Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 109 Tập 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

866

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 9 Thực hành tiếng Việt trang 109 Tập 1 sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 9. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 9 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành tiếng Việt lớp 9 trang 109 Tập 1

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Thể hiện qua hoạt động làm việc nhóm trong hoạt động học tập.

1.2. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

II. KIẾN THỨC

- Cách dẫn và dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– SGK, SGV.

– Phiếu K-W-L (Hoạt động mở đầu), PHT.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

– Kích hoạt được hiểu biết kiến thức nền liên quan đến nội dung bài học.

– Xác định được nội dung bài học và nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

b. Sản phẩm: Nội dung cột K và W trong phiếu K-W-L; câu trả lời miệng của HS về nhiệm vụ học tập tiếng Việt cần thực hiện.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Đọc nhanh nội dung phần Tri thức Ngữ văn (Tri thức tiếng Việt) và Thực hành tiếng Việt để xác định nhiệm vụ học tập.

* Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo, thảo luận: 2 HS trình bày.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, giới thiệu bài học và nhiệm vụ học tập.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP, CÁCH DẪN GIÁN TIẾP VÀ VIỆC SỬ DỤNG DẤU CÂU

a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được sự khác nhau giữa cách dẫn và cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS theo nội dung nhiệm vụ học tập.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

(1) HS đọc Tri thức tiếng Việt trong SGK thực hiện PHT.

PHIẾU HỌC TẬP: TÌM HIỂU VỀ VIỆC DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP

Nội dung

Khái niệm

Dấu hiệu nhận biết

Nêu ví dụ

Dẫn trực tiếp

     

Dẫn gián tiếp

     

(2) Nhóm 2 HS tìm sự khác nhau trong cách dẫn lời nói của nhân vật trong hai ví dụ sau:

a. Thành xem trăn trở, tự nhủ: "Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?"

b. Đoạn “Rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng: Kẻ bạc mệnh này, ...”.

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự từ (1)à (2).

* Báo cáo, thảo luận: 2 – 4 HS trình bày sản phẩm.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu được giao, đồng thời chốt kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Hoạt động thực hành tiếng Việt

a. Mục tiêu: Vận dụng được một số đặc điểm cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp khi tạo lập VB.

b. Sản phẩm: Câu trả lời bài tập 1, 2, 3 trong SGK.

c. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập: Thực hiện các bài tập 1, 2, 3 trong SGK.

* Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm HS lần lượt thực hiện các bài tập.

* Báo cáo, thảo luận: 2 – 4 HS báo cáo kết quả thực hiện, các HS khác trao đổi, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS và gợi ý:

Bài tập 1:

– Lời dẫn: Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười.

– Cách dẫn: Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép nhắc lại nguyên văn ý nghĩ của nhân vật Thành.

Bài tập 2:

a. 5 lần. Trong 5 lần cụm từ “cụ lớn” được sử dụng trong lời thoại của ông Giuốc-đanh, có 3 lần là lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép và 2 lần là lời dẫn gián tiếp. (Ông Giuốc-đanh – "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây).

b. Cách ông Giuốc-đanh sử dụng cụm từ cụ lớn lặp đi lặp lại thể hiện ông ta rất thích thú, hài lòng khi được thợ phụ gọi mình như vậy; qua đó cho thấy nét tính cách "trưởng giả học làm sang" của ông ta.

c. Đoạn văn sau dùng cách dẫn trực tiếp thứ hai: Biết ông Giuốc-đanh là "trưởng giả học làm sang", gã thợ phụ bèn nghĩ cách dùng lời nịnh nọt ngọt ngào để vòi tiền ông ta:

– Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm.

Nghe vậy, ông Giuốc-đanh vô cùng đắc ý. Ông thốt lên:

– "Cụ lớn", ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng "cụ lớn" đáng thưởng lắm. "Cụ lớn" không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây.

Bài tập 3:

a. Lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích được Nguyễn Dữ sử dụng cách dẫn trực tiếp bằng dấu hai chấm và đặt lời nói của lời nói của Vũ Nương sau gạch đầu dòng.

b. Theo cách dẫn gián tiếp, lời nói của nhân vật Vũ Nương có thể được thuật lại như sau: Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nhưng nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào. Vũ Nương nói cho Trương Sinh biết rằng nàng đã thề sống chết không bỏ Linh Phi, rằng rất đa tạ chàng nhưng nàng chẳng trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

c. Điểm khác biệt giữa lời nói của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên và phần thuật lại của HS: một bên là lời dẫn cách dẫn trực tiếp; một bên là lời dẫn cách dẫn gián tiếp.

2. Hoạt động khái quát nội dung bài học

a. Mục tiêu:

– Khái quát được nội dung chính của bài học về truyện truyền kì.

– Rút ra được những lưu ý về sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo Thực hành tiếng Việt trang 109 Tập 1.

Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Sơn Tinh, Thủy Tinh

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 109

Giáo án Dế chọi

Giáo án Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc

Giáo án Kể một câu chuyện tưởng tượng

Giáo án Ôn tập trang 121

Để mua Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá