Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 25: Bài ca trái đất | Kết nối tri thức

1.2 K

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 25: Bài ca trái đất sách Kết nối tri thức gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2. Mời các bạn theo dõi:

Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 25: Bài ca trái đất

Đọc: Bài ca trái đất trang 122, 123, 124 

Nội dung chính Bài ca trái đất: Trái đất là hành tinh cho tất cả chúng ta. Không ai có quyền ngăn cản tự do, ngăn cản hạnh phúc và gieo nỗi sợ cho nhân loại. Ai cũng đều đáng được yêu thương, được có quyền sống và cho mình cơ hội phát triển. Hãy cùng nhau sống đoàn kết, có ích mỗi ngày cùng hành tinh của chúng ta.

Câu hỏi trang 122 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những hình ảnh dưới đây gợi cho em suy nghĩ gì về trái đất của chúng ta?

Bài ca trái đất lớp 5 (trang 122, 123) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Những hình ảnh dưới đây làm cho em suy nghĩ về trái đất của chúng ta: trái đất yêu chuộng hoà bình, trái đất luôn có sự chung tay cùng chung sống của nhiều người, cùng hành động vì hành tinh xanh.

Văn bản: Bài ca trái đất

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

 

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen... dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

 

Khói hình nấm là tai hoạ đấy

Bom H, bom A không phải bạn ta

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này là của chúng ta!

Hành tinh này là của chúng ta!

(Định Hải)

Bài ca trái đất lớp 5 (trang 122, 123) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Những hình ảnh ở khổ thơ đầu giúp chúng ta hình dung về một trái đất như thế nào?

Trả lời:

Những hình ảnh ở khổ thơ đầu giúp chúng ta hình dung về một trái đất bình đẳng, trái đất là môi trường sống cho tất cả, bao dung và yêu thương tất cả: không ai ngăn cấm và có quyền cản khoảng không bầu trời, ngăn tiếng chim hót, cánh chim chao liệng.

Câu 2 trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, khổ thơ thứ hai ý nói gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?

A. Trẻ em năm châu là tương lai của thế giới.

B. Trẻ em năm châu là những chủ nhân tương lai của thế giới.

C. Trẻ em trên toàn thế giới đều đáng yêu, đáng quý.

Trả lời:

Theo em, khổ thơ thứ hai ý nói: C. Trẻ em trên toàn thế giới đều đáng yêu, đáng quý.

Câu 3 trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trong bài thơ, những hình ảnh nào có ý nghĩa đối lập với hoà bình? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh ấy?

Trả lời:

Trong bài thơ, những hình ảnh nào có ý nghĩa đối lập với hoà bình là: khói hình nấm, bom H, bom A.

Em nghĩ những hình ảnh này là những điều tồi tệ, điều không đáng xảy ra và có trên trái đất này. Cần ngăn ngừa và loại bỏ những vũ khí chiến tranh, vũ khí hạt nhân nguy hiểm khỏi trái đất.

Câu 4 trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Theo em, hai dòng thơ “Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất/ Tiếng cười ran cho trái đất không già” ý nói gì?

Trả lời:

Theo em, hai dòng thơ “Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất/ Tiếng cười ran cho trái đất không già” ý nói: chỉ cần mọi người ca hát, vui vẻ thì trái đất sẽ được bình yên; chỉ cần lan rộng và giúp mọi người tươi cười, hạnh phúc thì sẽ không ai già – khi ấy sẽ có được cuộc sống trọn vẹn, đong đầy trên hành tinh xanh mỗi ngày.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Luyện từ và câu: Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài trang 123, 124

Câu 1 trang 123 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm tên người và tên địa lí trong các đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm thích hợp.

Hi-ma-lay-a là dãy núi trải dài qua 5 quốc gia: Ấn Độ, Bu-tan, Nê-pan, Pa-ki-xtan, Trung Quốc. Dãy núi này có ngọn Ê-vơ-rét cao nhất thế giới, cao hơn 8 848 mét. Năm 1953, Ét-mun Hi-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-ding No-gay (người Nê-pan) được công nhận là những người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ chinh phục nóc nhà thế giới.

(Hoàng Hà Phương)

 

Tên người nước ngoài

Tên địa lí nước ngoài

Trả lời:

Tên người nước ngoài

Tên địa lí nước ngoài

Ét-mun Hi-la-ri; Ten-ding No-gay

Hi-ma-lay-a; Ấn Độ; Bu-tan, Nê-pan,
Pa-ki-xtan; Trung Quốc; Ê-vơ-rét;
Niu Di-lân

Câu 2 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Từ kết quả ở bài tập 1, xếp tên người và tên địa lí nước ngoài vào 1 trong 2 nhóm dưới đây:

Luyện từ và câu lớp 5 trang 123, 124 (Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Nhóm 1: Có cách viết giống tên người và tên địa lí Việt Nam

Nhóm 2: Có cách viết khác tên người và tên địa lí Việt Nam

Ấn Độ, Trung Quốc

Ét-mun Hi-la-ri; Ten-ding No-gay;
Hi-ma-lay-a; Bu-tan, Nê-pan, Pa-ki-xtan; Ê-vơ-rét; Niu Di-lân

Câu 3 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc các tên riêng nước ngoài trong nhóm 2 (bài tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

– Mỗi tên riêng gồm mấy bộ phận?

G: Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết hoa.

– Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?

– Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì các tiếng được viết như thế nào?

Trả lời:

+ Ét-mun Hi-la-ri: tên riêng này gồm hai bộ phận, mỗi bộ phận gồm từ hai đến ba tiếng.

+ Ten-ding No-gay: tên riêng này gồm hai bộ phận, mỗi bộ phận gồm hai tiếng.

+ Hi-ma-lay-a: tên riêng này gồm một bộ phận, bộ phận này gồm bốn tiếng.

+ Bu-tan: tên riêng này gồm một bộ phận, bộ phận này gồm hai tiếng.

+ Nê-pan: tên riêng này gồm một bộ phận, bộ phận này gồm hai tiếng.

+ Pa-k-xtan: tên riêng này gồm một bộ phận, bộ phận này gồm ba tiếng.

+ Ê-vơ-rét: tên riêng này gồm một bộ phận, bộ phận này gồm ba tiếng.

+ Niu Di-lân: tên riêng này gồm hai bộ phận, mỗi bộ phận này gồm từ một đến hai tiếng.

Nếu một bộ phận gồm nhiều tiếng thì các tiếng được viết nối với nhau thông qua một dấu gạch nối “-” , chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết thường.

Ghi nhớ

– Tên người, tên địa lí nước ngoài được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên. Nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì cần có dấu gạch nối giữa các tiếng (ví dụ: Hi-ma-lay-a, Ét-mun Hi-la-ri, Niu Di-lân,...).

– Những tên riêng nước ngoài đọc theo âm Hán Việt thì được viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Khổng Tử, Lỗ Tấn,...).

Câu 4 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết lại vào vở cho đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây:

Tháp épphen là một công trình kiến trúc bằng thép nổi tiếng nằm ở đại lộ anatôn phrăng xơ của thành phố pari, thủ đô nước pháp. Công trình này do kĩ sư guxtavơ épphen cùng các đồng nghiệp xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 123, 124 (Cách viết tên người và tên địa lí nước ngoài) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Tháp Ép-phen là một công trình kiến trúc bằng thép nổi tiếng nằm ở đại lộ
A-na-tôn Phrăng-xơ của thành phố Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Công trình này do kĩ sư
Gu-xta-vơ Ép-phen cùng các đồng nghiệp xây dựng từ năm 1887 tới năm 1889.

Câu 5 trang 124 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết 3 – 5 câu giới thiệu về một nhà văn, một câu chuyện hoặc một bộ phim, trong đó có 1 – 2 tên riêng nước ngoài.

Trả lời:

Em rất yêu thích một bộ phim hoạt hình xoay quanh câu chuyện của mèo và chuột “Tom and Jerry”. Đây là bộ phim thành công được sản xuất bởi Wi-li-am Han-na và Giô-sép Bác-bê-ra cho hãng phim Mê-trô Gôn-wing Mây-ơ. Bộ phim gồm 114 tập sản xuất từ những năm 1940 tới năm 1958. Bản gốc của phim từng đoạt giải Ốt-sca cho thể loại phim hoạt hình ngắn 7 lần. Bộ phim có lượng khán giả đông đảo trên cả thế giới, đủ mọi lứa tuổi, là tác phẩm sống mãi trong lòng công chúng và lịch sử điện ảnh.

Viết: Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người trang 125

Đề bài: Viết bài văn tả thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý.

Câu 1 trang 125 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chuẩn bị.

– Em có thể tả thầy giáo (cô giáo) đang dạy em hoặc thầy giáo (cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước.

– Lựa chọn trình tự miêu tả.

– Ghi chép những đặc điểm về ngoại hình, hoạt động,... của thầy (cô) mà em có ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Em chọn một thầy (cô giáo) đang dạy em hoặc thầy (cô giáo) đã dạy em trong những năm học trước; lựa chọn trình tự miêu tả và ghi chép đặc điểm chung về thầy (cô) đó.

Câu 2 trang 125 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Lập dàn ý.

G:

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người trang 125 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Mở bài: Trong những năm tháng ngồi dưới mái trường Tiểu học, em đã được học rất nhiều thầy cô giáo tuyệt vời. Tuy bài giảng đến từ mỗi thầy, cô đều thật hay và ý nghĩa, nhưng em vẫn nhớ nhất là cô Hoà.

Thân bài:

– Tả ngoại hình:

+ Cô Hoà không còn trẻ nữa bởi mái tóc cô đã ngả màu hoa râm. Dáng người cô hơi gầy, tác phong điềm tĩnh nhưng xử lý công việc lại rất gọn gàng và nước da hơi rám nắng của cô khiến bất cứ ai đã nhìn là nhớ mãi

+ Điểm nổi bật nhất của cô có lẽ là đôi mắt. Đôi mắt cô hơi trĩu xuống, có đôi vết chân chim do dấu hiệu của tuổi tác nhưng khi nhìn lướt qua thì khó có thể thấy, vì nó luôn bị che khuất bởi cặp kính dày viền của cô

+ Hàng ngày, cô đến trường mặc áo sơ mi, quần tây, trên tay xách chiếc cặp đen, trông cô thật giản dị, gần gũi nhưng vẫn toát lên nét sang của một người giáo viên.

– Tả hoạt động:

+ Cô luôn có cách khiến các bạn ai cũng chăm chú nhìn lên bảng, năng phát biểu ý kiến, làm chúng em thêm say mê học tập. Những lúc chúng em tiến bộ, cô lại khích lệ làm em thêm vui và cố gắng học tập hơn.

+ Cô tham gia rất nhiệt tình các hoạt động, từ những cuộc họp trao đổi cách giảng dạy cho tới những ngày tập khai giảng đầu năm học, hay các buổi biểu diễn văn nghệ trường.

+ Các thầy cô giáo đều rất quý mến cô, như một người đồng nghiệp tốt, một người bạn thân, một người chị đáng tin cậy, còn với những học sinh thì cô như người mẹ thứ hai của mình.

Kết bài: Đến bây giờ khi đã là học sinh cuối cấp, tuy không còn được học cô Hòa nữa nhưng em vẫn được gặp cô hàng ngày. Năm nay là năm cuối cùng tại trường tiểu học của em, cũng là năm cuối cùng cô đi dạy trước khi nghỉ hưu. Em vẫn nhớ hình ảnh cô giáo tận tuỵ năm nào và mong mình sau này cũng sẽ trở thành một cô giáo giỏi giống như cô.

Câu 3 trang 125 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Góp ý và chỉnh sửa dàn ý.

G:

– Dàn ý cần nêu được những nét riêng về ngoại hình, hoạt động,... của thầy giáo (cô giáo).

– Những việc làm, cử chỉ, lời nói,... của thầy giáo (cô giáo) được miêu tả gắn với tình huống cụ thể mà em nhớ nhất.

Trả lời:

Em đọc dàn ý của mình cho thầy cô, các bạn góp ý và chỉnh sửa dàn ý của mình (nếu có)

* Vận dụng

Câu hỏi trang 125 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm đọc sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em hoặc những hoạt động của thiếu nhi quốc tế.

Trả lời:

Sách báo viết về quyền và bổn phận của trẻ em:

+ Cuốn sách Bổn phận của trẻ em – Hội đồng Đội Trung ương phát hành.

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người trang 125 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

+ Cuốn sách Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em – Nhà xuất bản Lao động.

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn tả người trang 125 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 24: Việt Nam quê hương ta

Bài 25: Bài ca trái đất

Bài 26: Những con hạc giấy

Bài 27: Một người hùng thầm lặng

Bài 28: Giờ Trái Đất

Bài 29: Điện thoại di động

Đánh giá

0

0 đánh giá