Giải SGK Vật Lí 12 Bài 14 (Chân trời sáng tạo): Hạt nhân và mô hình nguyên tử

82

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Vật Lí lớp 12 Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử chi tiết sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Vật Lí 12 Bài 14: Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Câu hỏi tr 94 CHMĐ

Trả lời câu hỏi mở đầu trang 94 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Hơn 2 000 năm trước, Democritus (Đêmôcrít), một triết gia người Hy Lạp, đã đưa ra ý tưởng vật chất được cấu tạo từ các hạt không thể chia nhỏ, được gọi là nguyên tử. Vào đầu thế kỉ XX, những quan sát thực nghiệm đã chứng tỏ nguyên tử có cấu tạo từ hạt nhân và các electron. Vậy, kết quả thí nghiệm nào đã giúp các nhà khoa học khẳng định được sự tồn tại của hạt nhân? Từ đó, nguyên tử được mô hình hóa như thế nào?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Kết quả thí nghiệm sử dụng chùm hạt alpha bắn phá một lá vàng mỏng của Rutherford, Geiger và Marsden giúp các nhà khoa học khẳng định được sự tồn tại của hạt nhân.

Mô hình nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các hạt electron mang điện tích âm di chuyển theo quỹ đạo tròn xung quanh hạt nhân.

Câu hỏi tr 95 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 95 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Để đảm bảo độ chính xác của phép đo, nguồn phát hạt alpha trong thí nghiệm phải được đặt trong buồng chứa được hút chân không. Hãy cho biết, nếu buồng chứa không được hút chân không (còn chứa không khí) thì kết quả thí nghiệm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Phương pháp giải:

Để đảm bảo độ chính xác của phép đo, nguồn phát hạt alpha trong thí nghiệm phải được đặt trong buồng chứa được hút chân không

Lời giải chi tiết:

Alpha là hạt chỉ mang điện tích dương. Sở dĩ các hạt alpha có thể xuyên qua nguyên tử vàng vì bán kính của nguyên tử vàng lớn (khoảng cách giữa hạt nhân và các hạt electron lớn), tạo ra lỗ hổng đủ to để alpha xuyên qua.

Trong không khí có các nguyên tử có bán kính nhỏ hơn nhiều so với vàng, các điện tích dương của hạt alpha sẽ bị hút bởi các hạt electron của nguyên tử khí đó nếu buồng chứa có lẫn không khí.

Câu hỏi tr 95 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 95 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Từ kết quả thí nghiệm tán xạ của Rutherford, thảo luận để trả lời câu hỏi:

a) Nguyên tử có cấu trúc đặc hoàn toàn như mô hình của Thompson không? Giải thích.

b) Nguyên nhân nào có thể làm số ít hạt alpha bị lệch khỏi phương truyền thẳng (bị tán xạ)

Phương pháp giải:

Từ kết quả thí nghiệm tán xạ của Rutherford

Lời giải chi tiết:

a) Nguyên tử không có cấu trục đặc hoàn toàn mà sẽ có những vùng trống. Vì phần lớn các hạt alpha xuyên thẳng qua tấm vàng mỏng mà không xảy ra tương tác với nguyên tử vàng.

b) Một số ít hạt alpha lệch khỏi phương truyền thẳng do đã tương tác với các hạt khác mang điện tích dương nằm bên trong nguyên tử vàng.

Câu hỏi tr 97 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 97 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu và trình bày sơ lược về mô hình nguyên tử hiện đại.

Phương pháp giải:

Mô hình nguyên tử của Bohr

Lời giải chi tiết:

Trong vật lý nguyên tử, Mô hình nguyên tử của Bohr mô tả nguyên tử gồm một hạt nhân nhỏ, mang điện tích dương có các electron di chuyển xung quanh trên các quỹ đạo tròn - tương tự cấu trúc của hệ Mặt Trời nhưng lực hấp dẫn được thay bằng lực tĩnh điện. Các điểm chính trong mô hình nguyên tử Bohr:

- Trong nguyên tử hydrogen, electron chỉ chuyển động trên một số quỹ đạo tròn nhất định, được gọi là các quỹ đạo trạng thái dừng, gọi tắt là quỹ đạo dừng;

- Khi đang ở một quỹ đạo dừng nào đó, electron có năng lượng xác định, gọi là năng lượng trạng thái dừng. Nói cách khác, nguyên tử không hấp thu hoặc phát xạ năng lượng khi electron chuyển động trên một quỹ đạo dừng;

- Nguyên tử chỉ hấp thu hay phát xạ năng lượng khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng này sang quỹ đạo dừng khác.

Câu hỏi tr 97 CH 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 97 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Nêu những tính chất cơ bản của các hạt proton và neutron.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về tính chất cơ bản của các hạt proton và neutron.

Lời giải chi tiết:

Proton được kí hiệu là p, có điện tích dương, có độ lớn đúng bằng điện tích nguyên tố qp = +e ~1,6.10-19 C và có khối lượng mp ~ 1,673.10-27 kg.

Neutron được kí hiệu là n, trung hòa về điện, có khối lượng mn ~ 1,675.10-27 kg.

Câu hỏi tr 97 CH 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 97 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy xác định số hiệu nguyên tử các hạt nhân của nguyên tử đối với nguyên tố carbon (C), sắt (Fe) và vàng (Au).

Phương pháp giải:

Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết:

Số hiệu nguyên tử của C: 6

Số hiệu nguyên tử của Fe: 26

Số hiệu nguyên tử của Au: 79

Câu hỏi tr 98 CH

Trả lời câu hỏi trang 98 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Hãy biểu diễn kí hiệu hạt nhân của năm nguyên tố trong Bảng 14.1.

Phương pháp giải:

Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Lời giải chi tiết:

11H,24He,37Li,612C,714N

Câu hỏi tr 99 CH

Trả lời câu hỏi trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

So sánh bán kính hạt nhân của hai đồng vị của nguyên tố carbon: 612C614C.

Phương pháp giải:

Bán kính hạt nhân của hai đồng vị của nguyên tố carbon: 612C614C

Lời giải chi tiết:

Bán kính hạt nhân:  r1,2A13fm.

Vì A12C < A14C → r12C < r14C

Câu hỏi tr 99 LT

Trả lời câu hỏi luyện tập trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

a) Hãy nêu tên gọi, số hiệu nguyên tử, số khối và số neutron của các hạt nhân sau:

11H;24He;1224Mg;2040Ca

b) Hãy viết kí hiệu hạt nhân X, biết trong hạt nhân X có 14 neutron và 13 proton. Dựa vào Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hãy gọi tên nguyên tố X.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết:

a) 

Hạt nhân

Tên gọi

Số hiệu 

Số khối

Số neutron

11H

Hidro

1

1

0

24H

Heli

2

4

2

1224Mg

Magie

12

24

12

2040Ca

Canxi

20

40

20

b) A = Z + N = 13 + 14 = 27 → Kí hiệu: 1337Al

Z = 13 → Số hiệu nguyên tử của X là 13 → X là Al (nhôm)

Câu hỏi tr 99 VD

Trả lời câu hỏi vận dụng trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu về lịch sử khám phá hạt proton và neutron trong hạt nhân.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

Hạt proton: Lịch sử Ernest Rutherford được xem là người đầu tiên khám phá ra proton. Năm 1918, Rutherford nhận thấy rằng khi các hạt alpha bắn vào hơi nitơ, máy đo sự nhấp nháy chỉ ra dấu hiệu của hạt nhân hydro. Rutherford tin rằng hạt nhân hydro này chỉ có thể đến từ nitơ, và vì vậy nitơ phải chứa hạt nhân hydro.

Hạt neutron: Trong khi tiến hành một thí nghiệm vào năm 1932, James đã tiến hành một thử nghiệm tán xạ các hạt alpha bằng cách bắn phá các hạt này bằng tia berili. Sau đó ông phát hiện ra bên trong hạt nhân nguyên tử có các hạt trung tính, mà sau này ông đặt tên là hạt neutron.

Bài tập Bài 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ

A. nucleon, electron.

B. proton, electron.

C. neutron, electron.

D. proton, neutron.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết hạt nhân

Lời giải chi tiết:

Hạt nhân nguyên tử có thể được cấu tạo từ: proton, neutron

Đáp án D

Bài tập Bài 2

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Các hạt nhân đồng vị là những hạt nhân có

A. số neutron và bán kính hạt nhân bằng nhau.

B. số proton bằng nhau nhưng khác số neutron.

C. số neutron bằng nhau nhưng khác số proton.

D. số proton và bán kính hạt nhân bằng nhau.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết hạt nhân

Lời giải chi tiết:

Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân chứa cùng số proton Z nhưng có số neutron N khác nhau.

Đáp án B

Bài tập Bài 3

Trả lời câu hỏi bài 3 trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Tìm số proton và số neutron trong các hạt nhân sau đây: 37Li;1939K;612C;12H;1531P

Phương pháp giải:

Vận dụng bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết:

Hạt nhân

Số p

Số n

37Li

3

4

1939K

19

20

612C

6

6

12H

1

1

1531P

15

16

Bài tập Bài 4

Trả lời câu hỏi bài 4 trang 99 SGK Vật lí 12 Chân trời sáng tạo

Một hạt nhân X có điện tích hạt nhân là +26e và số neutron nhiều hơn số proton là 2. Hãy gọi tên hạt nhân và viết kí hiệu hạt nhân X.

Phương pháp giải:

Vận dụng bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết:

p = Z = 26 → X là Fe (sắt)

n = p + 2 = 26 + 2 = 28 → A = Z + N = 26 + 28 = 54

Kí hiệu hạt nhân: 2654Fe

Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều

Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử

Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân

Bài 16. Phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch và ứng dụng

Bài 17. Hiện tượng phóng xạ

Bài 18. An toàn phóng xạ

Đánh giá

0

0 đánh giá