Với giải Câu hỏi 2 trang 136 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 28: Sơ lược về phức chất giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 28: Sơ lược về phức chất
Câu hỏi 2 trang 136 Hóa học 12: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+ và [CoF6]3-.
Hãy chỉ ra nguyên tử trung tâm, phối tử và giải thích sự hình thành liên kết trong mỗi phức chất trên.
Lời giải:
Phức chất |
[Ag(NH3)2]+ |
[CoF6]3- |
Nguyên tử trung tâm |
Ag+ |
Co3+ |
Phối tử |
NH3 |
F− |
Giải thích sự hình thành liên kết trong phức chất |
Liên kết trong phức chất [Ag(NH3)2]+ được hình thành do phối tử NH3 cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Ag+. |
Liên kết trong phức chất [CoF6]3- được hình thành do phối tử F- cho cặp electron chưa liên kết vào AO trống của nguyên tử trung tâm Co3+. |
Lý thuyết Liên kết trong phức chất
1. Liên kết giữa nguyên tử trung tâm và phối tử
- Liên kết hóa học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L trong phức chất là liên kết cho – nhận, được hình thành nhờ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào orbital trống của nguyên tử trung tâm.
2. Sự hình thành phức chất aqua của một số ion kim loại chuyển tiếp.
- Trong dung dịch, các ion kim loại chuyển tiếp Mn+ thường nhận cặp electron chưa liên kết của H2O tạo thành liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận, hình thành phức chất aqua.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Hoạt động 2 trang 135 Hóa học 12: Hãy dự đoán dạng hình học của phức chất [Cu(H2O)6]2+....
Câu hỏi 2 trang 136 Hóa học 12: Cho các phức chất sau: [Ag(NH3)2]+ và [CoF6]3-....
Câu hỏi 3 trang 136 Hóa học 12: Phức chất aqua của Ni2+ và Zn2+ đều có dạng hình học bát diện....
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất