Giáo án Hóa 12 Bài 18 (Cánh diều 2024): Nguyên tố nhóm IIA

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Hóa học lớp 12 Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Hóa 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa học 12 Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.

- Nêu được đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).

- Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo M2+ (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân).

- Trình bày được phản ứng của kim loại nhóm IIA với oxygen.

- Nêu được mức độ tương tác của kim loại nhóm IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA.

- Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với dung dịch acid loãng. Viết được phương trình hóa học sự phân hủy nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. Giải thích được quy luật biến đổi bộ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy của phản ứng phân hủy muối.

- Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide. Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate.

- Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọc lửa.

- Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+,  Ba2+, SO42–, CO32– trong dung dịch.

- Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite,… dựa trên một số tính chất hóa học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

– Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng thái tồn tại của nguyên tố hay các hợp chất nhóm IIA trong tự nhiên.

– Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về xu hướng biến đổi tính chất vật lí, tính chất hoá học hay các ứng dụng phổ biến của các hợp chất nhóm IIA. Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn: vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người, tác hại của nước cứng, ...

2.2.Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học:

+ Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA;

+ Nêu các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng); Giải thích được nguyên nhân tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới trong cùng nhóm của kim loại nhóm IIA tạo M2+ (dựa vào bán kính nguyên tử, điện tích hạt nhân);

+ Trình bày được phản ứng của kim loại IIA với oxygen. Nhận biết được đơn chất và các hợp chất của Ca2+, Sr2+, Ba2+ dựa vào màu ngọn lửa;

+ Nêu được mức độ tương tác của kim loại IIA với nước. Chứng minh được xu hướng tăng hoặc giảm dần mức độ các phản ứng dựa vào tính kiềm của dung dịch thu được cùng với độ tan của các hydroxide nhóm IIA;

+ Nêu được tương tác giữa muối carbonate với nước và với acid loãng. Viết được phương trình hoá học sự phân huỷ nhiệt của muối carbonate và muối nitrate. Giải thích được quy luật biến đổi độ bền nhiệt của muối carbonate, muối nitrate theo biến thiên enthalpy phản ứng phân hủy muối.

+ Nêu được khả năng tan trong nước của các muối carbonate, sulfate, nitrate nhóm IIA. Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học:

+ Thực hiện được thí nghiệm so sánh định tính độ tan giữa calcium sulfate và barium sulfate từ phản ứng của calcium chloride, barium chloride với dung dịch copper(II) sulfate;

+ Thực hiện được thí nghiệm kiểm tra sự có mặt từng ion riêng biệt Ca2+, Ba2+, SO42–, CO32– trong dung dịch;

+ Tìm hiểu và trình bày được ứng dụng của kim loại dạng nguyên chất, hợp kim; Ứng dụng của đá vôi, vôi, nước vôi, thạch cao, khoáng vật apatite, ... dựa trên một số tính chất hoá học và vật lí của chúng; vai trò một số hợp chất của calcium trong cơ thể con người.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng được bảng tính tan, độ tan của muối và hydroxide.

3. Phẩm chất (Lựa chọn phẩm chất phù hợp với bài dạy).

– Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

– Trung thực: Trung thực trong kết quả báo cáo thực hiện thí nghiệm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Dụng cụ: Bộ dụng cụ thực hành thí nghiệm.

– Phiếu học tập.

– Giấy khổ lớn hoặc bảng để HS hoạt động nhóm.

– Bảng câu hỏi và mảnh ghép.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục tiêu:

– Xác định được nội dung sẽ học trong bài là kim loại nhóm IIA, qua đó nhận thấy được vai trò của kim loại nhóm IIA và hợp chất của chúng trong đời sống.

– Tạo cho HS hứng thú tìm hiểu về kim loại nhóm IIA thông qua trò chơi “Giải bức tranh bí mật”.

b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Giải bức tranh bí mật” từ 4 câu hỏi được soạn sẵn để mở 4 mảnh che bức tranh, HS trả lời các câu hỏi để mở.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện: Làm việc theo nhóm cặp đôi, tham gia trò chơi “Giải bức tranh bí mật”.

TRÒ CHƠI “GIẢI BỨC TRANH BÍ MẬT”

Câu 1: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?

A. Dung dịch NaOH và Al2O3.

B. Dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.

C. Dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl.

D. K2O và H2O.

Câu 2: Phương pháp điều chế kim loại kiềm là

A. khử oxide kim loại kiềm bằng khí CO.

B. điện phân nóng chảy muối halide hoặc hydroxide của chúng.

C. điện phân dung dịch muối halide.

D. cho kim loại Al tác dụng với dung dịch muối của kim loại kiềm.

Câu 3: Nước Javel là sản phẩm của quá trình

A. sục khí chlorine vào vôi sữa.

B. cho dung dịch NaOH loãng tác dụng với khí chlorine.

C. điện phân dung dịch NaOH có vách ngăn giữa hai điện cực.

D. điện phân nóng chảy NaOH không có vách ngăn.

Câu 4: Khi cho kim loại R vào dung dịch CuSO4 dư, thu được chất rắn X. X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. Kim loại R là

A. K.

B. Fe. 

C. Mg. 

D. Ag.

* Để giải đáp chất trong bức tranh (Thuốc bổ Calcium), GV có thể cung cấp một số thông tin sau:

1. Loại thuốc bổ cần bổ sung cho người bị thiếu nguyên tố này.

Nguyên tố này giúp xương chắc khỏe, rất cần thiết cho người bị loãng xương.

Báo cáo kết quả và thảo luận

HS trình bày kết quả của đội trên bảng con hoặc dùng thẻ.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS và công bố đáp án.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên

Mục tiêu: - Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia HS thành các nhóm.

– GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA như đã trình bày trong SGK.

– GV có thể đặt câu hỏi theo gợi ý, yêu cầu HS trả lời nhằm giúp các em củng cố nội dung vừa tìm hiểu:

* Dựa vào thông tin SGK, cho biết trong tự nhiên các nguyên tố hóm IIA tồn tại ở dạng nào?

* Kể tên một số khoáng vật chứa nguyên tố nhóm IIA, chúng chứa nguyên tố nhóm IIA nào?

– Kết quả câu trả lời của HS được trình bày trong Phiếu học tập số 1. Qua đó, HS nêu được thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS thảo luận theo cặp được phân công và đưa ra câu trả lời theo mẫu trong Phiếu học tập số 1.

– GV theo dõi, đôn đốc nhắc nhở HS tích cực tham gia vào hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời.

– GV có thể hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.

Báo cáo, thảo luận:

- GV mời các nhóm trình bày kết quả Phiếu học tập số 1.

Kết luận, nhận định:

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá Phiếu học tập của một số nhóm đại diện (có thể bốc thăm hoặc theo chỉ định của GV).

- GV nhận xét, đánh giá chung và rút ra kết luận về trạng thái tự nhiên của nguyên tố nhóm IIA.

* Dựa vào thông tin SGK, cho biết trong tự nhiên các nguyê ntốn hóm IIA tồn tại ở dạng nào?

Trả lời: Trong tự nhiên các nguyên tố nhóm IIA tồn tại ở dạng hợp chất.

* Kể tên một số khoáng vật chứa nguyên tố nhóm IIA, chúng chứa nguyên tố nhóm IIA nào?

Trả lời:

Dolomite: CaCO3.MgCO3 (chứa Ca, Mg)

Magnessite: MgCO3 (chứa Mg)

Hoạt động 2: Tìm hiểu đơn chất

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tính chất vật lí

Mục tiêu:

- Dựa vào thông tin được cung cấp trong SGK, GV hướng dẫn HS nêu được các đại lượng vật lí cơ bản của kim loại nhóm IIA (bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng).

- Thông qua việc hình thành kiến thức mới về một số đại lượng vật lí cơ bản, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù.

................................................

................................................

................................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Hóa học 12 Cánh diều Bài 18: Nguyên tố nhóm IIA.

Xem thêm các bài Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Để mua trọn bộ Giáo án Hóa học lớp 12 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

Đánh giá

0

0 đánh giá