Tính độ phóng xạ của một mẫu (38_19)K biết khối lượng của mẫu chất đó tại thời điểm đang xét là 10 g

95

Với giải Câu hỏi 6 trang 115 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Hiện tượng phóng xạ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật lí 12 Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

Câu hỏi 6 trang 115 Vật Lí 12Tính độ phóng xạ của một mẫu 1938K biết khối lượng của mẫu chất đó tại thời điểm đang xét là 10 g. Cho chu kì bán rã của 1938K là 7,64 phút.

Lời giải:

Độ phóng xạ của một mẫu 1938Klà: H=λNt=ln2T.mtM.6,022.1023=ln27,64.60.1038.6,022.1023=2,4.1020Bq

Lý thuyết Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ

Định luật phóng xạ

Cứ sau một khoảng thời gian T thì một nửa số hạt nhân phóng xạ hiện có xảy ra phân rã. T được gọi là chu kì bán rã của đồng vị phóng xạ đang xét.

Lý thuyết Vật Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 17: Hiện tượng phóng xạ

Số hạt nhân chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t được xác định bởi: N=N02tT=N0eλt

Trong đó: λ=ln2T là hằng số phóng xạ, đặc trưng cho từng chất phóng xạ.

Độ phóng xạ

Để đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ, người ta dùng đại lượng độ phóng xạ (hay hoạt độ phóng xạ), kí hiệu là H, có giá trị bằng số hạt nhân phân rã trong một giây.

Đơn vị độ phóng xạ là becoren (được lấy theo tên nhà bác học Becquerel), kí hiệu là Bq.

1 Bq = 1 phân rã/1 giây

Ngoài ra còn sử dụng đơn vị Ci: 1 Ci = 3,7.1010 Bq

Độ phóng xạ H được xác định bằng số hạt nhân chất phóng xạ phân rã trong một giây và liên hệ với hằng số phóng xạ và số hạt nhân chất phóng xạ trong mẫu theo công thức:

H=λN.

Độ phóng xạ của một mẫu giảm theo quy luật hàm số mũ: H=H02tT=H0eλt.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá