Với giải Vận dụng trang 113 Vật lí 12 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 17: Hiện tượng phóng xạ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 12. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Vật lí 12 Bài 17: Hiện tượng phóng xạ
Vận dụng trang 113 Vật Lí 12: Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tia gamma trong đời sống.
Lời giải:
* Trong y học: Để có thể phá hủy được các tế bào ung thư não hay các chứng bệnh khác, các bác sĩ đã sử dụng đến “dao mổ Gamma”. Người ta sẽ sử dụng tập trung nhiều chùm tia bức xạ điện tử này vào các tế bào cần phá hủy. Do mỗi chùm tia tương đối nhỏ nên nó ít làm tổn hại đến các mô tế bào khỏe mạnh. Vì não là cơ quan phức tạp nên việc ứng dụng tia Gamma là một phương pháp an toàn, hạn chế các biến chứng.
Ngoài ra chúng còn được ứng dụng để điều trị các bệnh liên quan đến khối u. Hay dị dạng mạch máu, các bệnh chức năng của não. Nó sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác các vị trí làm thương tổn. Từ đó giúp đem lại hiệu quả cao khi điều trị.
Lý thuyết Bản chất của các tia phóng xạ
Tia alpha (α)
Tia phóng xạ α là hạt nhân phóng ra từ hạt nhân mẹ có tốc độ khoảng 2.107 m/s. Tia α làm ion hoá mạnh môi trường vật chất, do đó nó chỉ đi được khoảng vài cm trong không khí và dễ dàng bị tờ giấy dày 1 mm chặn lại.
Tia beta (β)
Phóng xạ β gồm 2 loại: phóng xạ β- và phóng xạ β+. Hai loại tia phóng xạ β- và β+ có bản chất tương ứng là hạt electron () và hạt positron(*) () phóng ra từ hạt nhân mẹ với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng trong chân không. Tia β làm ion hoá môi trường vật chất ở mức trung bình, nó có thể xuyên qua tờ giấy khoảng 1 mm nhưng có thể bị chặn bởi tấm nhôm dày khoảng 1 mm.
Phóng xạ β-:
Phóng xạ β+:
Tia gamma (γ)
Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ α hay β được tạo ra trong trạng thái kích thích . Khi đó, xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từ γ có bước sóng rất ngắn, cỡ nhỏ hơn 10-11 m, còn gọi là tia γ. Các tia γ có năng lượng cao, dễ dàng xuyên qua các vật liệu thông thường, ví dụ lớp bê tông dày hàng chục cm. Muốn cản trở được tia γ, người ta thường dùng vật liệu có mật độ vật chất lớn và bề dày lớn, ví dụ tấm chì dày khoảng 10 cm.
Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Vận dụng trang 113 Vật Lí 12: Tìm hiểu và trình bày một số ứng dụng của tia gamma trong đời sống....
Xem thêm các bài giải bài tập Vật Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13. Đại cương về dòng điện xoay chiều
Bài 14. Hạt nhân và mô hình nguyên tử
Bài 15. Năng lượng liên kết hạt nhân