Thí nghiệm 2. Chuẩn bị: Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào

105

Với giải bài tập Thực hành trang 84 Khoa học tự nhiên lớp 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 9. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hoá học

Thực hành trang 84 KHTN 9: Thí nghiệm 2

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: 3 ống nghiệm đã được dán nhãn là tên của mỗi kim loại sẽ cho vào, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất: dung dịch HCl 1M, mảnh magnesium, đinh sắt, phoi đồng.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận:

­- Đặt 3 ống nghiệm trên giá ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 3 mL dung dịch HCl.

- Cho từng kim loại Mg, Fe, Cu vào mỗi ống nghiệm đã dán nhãn tương ứng.

- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm (nếu có). Giải thích sự tạo thành bọt khí và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

- Chỉ ra kim loại hoạt động hoá học kém hơn hydrogen (H).

- Dựa vào tốc độ sủi bọt khí trong các ống nghiệm, sắp xếp các kim loại trên và hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.

Trả lời:

Hiện tượng:

+ Ống nghiệm chứa kim loại Cu không có hiện tượng gì xuất hiện.

+ Ống nghiệm chứa kim loại Mg có phản ứng xảy ra mạnh, mẩu Mg tan dần, khí thoát ra mạnh.

+ Ống nghiệm chứa kim loại Fe có phản ứng xảy ra nhưng êm dịu hơn so với Mg, có khí thoát ra.

- Khí thoát ra là H2. Các phương trình hoá học minh hoạ:

Cu + HCl → không phản ứng

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Kim loại hoạt động hoá học kém hơn hydrogen (H) là Cu.

- Sắp xếp các kim loại và hydrogen theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là:

Mg, Fe, H, Cu.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá