Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về vùng kinh tế ở nước ta sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Địa lí 12 Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về vùng kinh tế ở nước ta
Lời giải:
Nguồn lực và thực trạng phát triển của một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Nguồn lực phát triển:
+ Vùng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc. Có 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đi qua; có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước.
+ Có một số khoáng sản quan trọng, trữ lượng lớn như than đá, than nâu, đá vôi,…; có không gian biển để xây dựng các cảng biển và phát triển dịch vụ hàng hải; có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, các bãi biển, danh thắng,…
+ Có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất nước. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới (Hoàng thành Thăng Long, dân ca Quan họ Bắc Ninh,…). Cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại bậc nhất cả nước với nhiều tuyến cao tốc, cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn), cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh),…
- Thực trạng phát triển:
+ Quy mô GRDP, tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước đứng thứ 2, chỉ sau Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Cơ cấu kinh tế tương đối hài hòa, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2021, thu hút 31,8% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 26,9% tổng số vốn đăng kí, đóng góp 32,5% trị giá xuất khẩu của cả nước.
+ Các ngành kinh tế nổi bật: công nghiệp (sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất kim loại,…); dịch vụ (tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục – đào tạo,…); nông nghiệp thâm canh, áp dụng công nghệ cao,…
Luyện tập và Vận dụng
Lời giải:
Vùng kinh tế tổng hợp |
Vùng kinh tế trọng điểm |
Vùng nông nghiệp |
Vùng công nghiệp |
Vùng du lịch |
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung - Vùng Tây Nguyên - Vùng Đông Nam Bộ - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Vùng kinh tế trọng điểm Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
- Vùng sinh thái nông nghiệp - Vùng nông nghiệp chuyên canh - Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao |
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng Đồng bằng sông Hồng - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng Tây Nguyên - Vùng Đông Nam Bộ - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc - Vùng Bắc Trung Bộ - Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ - Vùng Tây Nguyên - Vùng Đông Nam Bộ - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
Lời giải:
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Quá trình hình thành: thành lập năm 1997, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Năm 2004 mở rộng thêm tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Năm 2021, vùng có diện tích hơn 15 nghìn km2, số dân 17,6 triệu người.
- Nguồn lực phát triển:
+ Vùng là cửa ngõ ra biển của các tỉnh phía Bắc. Có 2 hành lang và 1 vành đai kinh tế trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc đi qua; có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ của cả nước.
+ Có một số khoáng sản quan trọng, trữ lượng lớn như than đá, than nâu, đá vôi,…; có không gian biển để xây dựng các cảng biển và phát triển dịch vụ hàng hải; có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà, các bãi biển, danh thắng,…
+ Có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất nước. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, tài nguyên du lịch văn hóa đa dạng với nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của thế giới (Hoàng thành Thăng Long, dân ca Quan họ Bắc Ninh,…). Cơ sở hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại bậc nhất cả nước với nhiều tuyến cao tốc, cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Cát Bi, Vân Đồn), cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh),…
- Thực trạng phát triển:
+ Quy mô GRDP, tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước đứng thứ 2, chỉ sau Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
+ Cơ cấu kinh tế tương đối hài hòa, chuyển dịch theo hướng hiện đại. Năm 2021, thu hút 31,8% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với 26,9% tổng số vốn đăng kí, đóng góp 32,5% trị giá xuất khẩu của cả nước.
+ Các ngành kinh tế nổi bật: công nghiệp (sản xuất ô tô và xe có động cơ khác; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; sản xuất kim loại,…); dịch vụ (tài chính ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, giáo dục – đào tạo,…); nông nghiệp thâm canh, áp dụng công nghệ cao,…
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
I. Quan niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành vùng
II. Phân biệt các loại vùng kinh tế
III. Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam
IV. Thực hành: Tìm hiểu và viết báo cáo về vùng kinh tế ở nước ta
Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: