Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi

60

Với giải Mở đầu trang 149 Địa Lí lớp 12 Cánh diều chi tiết trong Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 12 Bài 27: Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Mở đầu trang 149 Địa Lí 12: Vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi, giữ vai trò động lực cho sự phát triển chung của cả nước. Vậy đặc điểm chung của bốn vùng kinh tế trọng điểm nước ta là gì? Quá trình hình thành và phát triển, nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng này như thế nào?

Lời giải:

Đặc điểm chung của bốn vùng kinh tế trọng điểm nước ta: gồm nhiều tỉnh, TP trực thuộc TW; mạng lưới kết cầu hạ tầng và sơ sở vật chất kĩ thuật; đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng quy mô GDP; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh cao; khả năng thu hút vốn đầu tư lớn ở trong nước và FDI.

- Quá trình hình thành và phát triển, nguồn lực, thực trạng và định hướng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ):

 

VKTTĐ Bắc Bộ

VKTTĐ miền Trung

VKTTĐ phía Nam

VKTTĐ vùng ĐB sông Cửu Long

Quá trình hình thành và phát triển

Thành lập năm 1997, gồm 7 tỉnh, TP trực thuộc TW

Thành lập năm 1997, gồm 5 tỉnh, TP trực thuộc TW

Thành lập năm 1998, gồm 8 tỉnh, TP trực thuộc TW

Thành lập năm 2009, gồm 4 tỉnh, TP trực thuộc TW

Nguồn lực

Diện tích 15,8 nghìn km2, dân số 17,6 triệu người.

Diện tích 28 nghìn km2, dân số 6,6 triệu người.

Diện tích 30,6 nghìn km2, dân số 21,8 triệu người.

Diện tích 16,6 nghìn km2, dân số 6,1 triệu người.

Thực trạng

Cơ cấu kinh tế hiện đại, cửa ngõ giao thương khu vực phía Bắc.

Đóng góp 5,3% GRDP cả nước, dịch vụ phát triển

Tiềm lực kinh tế lớn nhất, năng động nhất.

Chưa thực sự phát triển, đóng góp 4,1% vào GRDP cả nước.

Định hướng phát triển

Vai trò đầu tàu cả nước.

Phát triển dịch vụ cảng biển, du lịch.

Tập trung các ngành công nghệ cao.

Tập trung sản xuất nông nghiệp hiện đại.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá