Khai thác thông tin, tư liệu và các hình trong mục 2, nêu nguyên nhân và biểu hiện

38

Với giải Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem: 

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam

Câu hỏi trang 102 Lịch Sử 12: Khai thác thông tin, tư liệu và các hình trong mục 2, nêu nguyên nhân và biểu hiện của việc Chủ tịch Hồ Chi Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

Khai thác thông tin tư liệu và các hình trong mục 2 nêu nguyên nhân và biểu hiện

Lời giải:

♦ Nguyên nhân: Chủ tịch Hồ Chi Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến và hi sinh cả cuộc đời cho dân tộc Việt Nam, đặc biệt là trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất đất nước.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là tấm gương sáng về đạo đức, phẩm chất, lối sống cho các thế hệ người dân Việt Nam học tập và noi theo, đồng thời để lại di sản lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những giá trị về tư tưởng, văn hoá.

♦ Biểu hiện: Sự vinh danh và tri ân của nhân dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những hình thức khác nhau, như:

- Năm 1976, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khoá VI) đã quyết định đổi tên Thành phố Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng công trình tưởng niệm

+ Trên khắp cả nước, chính quyền và nhân dân các địa phương đã xây dựng nhiều công trình mang tên Hồ Chí Minh: bảo tàng, nhà lưu niệm, nhà truyền thống, quảng trường, tượng đài, khu di tích,...

+ Nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo (trường học, học viện), đường phố, mang tên Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh.

- Xây dựng hình tượng, nhân cách trong văn học, nghệ thuật

+ Trong các loại hình văn học, Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành nguồn cảm hứng đề giới văn nghệ sĩ sáng tác, tiêu biểu như các tác phẩm: Sáng tháng Năm, Bác ơi (Tố Hữu); Người đi tìm hình của nước (Chế Lan Viên); Búp sen xanh và Cuộc chia li trên Bến Nhà Rồng (Sơn Tùng); Trông vời cố quốc (Hoàng Quảng Uyên)

+ Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ đề lớn cho nhiều nhạc sĩ sáng tác, các nhà biên kịch xây dựng kịch bản và các nghệ sĩ biểu diễn phục vụ công chúng, đặc biệt vào dịp kỉ niệm những ngày lễ lớn, tiêu biểu như các bộ phim: Hẹn gặp lại Sài Gòn (Sơn Tùng viết, Long Văn đạo diễn); Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông (kịch bản của Hữu Mai, Nguyễn Khắc Lợi đạo diễn)...

Đánh giá

0

0 đánh giá