Hoàn thành nội dung bảng hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

83

Với giải Luyện tập 1 trang 78 Lịch Sử 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch Sử 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Luyện tập 1 trang 78 Lịch Sử 12: Hoàn thành nội dung bảng hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 theo mẫu sau vào vở ghi.

Giai đoạn

Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

 

Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

 

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

 

Lời giải:

Giai đoạn

Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

- Hoạt động của Phan Bội Châu:

+ Tổ chức phong trào Đông du (1905 - 1908)

+ Năm 1908, tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế như: Điền-Quế Việt liên minh và Đông Á đồng minh…

+ Thành lập tổ chức Việt Nam Quang phục hội (1912)

- Hoạt động của Phan Châu Trinh:

+ Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp tiếp xúc với một số nhóm Việt kiểu, tổ chức, đảng phải tiến bộ, nhiều lần gửi kiến nghị đến các thành viên của Chính phủ Pháp... phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh di luận Pháp về tình hình Việt Nam.

+ Phan Châu Trinh đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc:

+ 1918-1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế II, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

+ 1921-1930: tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc; Tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

- Hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương:

+ Giai đoạn 1930 - 1940:duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam.

+ Giai đoạn 1941 - 1945: ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít; vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)

- Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Trước ngày 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.

- Từ ngày 6-3-1946 - trước 19/12/1946: hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.

- Năm 1947 - 1949: cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

- Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu.

- Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

- Năm 1954: đàm phán và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ

- Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa

- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương:

- Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đối ngoại nhân dân

 
Đánh giá

0

0 đánh giá