Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 27: Một người hùng thầm lặng | Kết nối tri thức

49

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 27: Một người hùng thầm lặng sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 27: Một người hùng thầm lặng

Đọc: Một người hùng thầm lặng trang 130, 131

Nội dung chính Một người hùng thầm lặng: Có những sự giúp đỡ không thể để lộ, những bí mật cần phải giữ kín mới đảm bảo được những điều tốt đẹp được tròn vẹn. Ngợi khen những con người gan dạ dũng cảm cũng đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa, nhằm vào những đối tượng người vô tội, tương lai của thế giới; lên án hành vi thảm sát tuyệt diệt.

Câu hỏi trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đoạn văn dưới đây cho em biết thông tin gì?

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), phát xít Đức đã đẩy nhân loại vào cảnh mất mát đau thương. Đặc biệt, chúng đã gây ra những cuộc thảm sát tàn bạo đối với người Do Thái (bao gồm cả trẻ em và người già) trong các trại tập trung.

Trả lời:

Đoạn văn dưới đây cho em biết kẻ đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, cho biết tổ chức đã nỡ tay thảm sát tàn bạo người Do Thái (gồm cả trẻ em và người già) là phát xít Đức. Đây là hành động đáng lên án, cần tố cáo tội ác của phát xít Đức và đấu tranh đòi quyền lợi cho những người dân vô tội. 

Văn bản: Một người hùng thầm lặng

Câu chuyện bắt đầu vào một ngày của tháng 12 năm 1938 tại nước Anh. Uyn-tơn quyết định bay sang Tiệp Khắc khi một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh. Vì chiến tranh chắc chắn sẽ nổ ra, cơ hội cho những người Do Thái trốn thoát khỏi thành phố hầu như không có, đặc biệt là với trẻ em.

Việc đưa trẻ em đi tị nạn cần rất nhiều tiền. Uyn-tơn đã cùng bạn bè đi quyên góp khắp nơi, kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi trẻ em Do Thái. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1939, Uyn-tơn tổ chức thành công tám chuyến tàu, đưa 669 đứa trẻ rời Pra-ha, đi qua Đức, Hà Lan,... rồi đến Luân Đôn. Ngày 1 tháng 9 năm 1939, tất cả biên giới do phát xít Đức kiểm soát bị đóng cửa, Uyn-tơn đành kết thúc hoạt động giải cứu.

Một người hùng thầm lặng lớp 5 (trang 130, 131) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Sau này, Uyn-tơn còn làm việc trong hội từ thiện hỗ trợ người già và ông nhận được nhiều khen thưởng về công việc đó. Nhưng việc giải cứu 669 đứa trẻ năm xưa ông chưa một lần kể với ai.

50 năm sau, vợ ông vô tình tìm thấy cuốn sổ ghi thông tin về những đứa trẻ ấy. Bà đã đưa cuốn sổ cho một nhà sử học. Thế là câu chuyện về tình thương, lòng dũng cảm của Uyn-tơn mới được mọi người biết đến.

Năm 1988, một hãng truyền thông đã làm chương trình về Uyn-tơn. Khi người dẫn chương trình hỏi: “Trong số những người ngồi đây, ai đã được Uyn-tơn cứu sống?”, cả hội trường đứng lên. Uyn-tơn nghẹn ngào, xúc động. Mọi người ở đó đều khóc. Họ luôn ghi nhớ trong tim người đã mang lại sự sống lần thứ hai cho họ, giúp họ thoát khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc năm nào.

Năm 2015, Uyn-tơn qua đời, hưởng thọ 106 tuổi. Người dân Tiệp Khắc đã dựng tượng ông trên sân ga thành phố Pra-ha. Họ coi ông như một người hùng thầm lặng đáng kính.

(Theo Hà Tiến)

Một người hùng thầm lặng lớp 5 (trang 130, 131) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Lí do nào khiến ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938?

Trả lời:

Ông Uyn-tơn bay sang Tiệp Khắc vào một ngày của tháng 12 năm 1938 vì một người bạn nhờ ông tìm cách đưa những đứa trẻ Do Thái từ Pra-ha sang Anh trước khi chiến tranh sẽ nổ ra.

Câu 2 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Ông Uyn-tơn đã làm những gì để giải cứu những đứa trẻ Do Thái sang Anh? Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Để giải cứu những đứa trẻ Do Thái sang Anh, Uyn-tơn đã cùng bạn bè đi quyên góp khắp nơi, kêu gọi các gia đình ở Anh nhận nuôi trẻ em Do Thái; Tổ chức thành công tám chuyến tàu, đưa 669 đứa trẻ rời Pra-ha, đi qua Đức, Hà Lan,... rồi đến Luân Đôn.

Việc làm đó có ý nghĩa giúp giải cứu được một số lượng lớn (dù không phải tất cả) số trẻ em ra khỏi nguy cơ bị thảm sát. Những trẻ em được sống mở ra rất nhiều cơ hội cho chính chúng và cho vận mệnh của dân tộc Do Thái sau này, một phần vận mệnh và sự phát triển chung cho thế giới.

Câu 3 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu suy nghĩ của em về chi tiết ông
Uyn-tơn “chưa một lần kể với ai” những việc đã làm để giải cứu trẻ em Do Thái.

Trả lời:

Em thấy chi tiết ông Uyn-tơn “chưa một lần kể với ai” những việc đã làm để giải cứu trẻ em Do Thái là một chi tiết giá trị. Việc làm của ông có công lớn vô cùng nhưng không vì muốn khoe mẽ, ông giấu kín để đảm bảo sự an toàn cho tất cả bọn trẻ và bản thân. Ông không đủ tin tưởng ai và mong muốn mọi sự thuận theo tự nhiên, bọn trẻ sẽ được phát triển; ông đã hoàn thành nhiệm vụ của mình là giúp chúng ra khỏi lãnh thổ Pra-ha.

Câu 4 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những giọt nước mắt trong cuộc gặp gỡ giữa ông Uyn-tơn với “những đứa trẻ năm xưa” được ông cứu sống thể hiện điều gì?

Trả lời:

Những giọt nước mắt trong cuộc gặp gỡ giữa ông Uyn-tơn với “những đứa trẻ năm xưa” được ông cứu sống thể hiện sự mừng vui và bất ngờ. Họ không ngờ rằng đến mãi sau này lại có cơ hội để được gặp lại nhau, gặp lại người đã cứu mình – gặp lại người mình giúp đỡ. Những giọt nước mắt còn thay cho lời cảm ơn, thay cho lời chúc phúc và thay cho những lời muốn nói.

Câu 5 trang 131 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

Trả lời:

Ý nghĩa của câu chuyện: Làm một việc tốt không cần thiết phải để bản thân lên một vị thế cao ngất, phải được nhiều người biết tới; làm việc tốt trong âm thầm, cứu giúp đời và làm cho con người thêm hạnh phúc là điều cao cả nhất.

Luyện từ và câu: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt trang 132, 133

Câu 1 trang 132 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những câu nào dưới đây sử dụng dấu gạch ngang? Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong mỗi câu tìm được.

a. Ngày 22 tháng 3 năm 2022, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khoá VII.

(Dương Hồng)

 

b. Năm 1989, đoàn chuyên gia của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên đã về khảo sát tại Vườn Quốc gia Bạch Mã để tìm hiểu về loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ.

(Anh Lan)

 

c. Khu bảo tồn động vật Ngô-rông-gô-rô có diện tích hơn 8 000 ki-lô-mét vuông, nằm ở phía đông bắc quốc gia Tan-da-ni-a (châu Phi).

(Minh Quang)

Luyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

 

Trả lời:

a. Trong câu, dấu gạch ngang được dùng ở câu Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Công dụng của dấu gạch ngang dùng để nối hai từ trong một liên danh, giữa hai quốc gia.

b. Trong câu, dấu gạch ngang được dùng ở câu loài trĩ sao – loài chim quý hiếm đã được ghi vào Sách đỏ. Công dụng của dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

c. Ở câu này, không sử dụng dấu gạch ngang mà chỉ sử dụng dấu gạch nối.

Câu 2 trang 132 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn dấu gạch ngang hoặc dấu gạch nối thay cho mỗi bông hoa trong đoạn văn dưới đây:

HaLuyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5naLuyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Luyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 132, 133 (Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.

(Theo Thanh Long)

Trả lời:

Ha-na-mi là lễ hội Hoa anh đào truyền thống của Nhật Bản. Lễ hội này diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm khi hoa anh đào nở rộ. Vào những ngày lễ hội, du khách đến đây có thể tham gia nhiều hoạt động thú vị:

– Đi dạo hoặc bơi thuyền ngắm hoa anh đào.

– Thưởng thức ẩm thực Nhật Bản, trong đó có nhiều món được chế biến từ hoa anh đào.

– Ca hát hoặc giao lưu văn hoá nghệ thuật truyền thống mừng mùa hoa anh đào nở.

(Theo Thanh Long)

Câu 3 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn (3 – 4 câu) giới thiệu một danh lam thắng cảnh trên thế giới hoặc ở Việt Nam, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang.

Trả lời:

Quảng Bình là một tỉnh có xây dựng du lịch hang động hùng vĩ, sở hữu những chuyến du lịch cần phải đặt trước rất lâu và cần đoàn đi kèm hỗ trợ. Nổi bật nhất trong các hệ thống hang động là hang Sơn Đoòng – được coi là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới được biết tới ngày nay, nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Danh lam nơi đây là niềm tự hào của nhân dân Quảng Bình nói riêng, toàn thể nhân dân Việt Nam với tiềm năng du lịch trong khu vực và trên thế giới nói chung.

Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134

Câu 1 trang 133 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.

Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút,... bằng nhựa sau khi sử dụng. Việc làm này cần chấm dứt ngay. Vì sao vậy? Vì rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người. Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được. Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt. Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước. Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí. Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người. Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng phản đối việc vứt bừa bãi rác thải nhựa. Điều đó giúp cộng đồng thay đổi được nhận thức và chấm dứt hành động đáng chê trách này.

(Theo Phan Thế An)

Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?

b. Tác giả đưa ra những lí do, dẫn chứng gì để bảo vệ ý kiến của mình?

c. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

d. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng vứt rác bừa bãi của một bộ phận người dân trong đời sống.

b. Tác giả đưa ra những lí do và dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình như sau:

– Lí do: Rác thải nhựa có tác hại nghiêm trọng đối với môi trường sống và sức khoẻ của con người.

+ Dẫn chứng 1: Một chai nhựa nhỏ, một chiếc túi ni lông mỏng phải mất hàng nghìn năm mới phân huỷ được.

+ Dẫn chứng 2: Rác thải nhựa lẫn vào đất làm cho cây cối khó phát triển, động vật ăn phải dễ mắc bệnh, có khi chết hàng loạt.

+ Dẫn chứng 3: Rác thải nhựa trôi xuống sông, biển làm bẩn nguồn nước.

– Lí do: Nếu đốt rác thải nhựa, chất độc sinh ra gây ô nhiễm không khí.

+ Dẫn chứng 1: Không khí, đất, nước bẩn sẽ gây bệnh cho con người.

c. Em xác định các phần của đoạn văn:

+ Mở đầu: từ đầu đến “sau khi sử dụng”

+ Triển khai: từ “Việc làm này cần chấm dứt” đến “sẽ gây bệnh cho con người”.

+ Kết thúc: từ “Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng” đến hết.

d. Em chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn như sau:

Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng trang 133, 134 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Câu 2 trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng.

– Bố cục của đoạn văn

– Cách sắp xếp các lí do phản đối

– Cách lựa chọn từ ngữ thể hiện ý kiến phản đối

Trả lời:

Khi viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng, chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

– Đoạn văn phải đảm bảo có đủ ba phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.

– Cần có cách sắp xếp các lí do phản đối cho phù hợp, có logic và có trình tự.

– Lựa chọn từ ngữ thể hiện ý kiến phản đối có chọn lọc, dùng từ đắt, trúng và ngắn gọn.

Ghi nhớ

Đoạn văn nêu ý kiến phản đối một sự việc, hiện tượng thường có 3 phần:

– Mở đầu: Giới thiệu sự việc, hiện tượng và nêu ý kiến phản đối của người viết.

– Triển khai: Trình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.

– Kết thúc: Khẳng định lại ý kiến phản đối hoặc nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 134 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với người thân ý kiến phản đối của em về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần.

Trả lời:

Em trao đổi với người thân ý kiến phản đối của em về việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Đồ nhựa dùng một lần là đồ nhựa không thể tận dụng cho các lần sử dụng sau, chỉ có thể tiêu huỷ và loại bỏ sau sử dụng. Có đáng để sử dụng đồ nhựa dùng một lần không? Tất nhiên là không! Bởi lẽ, về mặt kinh tế đồ nhựa dùng một lần cơ hồ có lợi vì chi phí rẻ. Đổi lại, về mặt môi trường, rất khó để tính toán phương án xử lí và tái chế nhựa sử dụng một lần – chúng vẫn độc, vẫn có hại như nhựa thông thường, đặc biệt, số lượng của chúng là rất nhiều! Ngoài ra, sức khoẻ của con người luôn cần được đặt lên hàng đầu. Rất khó để kiểm chứng xem có hay không và với số lượng bao nhiêu các hạt vi nhựa, chất độc từ nhựa dùng một lần đi vào cơ thể ta. Có lẽ, việc ngưng sử dụng và không tiếp tay cho nhựa dùng một lần được chuyền từ tay người này tới tay người khác là điều nên làm!

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 26: Những con hạc giấy

Bài 27: Một người hùng thầm lặng

Bài 28: Giờ Trái Đất

Bài 29: Điện thoại di động

Bài 30: Thành phố thông minh Mát-xđa

Phần 1: Ôn tập

Đánh giá

0

0 đánh giá