Em hãy cho biết vì sao lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu

31

Với giải Luyện tập 1 trang 46 Giáo dục Quốc phòng và An ninh lớp 12 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập GDQP 12. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập GDQP lớp 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương

Luyện tập 1 trang 46 GDQP 12: Em hãy cho biết vì sao lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu? Lấy ví dụ về tập thể, cá nhân kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến tranh giải phóng dân tộc.

Lời giải:

- Lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, dũng cảm, mưu trí trong chiến đấu, vì:

+ Kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo là phẩm chất của lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng vũ trang địa phương nói riêng. Đặc biệt, lực lượng vũ trang địa phương thường xuyên hoạt động phân tán nhỏ lẻ, nhiều lúc cài xen với địch, rơi vào tình huống khó khăn phức tạp, biến động khó lường càng đòi hỏi phải kiên cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, linh hoạt.

+ Trong chiến đấu, lực lượng vũ trang địa phương luôn kiên cường, bất khuất, không sợ hi sinh, gian khổ để đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ quê hương, đất nước. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nhân dân dũng cảm, mưu trí, sáng tạo tiến công tiêu diệt địch đến cùng để bảo vệ quê hương; không chịu đầu hàng, khai báo khi bị địch bắt và tra tấn dã man, thậm chí, có người khi bị đưa ra xử bắn vẫn nêu cao khí phách hiên ngang, bất khuất, kiên trung; nhiều người mẹ, người chị không sợ hi sinh, để nuôi giấu cán bộ, làm giao liên, y tá,... ngay giữa làn bom đạn của địch.

+ Lực lượng vũ trang địa phương luôn mưu trí, sáng tạo, linh hoạt cả trong chiến đấu và lao động sản xuất. Nghiên cứu, tìm tòi và nghĩ ra nhiều cách đánh giặc hiệu quả phù hợp với thế mạnh của địa phương. Sáng chế nhiều loại vũ khí thô sơ, tự tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công nhưng lại khiến quân địch khiếp sợ.

- Ví dụ: Mẹ Nguyễn Thị Suốt (Anh hùng ngành Giao thông vận tải) ngày đêm chèo đò đưa bộ đội vượt sông Nhật Lệ (Quảng Bình) trong sự đánh phá ác liệt của máy bay địch những năm 1964 - 1967

 
Đánh giá

0

0 đánh giá