Cho các phản ứng sau: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu; Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

91

Với giải Câu 4 trang 107 Hóa học 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Ôn tập chương 6 trang 107 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 23: Ôn tập chương 6 trang 107

Câu 4 trang 107 Hóa học 12: Cho các phản ứng sau:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4

Sự sắp xếp các cặp oxi hoá – khử nào sau đây đúng theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn?

A. Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.

B. Fe3+/Fe2+; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe.

C. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+.

D. Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Fe2+/Fe.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Giá trị thế cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử Mn+/M càng lớn thì tính oxi hoá của ion Mn+ càng mạnh và tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại.

Từ phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ta có tính oxi hoá của Cu2+ lớn hơn tính oxi hoá của Fe2+ nên thế cực chuẩn: Cu2+/Cu > Fe2+/Fe.

Từ phản ứng: Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 ta có tính oxi hoá của Fe3+ lớn hơn tính oxi hoá của Cu2+ nên thế cực chuẩn Fe3+/Fe2+ > Cu2+/Cu.

Vậy thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩn: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá