp và đôi khi đau lòng.

Tác giả không chỉ mô tả cuộc sống học đường của những "bé con" này một cách chân thực, mà còn đánh lén vào hồi ức của chúng ta. Mỗi từng trang sách đều như một thước phim, chậm rãi lúc thì mờ ảo, nhiễu động, nhưng lúc khác, hình ảnh về tuổi thơ lại hiện lên rõ ràng, như mới chỉ xảy ra hôm qua. Những kỷ niệm này không phải lúc nào cũng rạng ngời và đầy thành tựu, với cu Mùi, chúng đơn giản chỉ là những nỗi buồn về cuộc sống đơn giản, về những thứ thường ngày, và về quá khứ không biết mệt mỏi. Ánh mặt trời vẫn chiếu sáng mỗi ngày, bức màn đêm vẫn buông xuống mỗi đêm, gió vẫn thổi qua các cành lá, và cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, tác phẩm còn thể hiện sự nghịch ngợm, ngổ ngáo của cậu bé tám tuổi khi trải qua những năm tháng đầu đời. Chúng ta đã từng trải qua những ngày mài đũng quần trên ghế nhà trường, với niềm vui thú đến lớp để tán gẫu, cãi nhau, hay ngủ gật trong lớp. Đây là thời gian thần tiên của chúng ta, khi mà mọi thứ dường như không có giới hạn, và cuộc sống vẫn đang chờ đợi chúng ta khám phá.

Nguyễn Nhật Ánh đã nêu lên triết lý rằng để sống tốt hơn, chúng ta cần học cách trở lại tuổi thơ. Thông qua những câu chuyện chân thực về tuổi thơ, tác giả gửi gắm những giá trị giáo dục sâu sắc, giúp chúng ta khám phá những chân lý mới mẻ. Văn phong của tác giả vừa mang tính giải trí và hóm hỉnh, vừa truyền đạt triết lý sâu sắc. Điều này làm cho tác phẩm này thu hút đông đảo bạn đọc và đặc biệt là các bậc cha mẹ.

Tác phẩm cũng đặt ra câu hỏi về cách chúng ta phải đối待 với con cái. Có khi chúng ta quá yêu thương con cái, đôi khi thậm chí là áp đặt ý muốn và quyết định của mình lên họ. Nhưng liệu điều này có công bằng? Có phải chúng ta đang cướp đi quyền được trải nghiệm, học hỏi từ việc gặp gỡ khó khăn và vấp ngã? Chúng ta cần phải để cho con cái tự do khám phá thế giới, mặc dù đôi khi đó là những thử thách và khó khăn.

Trong "Cho tôi một vé đi tuổi thơ," chúng ta cũng thấy lòng đam mê, sáng tạo và trí tưởng tượng của các bạn nhỏ. Họ muốn "đặt tên cho thế giới," biến những vật thường ngày thành những điều kỳ diệu. Điều này thể hiện tinh thần tươi sáng, hồn nhiên của tuổi thơ, nơi mà chúng ta có thể tạo ra những điều kỳ diệu từ những thứ đơn giản.

Cuối cùng, tác phẩm này đã giúp chúng ta nối lại với những kỷ niệm bị lãng quên trong cuộc sống bận rộn của chúng ta. Như một chuyến tàu đưa chúng ta trở lại sân ga tuổi thơ, để chúng ta có cơ hội tìm lại chính bản thân mình, tìm về bản chất đơn giản nhất của cuộc sống. "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" là một tác phẩm đầy tinh thần và ý nghĩa, mở ra một thiên đàng trong trẻo, tràn đầy hoa nắng và tiếng cười trong trái tim của mỗi người độc giả. Đây là một công trình kết nối những trang hồi ức mà chúng ta đã từng mất đi hoặc quên lãng giữa cuộc sống nhiệt huyết và bận rộn.

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 5

Từ khi còn nhỏ, tôi đã yêu thích việc đọc sách. Sách không chỉ là nguồn tri thức bao la mà còn là người bạn đồng hành trong cuộc sống của tôi. Qua từng trang sách, tôi đã được trải nghiệm, cảm nhận và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Đặc biệt, tác phẩm văn học đã có vai trò quan trọng đối với cá nhân tôi.

Tác phẩm văn học là cầu nối giữa tôi và thế giới tinh thần. Qua đó, tôi có thể thấu hiểu những cảm xúc, tình cảm con người, những giá trị đạo đức và nhân văn sâu sắc. Những tác phẩm như "Tôi đi học", "Vợ nhặt" của Kim Lân, "Lão Hạc" của Nam Cao... đã giúp tôi nhìn nhận cuộc sống một cách chân thực hơn, từ đó rèn luyện cho tôi lòng nhân ái, lòng yêu thương con người.

Hơn nữa, tác phẩm văn học còn là nguồn động lực giúp tôi vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Những câu chuyện, nhân vật trong sách đã truyền cảm hứng và khích lệ tôi không ngừng nỗ lực, vươn lên. Tôi đã học được từ tác phẩm "Những ngôi sao xanh" của Anh Đức rằng: "Cuộc sống có nghìn lối, chỉ cần ta bước đi là không lạc".

Cuối cùng, tác phẩm văn học còn giúp tôi phát triển tư duy, trí tưởng tượng. Qua việc đọc và tìm hiểu sách, tôi đã rèn luyện được khả năng phân tích, đánh giá và tư duy logic. Đồng thời, những mô tả sinh động, sắc nét trong sách cũng kích thích trí tưởng tượng của tôi, giúp tôi có cái nhìn sáng tạo hơn về thế giới.

Nhìn lại, tôi nhận thấy rằng tác phẩm văn học đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển con người tôi. Tác phẩm văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn động lực, là bản đồ tinh thần giúp tôi đi đúng hướng trong cuộc sống. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục đọc sách, khám phá thêm nhiều tác phẩm văn học để làm giàu cho tâm hồn và kiến thức của mình.

Nghị luận về vai trò của văn học đối với tuổi trẻ - Mẫu 6

Từ xưa đến nay, văn chương nghệ thuật đã trở thành một loại vũ khí tinh thần quan trọng, là thức ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Khi chúng ta đắm chìm trong văn chương, chúng ta mang theo những câu chuyện và sự thật đắng cay đã trải qua. Thanh Thảo nói rằng: 'Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống 'Ra người' hơn, sống tốt hơn nếu biết tìm những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi góc khuất cuộc đời và con người'.

Thanh Thảo, một nghệ sĩ đa tài, đặc biệt xuất sắc trong thơ, đã dành cả cuộc đời để đóng góp cho văn hóa Việt Nam. Ông không chỉ là nhà thơ đa cảm mà còn chìm đắm trong vấn đề xã hội. Thanh Thảo là minh chứng cho vai trò lớn của văn học trong việc thay đổi tư duy và cách nhìn nhận cuộc sống. Văn học không chỉ là gương phản ánh thực tế, mà còn là nguồn động viên đấu tranh cho sự công bằng và tự do.

Văn chương phản ánh sâu sắc cái nhìn toàn diện về thế giới của nghệ sĩ. Thông qua bức tranh của họ, chúng ta thấy sự thật về cuộc sống, từ những khía cạnh khó khăn nhất đến những khía cạnh đẹp đẽ nhất. Văn học không chỉ làm lật tẩy bề ngoài cuộc sống mà còn phản ánh mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa các giai cấp. Chúng ta cảm nhận được sự áp bức và đấu tranh không ngừng. Và sau những cuộc đấu tranh, dân tộc ta đã giành được độc lập, giảm bớt sự bất công và khổ đau.

Văn học không chỉ mang đến tri thức và giáo dục, mà còn thúc đẩy sự phát triển tinh thần của con người. Qua những tác phẩm văn học, chúng ta học về đạo đức, lòng hiếu thảo và nhiều đức tính khác. Mặc dù chúng ta chưa hoàn thiện hết những lời dạy đó, nhưng khi đắm chìm trong văn học, chúng ta cảm nhận và trân trọng những giá trị ấy, từ đó trở nên tốt hơn và sửa sai đúng hướng.

Văn chương đã khắc sâu trong tâm hồn chúng ta sự cảm thông với cuộc sống khó khăn của những đứa trẻ nghèo qua tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Bản chất nạn nhân không chỉ là những người nghèo dưới chế độ cũ mà còn là những đứa trẻ mang gánh nặng bất hạnh. Thời chiến, chúng mất cha mẹ, đói rét với niềm khao khát nhỏ bé bán được vài món hàng, đợi đến đêm ngắm đoàn tàu, chiều tàn hiu hắt, trên đất chỉ còn đứa trẻ nhặt nhạnh từ buổi chợ chiều. Họ không được sống thọ lâu và hưởng thụ tuổi thơ, mà bị chôn vùi trong bần cùng và không tương lai.

Bi kịch đói nghèo còn điểm đến tột cùng khi chứng kiến Lão Hạc mất mạng trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao. Lão già khốn khổ, đói đạt, bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Cuộc sống làm cho lão đánh mất nhân cách và đặt ra quyết định khôn ngoan giữa sự sống và giữa việc bán rẻ nhân cách để giữ mạng sống. Điều này làm nhấn mạnh giá trị quý báu của nhân phẩm, thậm chí còn quan trọng hơn cả tính mạng.

Chí Phèo, một nông dân lương thiện, trở thành bi kịch khi bị tù oan và mất đi diện mạo hiền lành. Hắn gặp thất bại trong tình yêu, bị chối bỏ bởi xã hội và đánh mất nhân cách. Chí chứng kiến sự tàn ác của thế giới, làm hận thù mình và chọn lối tuột tay vào vòng xoáy tội lỗi. Sự thất bại của Chí là minh chứng cho việc xã hội thường xuyên từ chối cơ hội cho những con người muốn làm lại từ đầu.

Cuộc sống đau khổ của Chí Phèo được đẩy đến đỉnh điểm khi gặp thất bại trong tình yêu và chọn con đường tự kết thúc. Chí hận thù xã hội, không tìm thấy giải pháp cho đau đớn của mình, và cuối cùng hắn quyết định kết thúc cuộc đời. Chí Phèo, một lương thiện năm xưa, trở thành nạn nhân của cuộc sống đen tối, là minh chứng cho sức mạnh không thể cứu vớt bi kịch khi tình cảm và đau thương đè nén đến mức không thể chịu đựng.

Chí Phèo không chỉ là biểu tượng của sự cổ hủ và bất công trong xã hội cũ, mà còn là hình ảnh của tình yêu thương có khả năng làm thay đổi người xấu. Tuy tình yêu có sức mạnh biến đổi, nhưng cuộc sống nhiều đắng cay và con người khó tin tưởng, dẫn đến những kẻ yếu đuối bị tổn thương, bị xã hội chối bỏ, và lạc lõng trên con đường trở lại với bản thân.

Văn chương mang đến vô số cảm xúc, đưa ta đi qua thế giới đầy lừa dối và đau khổ. Đối mặt với sự thật tàn nhẫn là cách chúng ta trưởng thành và hoàn thiện, như nhà văn Thanh Thảo mô tả: 'Văn chương giúp ta trải nghiệm cuộc sống ở những tầng mức và những chiều sâu đáng kinh ngạc. Nó giúp con người sống 'Ra người' hơn, sống tốt hơn nếu biết tìm những vệt sáng, nguồn sáng soi rọi vào góc khuất của cuộc đời và con người.

Đánh giá

0

0 đánh giá