Chuyên đề Địa Lí 12 Kết nối tri thức Những vấn đề chung về thiên tai

214

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Địa lí lớp 12 Những vấn đề chung về thiên tai sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Địa lí 12 Những vấn đề chung về thiên tai

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Địa Lí 12: Việt Nam là đất nước có nhiều thiên tai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay, thiên tai xảy ra ngày càng thường xuyên, cường độ mạnh và khó dự báo hơn. Thiên tai gây ra thiệt hại lớn về vật chất và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Những thiên tai nào thường xảy ra ở nước ta? Chúng ta có thể làm gì để phòng chống thiên tai?

Lời giải:

- Những thiên tai thường xảy ra ở nước ta: bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán.

- Biện pháp phòng chống thiên tai: theo dõi thông tin cảnh báo, dự báo; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt; gia cố nhà cửa, sơ tán đến nơi an toàn; tiết kiệm và sử dụng nước hợp lí; xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi;…

4. Phân loại thiên tai

Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Địa Lí 12: Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân và phân loại thiên tai.

Lời giải:

- Quan niệm: thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

- Đặc điểm:

+ Thiên tai ở nước ta có nhiều loại hình, phổ biến là: thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn, thiên tai có nguồn gốc địa chất địa mạo.

+ Thiên tai có tính rủi ro, có thể gây ra thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội. Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

+ Thiên tai xảy ra bất thường, gây ra những biến động có nguy cơ tàn phá môi trường, gây thiệt hại lớn đến của cải và tính mạng của con người.

+ Thiên tai có nguồn gốc từ tự nhiên, con người hoặc kết hợp giữa tự nhiên và gián tiếp do con người.

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân tự nhiên: do các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các quá trình nội sinh xảy ra làm di chuyển các mảng kiến tạo hoặc sự đứt gãy trong vỏ Trái Đất gây ra động đất, sóng thần,… Các quá trình ngoại sinh xảy ra ở bên ngoài, khi trạng thái của khí quyển, thủy quyển thay đổi bất thường có thể gây ra các thiên tai như bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, dịch bệnh,…

+ Nguyên nhân con người: con người gián tiếp gây ra thiên tai, tác động đến môi trường và bầu khí quyển như xả các chất thải rắn, khí thải vào môi trường; tàn phá rừng, vận chuyển các loài sinh vật ngoại lai xâm hại gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Từ đó làm cho các thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường và cực đoan hơn. Sự phát triển của nhiều ngành kinh tế cũng tiềm ẩn nguy cơ làm cho các thiên tai khốc liệt hơn.

- Phân loại:

+ Bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông; bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khu vực Biển Đông, nhưng có khả năng di chuyển vào khu vực Biển Đông trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo.

+ Mưa lớn xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; lũ trên các sông thuộc lãnh thổ Việt Nam; ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Gió mạnh trên Biển Đông; sương mù trên Biển Đông và trên đất liền Việt Nam.

+ Nước dâng trên vùng biển ven bờ và đảo của Việt Nam.

+ Lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Cháy rừng do tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Động đất có độ lớn bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) ảnh hưởng đến Việt Nam.

+ Động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.

+ Sóng thần xảy ra do động đất ở vùng biển xa, có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

I. Những vấn đề chung về thiên tai

II. Một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam

III. Thực hành: Tìm hiểu về thiên tại ở Việt Nam

Xem thêm lời giải Chuyên đề học tập Địa Lí 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá