Thí nghiệm 1. Làm giảm độ đục của nước. Chuẩn bị: Hoá chất: Phèn nhôm – kali, nước sông

90

Với giải bài tập Thực hành trang 34 Chuyên đề học tập Hóa học lớp 12 Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Chuyên đề Hóa 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 12 Bài 5: Tìm hiểu về xử lí nước

Thực hành trang 34 Chuyên đề Hóa học 12: Thí nghiệm 1. Làm giảm độ đục của nước

Chuẩn bị:

- Hoá chất: Phèn nhôm – kali, nước sông hoặc nước giếng bị đục.

- Dụng cụ: Cốc thuỷ tinh thể tích 100 mL, giấy đo pH, ống hút nhỏ giọt, đũa thuỷ tinh.

Tiến hành:

- Hoà tan khoảng 50 – 60 mg phèn nhôm – kali trong 1 L nước sạch.

- Cho khoảng 60 – 70 mL nước sông hoặc nước giếng bị đục vào một cốc thuỷ tinh.

- Xác định pH của nước trong cốc bằng giấy đo pH.

- Nhỏ khoảng 10 giọt dung dịch phèn nhôm – kali vào cốc. Dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều dung dịch trong cốc. Sau khoảng 2 phút thì dừng khuấy và để yên trong khoảng 2 phút. Kiểm tra lại pH của dung dịch trong cốc này bằng giấy đo pH.

Yêu cầu: Quan sát và giải thích các hiện tượng xảy ra.

Lời giải:

- Học sinh tiến hành xác định pH của mẫu nước trên lớp bằng giấy chỉ thị hoặc bút thử pH hoặc máy đo pH.

- Hiện tượng: Mẫu nước giếng (hoặc nước sông) sau khi được nhỏ dung dịch phèn nhôm – kali một thời gian thì trong hơn và có pH giảm so với ban đầu.

- Giải thích:

Khi cho phèn nhôm – kali vào nước, xảy ra quá trình phân li hoàn toàn như sau:

K2SO4.Al2SO43.24H2O 2K++4SO42+2Al3++24H2O

Sau đó Al3+ bị thuỷ phân:

Al3++3H2OAl(OH)3+3H+

Al3+ bị thuỷ phân tạo ra Al(OH)3 ở dạng kết tủa keo, có khả năng hấp phụ các chất bẩn lắng xuống đáy làm nước giếng (hoặc nước sông) trong hơn. Do quá trình thuỷ phân Al3+ sinh ra ion H+ nên làm pH của nước giảm so với ban đầu.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá