Với giải Câu 5 trang 107 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Ôn tập chương 6 trang 107 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học 12 Bài 23: Ôn tập chương 6 trang 107
Câu 5 trang 107 Hóa học 12: Nhúng hai thanh kẽm giống nhau vào hai cốc (1) và (2) chứa 5 mL dung dịch HCl 1M. Nhỏ thêm vào cốc (2) vài giọt dung dịch CuSO4 1M. Hãy cho biết trong mỗi trường hợp trên xảy ra dạng ăn mòn nào? Giải thích.
Lời giải:
Cốc 1: Xảy ra ăn mòn hoá học do xảy ra phản ứng oxi hoá – khử trực tiếp giữa kim loại với acid.
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Cốc 2: Xảy ra cả ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá.
+ Ban đầu xảy ra ăn mòn hoá học: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
+ Khi nhỏ thêm vài giọt CuSO4 xảy ra ăn mòn điện hoá do:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Xuất hiện 2 điện cực (Zn – Cu) khác nhau về bản chất, tiếp xúc trực tiếp với nhau và cùng nhúng vào dung dịch chất điện li.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 107 Hóa học 12: Cho các phát biểu sau:...
Câu 2 trang 107 Hóa học 12: Kim loại nào sau đây không phản ứng hoá học với dung dịch HCl loãng?...
Câu 3 trang 107 Hóa học 12: Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hoá học?...
Câu 4 trang 107 Hóa học 12: Cho các phản ứng sau:...
Xem thêm các bài giải bài tập Hóa Học lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: